Quyền của shipper
Cà phê tối - 25/01/2025 15:44 Mỹ Anh
Cụ thể, vụ việc diễn ra vào ngày 17/1 tại Đà Nẵng. Anh Trần Thành, shipper, đã đưa đơn hàng 375.000 cho chị Thảo. Chị Thảo không có nhà nên nhờ bố nhận hộ và hứa sẽ chuyển khoản tiền hàng. Tuy nhiên, anh Thành chờ tới chiều vẫn không tới thanh toán, anh có gọi điện, nhắn tin nhiều lần hối thúc chị Thảo. Chị Thảo có viện lý do chậm thanh toán do cuối năm… bận. Sau đó, hai bên có xảy ra lời qua tiếng lại.
Đến tối, chị Thảo chuyển tiền thanh toán đơn hàng và đánh giá một sao trên app giao hàng. Theo lời kể của Thảo trên VnExpress, phía công ty có gọi điện cho chị Thảo và “nhờ” rút đánh giá 1 sao. Bằng không, anh Thành sẽ bị phạt 500 ngàn đồng. Chị Thảo đồng ý với điều kiện anh Thành phải xin lỗi Thảo.
23 giờ đêm hôm đó, anh Thành tới nhà Thảo, gặp bố Thảo, sau đó gặp Thảo cùng hai thanh niên khác. Kế đó, hai bên to tiếng, anh Thành bị thanh niên trong nhóm Thảo hành hung. Rồi em trai Thảo cũng về nhà và dùng mũ bảo hiểm đánh anh Thành.
Anh Thành trở về nhà, không lâu sau, qua đời. Nhóm thanh niên hành hung anh bị bắt và khởi tố tội “cố ý gây thương tích”. Thảo hiện tại, chưa gặp vấn đề liên quan tới pháp lý.
Thói côn đồ, hành vi chậm chuyển khoản ngày cuối năm, cả cái chết tức tưởi của anh Thành đã và sẽ bị phán xét bởi dư luận và cả pháp luật. Những tranh cãi “li ti mi” về vụ án liên quan tới thời gian chuyển tiền, lời kể các bên trên báo chí cũng khiến dư luận sục sôi. Những điều này, cá nhân tôi vẫn tin lực lượng chức năng sẽ đưa ra lời giải sòng phẳng và rõ ràng.
Vấn đề tôi quan tâm trong chuyện này là quyền lợi của anh Thành và những người đang lao động như anh để vận chuyển hàng hóa đi khắp các ngả đường đất nước này. Anh Thành làm việc cho một công ty vận tải chứ không phải tài xế xe ôm công nghệ như đa phần mọi người đang nhầm lẫn.
Tôi có tò mò đi tìm thông tin tuyển dụng về tài xế vận chuyển xe máy như anh Thành ở công ty này. Theo mô tả công việc, nhân viên làm việc toàn thời gian, có khoán đơn hàng, có hợp đồng giao kết lao động, có bảo hiểm. Thu nhập ước tính là 10 - 18 triệu đồng (ở Thành phố Hồ Chí Minh), trả lương theo tháng. Về lý, ở góc độ nào đó, nó đàng hoàng và đầy đủ hơn những công ty xe ôm công nghệ núp bóng từ “đối tác” để trốn tránh nghĩa vụ với người lao động.
Nhưng, theo thông báo mới nhất của công ty này, “anh Thành là tài xế dịch vụ, không thuộc biên chế chính thức tại công ty”. Công ty không nói gì tới chế độ cụ thể với người lao động mà chỉ đưa những thông tin đóng góp hỗ trợ từ công ty và người lao động cùng công ty cho anh. Thông tin ẩn là anh Thành không phải nhân viên chính thức, và những đãi ngộ trong những dòng tuyển dụng kia không dành cho anh.
Câu hỏi đặt ra?
Có bao nhiêu nhân viên trong công ty này đang ở tình trạng “không thuộc biên chế chính thức tại công ty”? Có bao nhiêu hãng vận tải đang có những “tài xế dịch vụ” dạng này? Đây có phải là một dạng lách luật để tránh các nghĩa vụ với người lao động hay không?
Tất cả những câu hỏi ấy đều cần thêm thông tin, từ phía công ty, người nhà anh Thành và cả các chuyên gia pháp lý. Nhưng nó cần được đặt ra không chỉ về trường hợp anh Thành hay công ty vận tải kia, bởi một bộ phận không nhỏ các tài xế và các công ty vận tải ở trường hợp như anh Thành và công ty anh.
Anh Thành đã qua đời, 3 kẻ hành hung anh sẽ đối diện với pháp luật, Thảo thì vẫn đang loay hoay với truyền thông và búa rìu dư luận từ dòng đánh giá 1 sao lạnh lùng của mình. Các bên đều chịu những mất mát nặng nề, trừ công ty vận tải.
Trường hợp của anh Thành nhiều người cho là cá biệt, nhưng nhìn sâu, nó phản ánh rất nhiều vấn đề nhức nhối về quyền của người lao động trong các đơn vị vận tải hoặc xe ôm công nghệ.
Và nếu vụ việc không được giải quyết rốt ráo, những câu chuyện đau lòng sẽ tiếp diễn, mà các công ty “đối tác” với các tài xế, hoàn toàn đứng ngoài trước các trách nhiệm được đặt ra.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Quyền của shipper, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Tiếp thêm nghị lực cho công nhân bị mất việc làm, nợ lương ở Lâm Đồng
- Vụ shipper tử vong ở Đà Nẵng: Tiếng lòng từ những "người vận chuyển"
- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử lý như thế nào?
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết cho người lao động ở Cần Thơ
- Bật đèn cảnh báo trên ô tô có tốn điện không?