Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

Đời sống - TRƯỜNG SƠN

Hơn 500 đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dịp đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành để được giải đáp cụ thể những khó khăn, vướng mắc về việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống. Chương trình đối thoại do UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức vào ngày 22/5.
Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Chủ trị buổi đối thoại, đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị rằng, chương trình đối thoại lãnh đạo tỉnh với đoàn viên, người lao động là diễn đàn mở; đoàn viên và người lao động cần mạnh dạn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề ra những kiến nghị, đề xuất về những vấn đề liên quan đến việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống và những nhu cầu bức thiết. Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ban, ngành sẽ trực tiếp giải đáp cụ thể.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

BHXH được nhiều đoàn viên, người lao động quan tâm

Đồng chí Nguyễn Thị Tú - Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Công đoàn Công ty CP Đường bộ 1 đặt ra câu hỏi: “Chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản cho lao động nữ đã được Luật BHXH quy định tại khoản 2, điều 41 Luật BHXH 2014 nhưng thực tế, nhiều lao động nữ không biết chế độ này và các doanh nghiệp không muốn giải quyết chế độ này cho lao động nữ vì sợ giảm sản lượng sản xuất, từ đó họ đưa ra các thủ tục và nhiều giấy tờ rất phiền hà, hoặc họ lờ đi”.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Nguyễn Thị Tú - Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Công đoàn Công ty CP Đường bộ 1 kiến nghị về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho
người lao động. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Về vấn đề này, đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời rằng, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trách nhiệm của người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở cũng như thủ tục làm hồ sở để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho người lao động.

Để việc giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động được đảm bảo theo đúng quy định, BHXH tỉnh sẽ tăng cường công tác thông tin về các chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm, đau thai sản nói riêng để người lao động, đơn vị sử dụng lao động và các cấp công đoàn nắm, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

“Người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm trong việc xem xét, bố trí cho người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục”, đồng chí Chính nói.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty MSV đặt câu hỏi về
tình trạng người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Cũng về vấn đề BHXH, đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty MSV có câu hỏi rằng, hiện nay, tình trạng người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần vẫn có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người lao động, gia đình và các chính sách an sinh xã hội.

“Rất mong các đồng chí lãnh đạo tỉnh cho biết thực trạng và những chỉ đạo của tỉnh nhằm giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần gia tăng như hiện nay”, đồng chí Hoàng nói.

Đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, nguyên nhân người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần đa số là do nhu cầu tài chính sau khi nghỉ việc. Người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần... Khi mà chính sách BHXH một lần còn khá thông thoáng, dễ dàng thì người lao động xem đây là một công cụ tài chính trước mắt.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế giải đáp những kiến nghị của đoàn viên, người lao động. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Bên cạnh đó, để đóng BHXH được đến lúc hưởng lương hưu thì cần phải đóng thêm rất nhiều năm sau đó. Do vậy, người lao động không muốn và cũng không đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tham gia BHXH, và chỉ có nhu cầu nhận một lần.

“Để giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần, các cấp và các ngành cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; tăng cường công tác truyền thông để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp người lao động có được nhận thức một cách đầy đủ về chính sách. Đồng thời, tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm…”, đồng chí Chính cho biết thêm.

Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống người lao động

Về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đồng chí Ngô Đình Nhật - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Da Giầy Huế cho rằng, thời gian gần đây, tình trạng mất ATVSLĐ tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn diễn ra, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ, chưa khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Trong thời gian tới, tỉnh có giải pháp nào để buộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong việc tuân thủ pháp luật lao động ATVSLĐ.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Ngô Đình Nhật - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Da Giầy Huế có kiến nghị về công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Giải đáp vấn đề này, đồng chí Hồ Dần - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là do người sử dụng lao động chưa quan tâm đến công tác ATVSLĐ dẫn đến chủ quan, lơ là trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bản đảm ATVSLĐ, khoán trắng cho cấp dưới, thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, chưa nắm chắc quy trình trong việc thực hiện các quy định về Luật Lao động, công tác ATVSLĐ.

Sở đã và đang thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chú trọng hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy mất an toàn cao như xây dựng, vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp.

“Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về ATVSLĐ; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở tăng cường công tác tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc, xây dựng các phương án, biện pháp khắc phục phù hợp”, đồng chí Dần nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Hồ Dần - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giải đáp câu hỏi của đoàn viên, NLĐ về công tác ATVSLĐ.
Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Chị Hồ Thị Dung - đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung đặt ra câu hỏi rằng, chính sách cho vay vốn ưu đãi để hỗ trợ đoàn viên, người lao động tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống đã được LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động. Tuy nhiên, nguồn vốn để cho vay vốn hỗ trợ còn hạn hẹp nên số lượng đoàn viên, người lao động được tiếp cận từ nguồn vốn vay ưu đãi còn quá ít so với nhu cầu.

