Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn - Ths Mai Thị Khuyến - Trường Đại học Điện lực

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Góp phần khẳng định vai trò của công đoàn, biểu dương người lao động

Bài viết này tập trung phân tích đổi mới công tác tác tuyên truyền, vận động của tổ chức Công đoàn Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Phải làm cho công nhân lao động thấm nhuần sâu sắc hệ tư tưởng giai cấp công nhân

Tuyên truyền là một trong ba chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn Việt Nam đã được hiến định. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) đã kế thừa, bổ sung, điều chỉnh chức năng tuyên truyền theo hướng chuyển từ “giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động...” sang “Tuyên truyền, vận động người lao động”(1). Yêu cầu này đặt ra sự thay đổi căn bản nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, vận động là để người lao động “... Học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(2).

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Các cấp Công đoàn Long An tuyên truyền về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: An Nhiên.

Bên cạnh đó, tuyên truyền phải làm cho công nhân lao động thấm nhuần sâu sắc hệ tư tưởng giai cấp công nhân, nhận thức rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nắm vững, hiểu biết sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống của dân tộc, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đó, giúp công nhân có hành động tự giác, tự mình trở thành giai cấp tiên phong, tạo ra khả năng lôi cuốn mọi giai tầng trong xã hội tham gia các phong trào cách mạng do công nhân làm nòng cốt.

Quan điểm đổi mới công tác tuyên truyền được xác định xuyên suốt trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam. Trong đó phải kể đến Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định nhiệm vụ đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, năm 2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Nghị quyết xác định mục tiêu của đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến là “để các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thời cơ, thách thức và những vấn đề mới đặt ra đối với Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến lao động, công đoàn” và “để người lao động nâng cao hiểu biết, tự nguyện tham gia, thành lập, xây dựng công đoàn ở cơ sở, người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được tham gia và hoạt động trong tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp”.

Công tác truyền thông về tổ chức Công đoàn có bước chuyển tích cực

Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác tuyên truyền của tổ chức công đoàn có nhiều đổi mới. Nội dung tuyên truyền bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chương trình công tác của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam để cập nhật, phổ biến thông tin, tuyên truyền tới hàng chục triệu lượt đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm.

Việc tuyên truyền, vận động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động tiếp tục xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả. Các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức “Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa”; thực hiện công thức 1/1, vận động người sử dụng lao động bỏ ra 1 giờ trong giờ làm việc để CNLĐ được học tập vẫn trả nguyên lương, CNLĐ bỏ ra 1 giờ nghỉ của cá nhân để học tập...

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Diễn đàn “Cảm ơn người lao động và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn cơ sở” do Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào dịp Tháng Công nhân. Ảnh: Trường Sơn.

Hoạt động tuyên truyền nhân các ngày kỷ niệm, sự kiện quan trọng của Đảng, của đất nước, của công đoàn được tổ chức quy mô, ấn tượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Việc triển khai Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 được cụ thể hóa thành tiêu chí cho các nhóm đối tượng để triển khai thực hiện trong các cấp công đoàn.

Việc bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng có nhiều sáng tạo, quan tâm đến hiệu ứng lan tỏa, đề cao sự tham gia, truyền cảm hứng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kết quả hưởng thụ lợi ích của số đông người lao động. Các đợt sinh hoạt chính trị được đổi mới về cách thức tổ chức để cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ hiểu sâu sắc, có tình cảm đúng đắn đối với những vấn đề cụ thể của đất nước, của Công đoàn.

Tiêu biểu là đợt sinh hoạt chính trị trực tuyến chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thu hút hơn 1,7 triệu lượt tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong 3 tuần; hơn 4.000 sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội; gần 8 triệu lượt tiếp cận thông tin trên các nền tảng số; tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trực tuyến chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thu hút hơn 2 triệu lượt cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Công tác truyền thông về tổ chức Công đoàn có bước chuyển tích cực, nhất là từ khi triển khai Chương trình số 01/CTr-TLĐ ngày 28/8/2020 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023”. Năng lực triển khai công tác truyền thông của cán bộ công đoàn được nâng lên; việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông được chú trọng.

Nhiều chương trình, sự kiện, hoạt động truyền thông có hiệu quả, lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, người lao động và xã hội, đã quan tâm mời một số văn nghệ sĩ nổi tiếng tham gia các hoạt động truyền thông, góp phần quảng bá hình ảnh của tổ chức công đoàn, từng bước đẩy lùi thông tin xấu độc, xuyên tạc về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.

Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, đặc biệt là Internet và mạng xã hội; thiết lập quan hệ mật thiết, hợp tác với các cơ quan văn hóa, thông tin, báo chí thời gian qua đã giúp cho sự chỉ đạo, định hướng nội dung, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ các giá trị truyền thống và cốt lõi của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Công tác tuyên truyền trên mạng xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao về chất lượng, tiếp cận tới đông đảo đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ. Các phương tiện thông tin cơ sở rất đa dạng và phù hợp với điều kiện, môi trường làm việc, vừa thúc đẩy truyền thông bên ngoài, vừa củng cố truyền thông nội bộ như app thông tin, hệ thống trình báo nội bộ, bản tin (hình ảnh và giọng nói), loa truyền thanh…

Một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Trong bối cảnh mới, nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa chiều, dân chủ xã hội tiếp tục được mở rộng, dân trí không ngừng nâng cao, sự bùng nổ của công nghệ và các hình thức truyền thông gắn với công nghệ đặt ra những yêu cầu mới và ngày càng cao đối với công tác tuyên truyền.

Một là, tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức công đoàn. Thực tiễn ở nước ta đang có những thay đổi rất nhanh chóng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng.

Nếu không đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để cung cấp những luận cứ khoa học, các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, nhất là công nhân, lao động ở khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thì không thể có bước tiến căn bản trong công tác quan trọng này.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước hết cần có quy hoạch công tác tuyên truyền cả về cơ cấu nhân sự, nguồn lực, kênh, thông điệp. Tiếp đó cần đưa các cách làm mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ truyền thông. Các công cụ trí tuệ nhân tạo hiện nay rất nhiều loại có thể sử dụng miễn phí nhưng cần đào tạo con người để có thể sử dụng được các công cụ này.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức vòng sơ khảo Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô. Ảnh: Ngọc Ánh.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan đến người lao động, tổ chức công đoàn, góp phần củng cố và nâng cao nhận thức về giai cấp công nhân, về Đảng, về Công đoàn, năng lực tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Tập trung đầu tư xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm tuyên truyền, chủ động định hướng, lan tỏa trong đoàn viên, người lao động, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, dễ tiếp cận, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Sử dụng hiệu quả lực lượng tuyên truyền viên, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, góp phần tăng cường sự đồng thuận, củng cố niềm tin, niềm tự hào của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức và hoạt động công đoàn. Công nhân lao động trong các doanh nghiệp hiện nay có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm đa số nên cách tiếp cận thông tin tương đối phổ biến là thông phương tiện mạng xã hội. Để thông tin đến được với họ nhất thiết phải truyền thông trên những kênh này như Facebook, YouTube, Instagram, Tiktok…

Ba là, thực hiện có hiệu quả Chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028”. Tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài Công đoàn, sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức, phương thức truyền thông, lan tỏa mạnh mẽ đến đoàn viên, người lao động và toàn xã hội về hoạt động của Công đoàn Việt Nam; tập trung quảng bá, giới thiệu vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đóng góp và những đổi mới của Công đoàn Việt Nam, bảo vệ các giá trị và truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam; phản ánh kịp thời đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tuyên truyền, vận động nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, góp phần phát triển cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và đất nước.

Bốn là, để tuyên truyền, vận động tốt trước hết cần có đội ngũ thực hiện chuyên trách (toàn thời gian hoặc kiêm nhiệm) về công tác này ở mỗi cơ quan công đoàn. Đồng thời, phải có lực lượng cộng tác viên là cán bộ công đoàn có năng lực viết nội dung tuyên truyền trên nền tảng số, có khả năng thiết kế hình ảnh số hoặc video… Do đó, cần quan tâm công tác đào tạo nâng cao năng lực tuyên truyền, truyền thông cho cán bộ công đoàn thông qua các lớp chính quy, tập huấn bồi dưỡng chuyên đề. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác tuyên truyền của công đoàn cũng phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện và tự đào tạo.

Bài cuối: Đổi mới hoạt động Công đoàn trong tình hình mới Bài cuối: Đổi mới hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong ...

Công đoàn Điện lực Việt Nam thi đua Công đoàn Điện lực Việt Nam thi đua "vượt nắng, thắng mưa" góp phần làm nên lịch sử chưa từng có

Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam – Thái Thu Xương tại Lễ biểu dương 95 cán bộ ...

Góp phần khẳng định vai trò của công đoàn, biểu dương người lao động Góp phần khẳng định vai trò của công đoàn, biểu dương người lao động

Công nhân và công đoàn là mảng đề tài lớn của văn chương, báo chí nhưng có thể trong một thời điểm nào đó, ở ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Công đoàn -

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Công đoàn -

Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương

Thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân (phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình đoàn viên Trần Thiện Minh Tâm là một hoạt động tiêu biểu, thể hiện tình yêu thương của tổ chức Công đoàn.