agribank-plus-4112024-522025

Doanh nghiệp ép người lao động đi làm dịp Tết Nguyên đán bị phạt thế nào?

Nếu doanh nghiệp ép người lao động làm việc vào ngày Tết Nguyên đán có thể bị phạt tiền tối đa đến 75 triệu đồng.
Làm thêm giờ ngày Tết được tính lương thế nào?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào ngày Tết Nguyên đán, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.

Điểm a, Khoản 2, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:

"Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này".

Nếu làm thêm giờ, theo quy định tại Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động làm thêm dịp Tết Nguyên đán vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết đối với người lao động hưởng lương ngày, tổng cộng là 400%. Tiền làm thêm của người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán bị phạt thế nào?
Người lao động làm thêm ngày lễ, Tết đối có thể hưởng lương tổng cộng đến 400%/ ngày. Ảnh minh họa

Đồng thời, nếu người lao động làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương cộng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần, hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Một số trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ, đó là thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện công việc bảo vệ tính mạng con người, tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,…

Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ sẽ phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; hoặc huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Trong trường hợp người lao động đồng ý đi làm ngày Tết Nguyên đán thì thời gian làm việc tối đa là 12 giờ/ngày. Tại điểm b, Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động năm 2019, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định.

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với hành vi huy động từ 1 đến 10 người lao động; từ 10 đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; từ 20 đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; từ 40 đến 60 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động. Đặc biệt phạt 60 đến 75 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Việc doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán được xác định là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Do đó, người lao động có thể thực hiện việc tố cáo vi phạm theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.

Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo (khoản 1, Điều 24 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xác định đúng là có vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp.

Chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động, không để ngừng việc tập thể dịp Tết Chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động, không để ngừng việc tập thể dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang xác định chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động ...

Linh hoạt các hình thức chăm lo Tết cho người lao động Linh hoạt các hình thức chăm lo Tết cho người lao động

Với đặc thù nhiều ngành nghề, nhiều mô hình sản xuất, ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát ...

Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về… Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về…

Đã mấy dịp Tết, hình ảnh những phần quà Tết buộc ngay ngắn ở phía sau xe máy của công nhân Công ty Sản xuất ...

Háo hức thức đêm chờ trời sáng để lên Háo hức thức đêm chờ trời sáng để lên "tàu Công đoàn" về quê ăn Tết

Sau 10 năm ăn Tết xa quê, chị Duyên cùng gia đình nhỏ của mình vừa có một hành trình trở về đầy cảm xúc ...

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết: Thủ tục, thời hạn và những lưu ý quan trọng

Ứng lương nghỉ Tết đang là nội dung được nhiều người lao động quan tâm.
Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Những chế độ với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở

Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định, CBCCVC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách dành cho công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách, chế độ với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi tinh gọn bộ máy được nêu rõ tại Nghị định số 178 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Viên chức, người lao động thôi việc khi tinh gọn bộ máy được trợ cấp ra sao?

Theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, viên chức và người lao động nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng nhiều chính sách trợ cấp.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Doanh nghiệp trù dập cán bộ công đoàn, trả giá hơn 620 triệu bồi thường

Doanh nghiệp trù dập cán bộ công đoàn, trả giá hơn 620 triệu bồi thường

Tòa án buộc Công ty TNHH May mặc TOPTEX bồi thường cho chị Trúc hơn 620 triệu đồng vì quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?