“Kính đề xuất lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan bổ sung thêm các nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết cho đoàn viên, người lao động có nhu cầu vay để tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống trong thời gian tới”, chị Dung mong muốn.

Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, nguồn vốn cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm do Tổng LĐLĐ Việt Nam quản lý tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh là 1.109 triệu đồng.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh cho vay vốn thuộc nguồn vốn Tổng LĐLĐ tỉnh quản lý đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn với dư nợ đến ngày 20/5/2024 là 1.020 triệu đồng, với 17 khách hàng còn dư nợ; nguồn vốn còn lại chưa thực hiện là 89 triệu đồng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho 01 lao động.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đoàn viên, người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế lắng nghe những giải đáp của UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Để bổ sung thêm các nguồn vốn nhằm giải quyết cho đoàn viên, người lao động có nhu cầu vay để tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống trong thời gian tới, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có đề nghị LĐLĐ tỉnh cân đối nguồn vốn của các quỹ do LĐLĐ tỉnh quản lý, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, đề xuất sở, ban, ngành và UBND tỉnh trình HĐNĐ tỉnh bố trí vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để hỗ trợ thực hiện một số hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung cho vay hộ có mức sống trung bình và người lao động tại địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của các chương trình mục tiêu quốc gia, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Nhiều câu hỏi, kiến nghị của đoàn viên, người lao động được lãnh đạo tỉnh
cùng lãnh đạo sở, ban, ngành làm rõ, trả lời cụ thể. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các sở, ban, ngành đã lắng nghe, giải đáp nhiều nội dung khác trong tổng số 20 câu hỏi, kiến nghị của 10 nhóm vấn đề về việc làm đời sống đoàn viên, người lao động như: Việc làm; nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, trường học cho con của công nhân lao động; vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần và tình trạng “tín dụng đen”… Những vấn đề phát sinh tại địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp nhưng chưa được xử lý, giải quyết.

Video: chia sẻ của ông Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến phản ánh, kiến nghị thẳng thắn, sát thực, tập trung vào những vấn đề được đông đảo công nhân lao động quan tâm. Những vấn đề được phản ánh, trao đổi tại đối thoại đa phần đều được lãnh đạo các sở, ban, ngành làm rõ, và trả lời cụ thể.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của công nhân, viên chức, người lao động nêu tại buổi đối thoại để chủ động giải quyết, hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ của người lao động, đảm bảo những kiến nghị nêu trên tại buổi đối thoại phải được giải quyết.

Đối với LĐLĐ tỉnh Thừa thiên Huế cần tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kiến nghị các doanh nghiệp, các sở, ban, ngành liên quan giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh các phương án xử lý cụ thể theo quy chế phối hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn, quan hệ lao động hài hòa, ổn đinh và tiến bộ để cùng phát triển.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

Dịp này, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao 200 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do LĐLĐ ...

Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Đó một trong những lời khuyên của đại diện Cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc đối thoại tháng 5 với đông đảo ...

Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Trong giai đoạn 2021 - 2023, có 40 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Đời sống -

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Gắn bó với công việc nguy hiểm, nặng nhọc, dù nhận được nhiều sự quan tâm nhưng thời gian qua, người lao động làm việc tại các dự án rà phá, xử lý bom mìn, vật nổ tại Quảng Trị không tránh khỏi trăn trở, lo lắng. Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của tổ chức Công đoàn trong các dự án như một làn gió mới an lành, tưới mát tâm hồn những người làm nghề được ví là “săn thần chết”.

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Đời sống -

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Nền y tế ngày càng hiện đại đã giúp ích con người rất nhiều. Song với những địa phương còn khó khăn thì việc người dân đi xa, tìm đến các trung tâm y tế lớn để điều trị là điều không tránh khỏi. Với mong muốn giúp bà con mình bớt khổ, nhiều bác sĩ giỏi đã từ chối những lời mời hấp dẫn để trở về quê hương làm việc. Và để hiện thực hóa ước nguyện "cứu dân", các bác sĩ cũng phải… sáng tạo ngay chính trên mảnh đất quê nhà còn gian khó.

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Đời sống -

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Không thành tích nổi trội, không vị trí thi đua, không cầu tiến quá nhiều… chỉ có trách nhiệm và sự cống hiến thầm lặng, tất cả những điều đó đều hội tụ ở cô nuôi nhỏ nhắn, đó là chị Hồ Thị Đoàn - đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Húc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Không đơn độc trong “bão giông”

Đời sống -

Không đơn độc trong “bão giông”

Bạo bệnh ập đến ở tuổi 32 khiến chàng trai tuấn tú, say mê với nghề giáo gần như sụp đổ về sức khỏe và cả tinh thần. Giữa tận cùng khốn khó và bi đát, thầy giáo nghèo đã không bỏ cuộc bởi được tiếp sức trên hành trình gian nan chiến đấu với bệnh tật, tiếp tục hy vọng và cống hiến trong sự nghiệp “gieo chữ, trồng người”. Phía sau hành trình ấy là lấp lánh suối nguồn thương yêu, thấu hiểu từ nhà trường và toàn thể đồng nghiệp trong Công đoàn Trường Tiểu học Vĩnh Thủy (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thời gian dài qua.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Đời sống -

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi

Đời sống -

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi

Sau ba lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được thầy giáo Ngô Duy Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS A Ngo (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Thầy Hưng đã có gần 20 năm gắn bó với học sinh miền núi. Trong đó, những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao văn hóa đọc sách, kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân khắp cả nước xây trường, mua sắm trang thiết bị cho học sinh… đã làm nên “thương hiệu” của vị hiệu phó này.

