Lì xì và giáo dục con cái
Văn hóa - Xã hội - 23/01/2023 18:49 An Vinh AN VINH
Hiểu rộng ra, ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới. Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động.
Hàng năm, dịp Tết, hễ đến chơi nhà họ hàng, anh em bè bạn, thì sau những lời chúc mừng năm mới bao giờ cũng là thủ tục phát phong bao cho trẻ em con cháu gia chủ.
Nhưng cái việc hết sức bình thường đã là tục lệ của Tết ấy mấy năm gần đây đã bị trở thành một việc không bình thường, bởi thái độ và cách nhận phong bao lì xì của con trẻ trong một số gia đình.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: nguoiduatin.vn |
Một nhà báo kể, “cậu con út của anh trai tôi từng nhiều phen đẩy bố mẹ vào cảnh muối mặt. Hễ thấy ai đến, chỉ vừa bước chân vào cửa, chưa kịp cởi giày dép, bé đã chạy ào ra vòi vĩnh: "Lì xì cho cháu đi". Không ít vị khách rơi vào bị động vì không chuẩn bị sẵn bao lì xì. Trong khi đó, hàng xóm của anh từng "giận tím người" vì đứa con nhanh tay bóc phong bao trước mặt khách rồi lăn ra dỗi vì "ít quá, chỉ có 10.000 đồng".
Hành vi "lăn ra dỗi" không chấp nhận món quà mừng tuổi 10.000 đồng của cậu bé tôi vừa kể trên là kết quả của tâm lý thất vọng do giá trị nhận được thấp hơn giá trị kỳ vọng. Đứa trẻ có thể còn quá nhỏ, hoặc không được hướng dẫn để hiểu rằng, người lớn thường chọn tờ tiền 10.000 đồng có sắc đỏ vàng, với hy vọng người nhận gặp nhiều may mắn”.
Đấy là chuyện kể của người đồng nghiệp, còn tôi, vừa mới hôm qua chiều mùng Một, cũng chứng kiến một hành động kiểu tương tự khi đến chơi một gia đình họ hàng.
Ở đó, sau khi tôi đến thì cũng có một cặp vợ chồng trẻ đi cùng cậu con trai 7 tuổi đến chúc Tết. Sau những lời chào hỏi chúc Tết rất nồng nhiệt là đến thủ tục lì xì. Các cháu bé con nhà gia chủ thì nhận phong bao bằng hai tay, kèm câu “Con xin” rất ngoan ngoãn và lễ phép rồi lui vào phòng trong. Còn cháu bé là khách thì nhận phong bao xong là moi ngay ruột ra, và khi thấy tờ 50 ngàn đồng là cháu cau mặt vứt toẹt cái phong bao xuống mép cái đi văng cháu đang ngồi cùng bố mẹ. Bố cháu là chủ một khu nghỉ dưỡng ở miền Trung, mẹ là một Thạc sĩ Tài chính công tác ở Hà Nội. Có thể nói là một gia đình vừa trí thức vừa giàu có, nhưng họ có thể đã dạy con rất tốt trong việc biết mệnh giá của từng loại tiền, biết giá trị của mỗi tờ tiền, nhưng đã quên (hoặc không coi trọng) dạy cho con mình lễ nghĩa, sự tế nhị khi nhận quà mừng tuổi. Họ tỏ ra khá ngượng nghịu vì hành vi ấy của con mình, khi thấy những ánh mắt không hài lòng nhìn con họ lúc đó.
Kể ra thì rất nhiều những trường hợp tương tự như cậu bé tôi vừa kể và cậu bé mà người bạn đồng nghiệp của tôi đã viết. Và tôi tin là các bạn đọc, mỗi người đều đã từng phải chứng kiến hành vi không đẹp đẽ đó của các cháu nhỏ khi nhận phong bao mừng tuổi.
Nhưng cần phải khẳng định rằng các cháu bé không hề có lỗi trong việc đó. Lỗi là ở người lớn, phụ huynh. Lỗi của ông bà, cha mẹ các cháu bé đó. Trẻ em đương nhiên hay tò mò. Cầm một cái phong bao dán kín là chúng lập tức muốn biết trong đó có cái gì, và chúng rất muốn bóc ra ngay để biết. Rồi có những cháu sớm được biết mệnh giá của đồng tiền mà chúng được nhận, rồi so sánh ít nhiều, thiệt hơn, rồi nảy sinh những hành vi không đẹp mắt đã nói ở trên.
Vậy nên việc cần làm mỗi khi Tết đến Xuân về, là các bậc phụ huynh phải lưu ý dạy bảo con cháu mình cách đón nhận tiền mừng tuổi. Phải dạy cho con cháu mình hiểu rằng, lì xì là trao tặng một chút tiền nhỏ với mong ước người nhận - trẻ nhỏ - có năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc và thành công. Vì thế, giá trị của bao lì xì không nằm ở số tiền mà ở chính tình cảm và những ước mong tốt đẹp của người trao tặng gửi gắm. Cần phải dạy con cháu mình ko được chê bai số tiền mừng tuổi dù là ít ỏi đến mấy, cách đón nhận bao lì xì bằng hai tay cùng lời "cảm ơn"; qua đó, giáo dục con về phép đối nhân xử thế, lòng biết ơn khi nhận quà và thái độ không phân biệt, kỳ thị nhiều - ít, giàu - nghèo.
Nhà báo Lê Hoàng hôm trước Tết có kêu gọi bỏ tục lì xi. Tôi thì thấy không nên. Không nên bỏ đi một phong tục của Tết cổ truyền. Không nên tước đi một niềm vui của con trẻ. Và càng không nên bỏ đi một cơ hội để các bậc phụ huynh giáo dục lễ nghĩa, giáo dục tính nhân văn và cách hưởng thụ có văn hoá cho con em mình.
Và như thế, Tết càng vui hơn, đẹp đẽ hơn, tôi nghĩ là như vậy, thưa các bậc phụ huynh kính mến!
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
|
![]() Trải qua 22 năm tổ chức, Festival Huế đã trở thành một “thương hiệu” được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới. ... |
![]() Trong tuần (từ ngày 1/1 đến ngày 7/1/2023), Ban Tổ chức Cuộc thi video clip: "Tết Sum vầy - Xuân Gắn kết" đã bắt đầu ... |
![]() Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ... |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 03/02/2023 18:11
Đảng viên gương mẫu thì Nhân dân tin yêu
Hôm nay, cả nước kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: 3/2/1930-3/2/2023. Viết về Đảng thì có rất nhiều chuyện đáng nói, đáng bàn từ vĩ mô đến vi mô. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, chỉ xin đề cập đôi điều, chủ yếu là từ mắt thấy tai nghe.

