Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước

Nghiên cứu - Trần Tố Hảo - Viện Công nhân và Công đoàn

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động (NLĐ) thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…); là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất; đồng thời là một trong những yếu tố quyết định đến thu nhập, mức sống của NLĐ. Do đó, nghiên cứu về những giải pháp tăng NSLĐ luôn mang tính thời sự
Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước
Tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao tay nghề là một giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Trong ảnh: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) liên kết đào tạo công nhân may cho Công ty TNHH May Long Hà (Sơn Dương). Ảnh: K.T

1. Kinh nghiệm phát triển NSLĐ của một số nước

Singapore được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh, liên tục và bền vững nhất ở khu vực châu Á. Những thành tựu kinh tế to lớn của nước này dựa vào hai yếu tố: Quản lý tốt nguồn nhân lực và thực hiện các chương trình năng suất quốc gia. Quá trình phát triển NSLĐ của Singapore được xem là một trong những mô hình điển hình, tạo động lực cho việc cải tiến liên tục, nâng cao kỹ năng làm việc và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển NSLĐ tại Singapore được bắt đầu từ hơn 40 năm trước, ban đầu tập trung vào việc trang bị kỹ năng cho NLĐ giúp nền kinh tế tăng trưởng. Cũng có một giai đoạn (1999 - 2009), Singapore quá phụ thuộc vào lao động nước ngoài nên NSLĐ đã tăng chậm lại.

Ngay sau đó, Hội đồng thúc đẩy năng suất quốc gia (được thành lập gồm đại diện của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn) đã phát triển một chiến lược tập trung vào các ngành để nâng cao NSLĐ bắt đầu bằng việc xác định 16 ngành kinh tế ưu tiên dựa trên tỷ trọng đóng góp vào GDP, quy mô lao động và thành quả tiềm năng về cải tiến NSLĐ, bao gồm: Dịch vụ hỗ trợ và hành chính, Xây dựng, Điện tử, Thực phẩm và đồ uống, Chế biến và chế tạo, Dịch vụ y tế, Khách sạn, Viễn thông và truyền thông, Hậu cần và kho bãi, Cơ khí chính xác, Bán lẻ, Kỹ thuật giao thông vận tải, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ kiểm toán, Dịch vụ xã hội, Thiết lập và duy trì quá trình.

Còn ở Malaysia, phong trào phát triển NSLĐ được bắt đầu từ năm 1981 khi Chính phủ đưa ra chính sách “Nhìn về châu Á”. Thông qua chính sách này, tương lai của Malaysia sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thúc đẩy ý chí tăng NSLĐ. Điều này sẽ định hướng tăng trưởng GDP dựa trên năng suất chứ không phải chỉ đơn giản tăng số lượng lao động, đồng thời đặt ra thách thức mới đối với các ngành kinh tế là làm thế nào sản xuất nhiều hơn với nguồn lực ít hơn.

Malaysia thúc đẩy phong trào này nhằm thay đổi tư duy để đưa văn hóa NSLĐ vào ý thức của từng người dân. Những nỗ lực này cần được hỗ trợ toàn diện của Chính phủ, các ngành và doanh nghiệp.

Chương trình phát triển NSLĐ của Malaysia đi từ nội lực và dựa trên học hỏi từ những mô hình tốt nhất của các phong trào khác trên thế giới; nó được hỗ trợ của Chính phủ bằng việc thúc đẩy thực hành các quy chế tốt. Các ngành kinh tế đóng góp vào hoạt động năng suất thông qua thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành, các đoàn thể, thiết lập các trung tâm năng suất và phát triển những điểm sáng về năng suất, đặc biệt trong các ngành trọng điểm. Ở góc độ doanh nghiệp, sẽ tập trung vào xây dựng các tổ chức xuất sắc trên cơ sở tiêu chí mô hình xuất sắc.

Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam hiện nay

Từ kinh nghiệm của một số nước và thực tế của nền kinh tế Việt Nam cùng với những thách thức trong giai đoạn tới, để nâng cao NSLĐ của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung vào các biện pháp sau:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng (NSCL), các chính sách, chủ trương, pháp luật của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Giúp cho NLĐ hiểu rõ và ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao NSCL ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng thông qua tuyên truyền, phổ biến kiến thức về NSCL; tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL cho doanh nghiệp; đào tạo nhân lực về năng suất cấp ngành, cấp địa phương và doanh nghiệp.

Cải tiến năng suất là không ngừng học hỏi, thích ứng với các điều kiện luôn thay đổi và nỗ lực không ngừng để áp dụng kỹ thuật mới và phương pháp mới. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển, tiếp cận và áp dụng hiệu quả các mô hình quản lý, cải tiến NSCL đã được chứng minh hiệu quả ở các nước tiên tiến cần được thực hiện tích cực hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Tiếp tục phát triển chuyên gia, cán bộ nòng cốt về NSCL cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp làm hạt nhân của các hoạt động nâng cao NSCL tại các địa phương, doanh nghiệp.

Phát triển KH&CN nhằm giúp các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn và đất đai nhanh chóng chuyển dịch từ ngành nghề, sản phẩm và doanh nghiệp có hiệu suất thấp sang ngành nghề và sản phẩm có hiệu suất cao hơn. Cần tạo sự quan tâm của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tới phát triển KH&CN bằng cách tuyên truyền cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hiểu tầm quan trọng đầu tư cho KH&CN; tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển KH&CN; thúc đẩy doanh nghiệp lớn đi đầu trong đầu tư vào nắm bắt và phát triển công nghệ để tăng cường sức cạnh tranh và năng lực xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần tăng cường sự liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp để thương mại hóa những sản phẩm khoa học; đồng thời thúc đẩy môi trường nghiên cứu khoa học và thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao.

Các hoạt động NSCL cần có sự liên kết ở nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều địa phương để có sự tiến bộ một cách đồng bộ, tạo nên một sự thay đổi, cải thiện có tính đột phá dựa trên sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết.

Các chương trình NSCL cũng cần có sự liên kết với các chương trình phát triển kinh tế khác của Chính phủ, của địa phương như các chương trình CNH, HĐH, phát triển hàng hóa chủ lực, phát triển KH&CN… để tổng hợp các nguồn lực thúc đẩy NSCL, tạo ra bước chuyển mình rõ rệt về NSCL.

Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đã quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất ô tô tự động hóa tại Nhà máy Nhíp (Công ty CP Ô tô Trường Hải).
GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu gây ra áp lực lớn và chưa từng có đối với các chính phủ và các cơ quan, doanh ...

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Các tài liệu thu thập hiện nay chưa cho thấy nước nào trên thế giới thực hiện quy định trong luật pháp về bảo hiểm ...

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đối thoại tại nơi làm việc Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đối thoại tại nơi làm việc

Ngày 3/4, Công đoàn Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp Đà Nẵng (KCNC và các KCNC) phối hợp với Viện Công nhân ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.