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề? Tôi công nhân

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Việc đào tạo nghề là một trong những vấn đề liên quan đến người lao động thường nhận được sự quan tâm. Theo quy định hiện hành, trường hợp nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 15/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh về những kinh nghiệm ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6/2024.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Đời sống -

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Vấn đề về chỗ ở trọ an toàn, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu vẫn là một mối lo ngại lớn đối với rất nhiều công nhân ở Thủ đô Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - Hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng

Đời sống -

Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - Hạnh phúc khi được đồng hành cùng khách hàng

Công đoàn cơ sở thành viên Agribank Triệu Phong là một điểm sáng trên “bản đồ” Công đoàn Agribank Quảng Trị. Nơi đây, không chỉ có những tấm gương điển hình năng nổ trong công việc, mà các hoạt động chăm lo đời sống nhân viên, công tác an sinh xã hội cũng được chú trọng thực hiện.

Ấm lòng từ những suất cơm nghĩa tình cho bệnh nhân, người lao động nghèo

Đời sống -

Ấm lòng từ những suất cơm nghĩa tình cho bệnh nhân, người lao động nghèo

Bác sĩ Hứa Phước Trường, Chủ tịch CĐCS Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, mỗi ngày nhìn thấy các suất cơm, thức ăn được phát hết cho bệnh nhân nghèo, chúng tôi rất phấn khởi.

Lấp lánh yêu thương dưới “mái nhà Gỗ Nguyên Phong”

Đời sống -

Lấp lánh yêu thương dưới “mái nhà Gỗ Nguyên Phong”

Hơn 22 năm qua, Công ty TNHH MTV Gỗ Nguyên Phong (viết tắt là Công ty Gỗ Nguyên Phong), ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhận hàng chục lao động nghèo, phụ nữ sống đơn thân vào làm việc. Qua đó, giúp giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, đồng thời chính người lao động có khoản thu nhập ổn định để chăm lo đời sống gia đình. Đáng chú ý, từ khi công đoàn công ty thành lập đã đồng hành cùng lãnh đạo công ty trong chăm lo cho người lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả; có nhiều hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Bùi Thị Vân Anh - nữ bác sỹ chữa lành "cửa sổ tâm hồn"

Đời sống -

Bùi Thị Vân Anh - nữ bác sỹ chữa lành "cửa sổ tâm hồn"

Qua 12 năm công tác trong ngành Y tế tỉnh Quảng Trị, bác sỹ Bùi Thị Vân Anh - Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã làm việc vì sức khỏe nhãn khoa của người bệnh và hướng tới sự tiếp cận, thụ hưởng ngày càng thuận lợi với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong chăm sóc mắt, khám chữa bệnh về mắt. Cùng với hiệu quả chuyên môn ngày càng cao và niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã đưa bác sỹ Bùi Thị Vân Anh đến những giải thưởng khoa học danh giá và Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Người lao động -

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói rằng, ông tôn trọng việc giáo viên làm thêm dịp hè - dù đó là công việc nào, miễn sao có thu nhập, không vi phạm pháp luật, không xấu và không làm ảnh hưởng đến chuyên môn…

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Đời sống -

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Việc hoàn thiện hạ tầng đã mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương"…

Sáng tạo để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng

Đời sống -

Sáng tạo để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng

Suốt nhiều năm gắn bó với ngành Lâm nghiệp, anh Nguyễn Minh Diễn - Kiểm lâm viên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị luôn tận tụy và có nhiều cống hiến trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, anh Minh Diễn dành hết tâm huyết vào những sáng kiến, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp

Đời sống -

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp

Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thẳng thắn nêu quan điểm khi phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia”, sáng 26/5.

Anh Lê Đức Thắng - “Cây sáng kiến” của ngư dân Quảng Trị

Đời sống -

Anh Lê Đức Thắng - “Cây sáng kiến” của ngư dân Quảng Trị

Với mong muốn giúp ngư dân Quảng Trị tăng năng suất, giảm sức lao động, đồng thời bảo vệ tốt chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc, nhiều năm qua, anh Lê Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới mẻ, thiết thực, hiệu quả. Vì thế, anh được người dân miền biển thường gọi bằng cái tên thân thương, trìu mến là “cây sáng kiến” của ngư dân.