Văn hóa - Xã hội - 02/02/2023 21:19
Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và “Công nhân vận động”
Hôm nay 2/2/2023 - đúng 115 năm ngày sinh của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, người sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cũng là Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Công hội đỏ, tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay.

Văn hóa - Xã hội - 31/01/2023 16:16
ChatGPT: Khi trí tuệ nhân tạo “phổ cập” mọi nhà
Ứng dụng ChatGPT đang gây sốt trên toàn cầu. Dù chưa cho phép IP Việt Nam truy cập, nhưng ChatGPT cũng là nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng OpenAI có thể xử lý tiếng Việt. Cũng vì thế, “cơn sốt” ChatGPT ở Việt Nam cũng đang tăng nhiệt hơn lúc nào hết.

Văn hóa - Xã hội - 29/01/2023 19:18
Nỗi ám ảnh “tháng Giêng là tháng ăn chơi”
Kết thúc kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhiều người đã lên các thành phố lớn làm việc. Song, sau Tết cũng là mùa lễ hội chính thức bắt đầu. Đặc biệt, mùa lễ hội năm nay là năm đầu tiên “hậu đại dịch”, ở nhiều nơi, ban tổ chức tuyên bố sẽ tổ chức lễ hội hoành tráng hơn.

Văn hóa - Xã hội - 27/01/2023 16:38
Mùa xuân hòa bình
Một mùa xuân hòa bình nữa lại về trên quê hương đất nước. Xưa nay ý niệm về mùa xuân bao giờ cũng gắn liền với sự đoàn viên, sum họp, với quốc thái, dân an, với cội nguồn dân tộc, và vì vậy, mùa xuân thường đồng nghĩa với hòa bình và khát vọng hòa bình.

Văn hóa - Xã hội - 25/01/2023 18:04
Chương trình Táo quân và “bánh chưng” nghệ thuật
Trong mấy hôm nay, Chương trình "Táo quân" phát sóng vào đêm giao thừa của VTV thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh một số lời khen thì vẫn có rất nhiều tiếng chê. Chung quy thì chê chương trình nhàm và nhạt, chưa đáp ứng lòng mong đợi của khán giả.
Kinh tế - Chính sách

Quyết tâm "gấp 2 lần 20 năm"

Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Sao không để tư nhân làm?

Chính sách trên trời, nhu cầu đưới đất

“Bán lúa non” bảo hiểm xã hội và những khoảng trống an sinh
Môi trường - Sức khỏe

Tết và ... rác

Từ những cuộc gặp sặc mùi khói

Liệu có còn “nhất y, nhì dược” khi đào tạo “trăm hoa đua nở”?
