Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28 DƯƠNG THỊ DUYÊN (Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh) ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo, hình thành nên một giai cấp.
Theo số liệu thống kê (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp, các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh...
Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người, trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.
Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người.
Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”.
Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Các ông chủ nước ngoài tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may... nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa.
Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp.
Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...
Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%).
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo.
Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Là một trong những lực lượng nòng cốt dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã cùng với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới.
Đặc điểm về trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp
của giai cấp công nhân hiện nay
Có thể thấy, từ khi ra đời đến nay, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Bác Hồ thăm cán bộ, công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội, ngày 13/5/1959.
Ảnh: Tư liệu.
Qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết, giai cấp công nhân Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Sự gia tăng về số lượng của giai cấp công nhân ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là nhờ vào sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đây là khu vực có số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân nước ta.
Nếu như trước những năm đổi mới, số lượng công nhân nước ta là 7 triệu, đến năm 2007 là 9,5 triệu và năm 2013 tăng lên gần 11 triệu thì hiện nay khoảng 14,8 triệu người, chiếm hơn 14% dân số và hơn 29% lực lượng lao động toàn xã hội[1].
Hiện cơ cấu giai cấp công nhân nước ta trong các ngành kinh tế là: Ngành công nghiệp, chế tạo chiếm 51,33%; ngành xây dựng chiếm 9,24%; thương mại, dịch vụ chiếm 27,92%; vận tải chiếm 4,63%; các ngành khác chiếm 6,88%[2].
Trong đó, công nhân tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, với 58,14% thuộc doanh nghiệp tư nhân trong nước, 35,25% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ 6,61% thuộc doanh nghiệp nhà nước[3]
Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại,… dần khẳng định là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy chỉ chiếm tỷ lệ trên 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm GCCN nước ta đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước[4].
Bộ phận công nhân lao động trí óc trong những lĩnh vực sản xuất vật chất phức tạp chính là công nhân trí thức mà Đảng đã khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết. Trong tổng số lao động nước ta, khoảng 26,4% lao động đã qua đào tạo, trong đó 15,6% lao động có trình độ cao đẳng, đại học[5].
Nếu phân theo trình độ công nghệ, chỉ tính riêng trong ngành chế biến, chế tạo, công nhân có trình độ công nghệ cao chiếm 21,87%, công nhân có trình độ công nghệ trung bình chiếm 14,68%[6].
Số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm; sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc.
Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại không tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038 năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan, do đó, chúng ta cần có đối sách để nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động trong quá trình cạnh tranh thời hội nhập.
Nếu không có kế hoạch đón nhận và đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam đi vào sản xuất.
Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn nghề nghiệp của công nhân Việt Nam
trong thời gian tới
Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp đặc biệt là tổ chức công đoàn. Đồng thời, đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới.
Phát huy vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân và người lao động đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề.
Hai là, cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho giai cấp công nhân. Đây là một vấn đề sống còn đối với người công nhân và việc phát triển giai cấp công nhân trong tình hình mới nhằm nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân.
Ba là, thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân. Trong xã hội hiện nay, cùng với nông dân, giai cấp công nhân là những người nghèo trong xã hội.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm những vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân; chú trọng chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống có hiệu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quan tâm xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách chăm sóc sức khỏe cho công nhân, người lao động, nhất là công nhân, người lao động nữ, những công nhân làm việc nặng nhọc, độc hại...
Năm là, cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được cho là yếu tố quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, đồng thời nâng cao trình độ, chuyên môn của giai cấp công nhân, nâng cao năng lực của người lao động và làm giảm đi sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Sáu là, xây dựng giai cấp công nhân phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức lớn, đặc biệt là đối với người lao động nói chung và giai cấp công nhân nói riêng.
Qua gần 40 năm đổi mới đất nước với nhiều thành tựu nhưng cũng nhiều thách thức đan xen nhưng với trí tuệ và năng lực của công nhân cùng với sự trợ giúp của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự lớn mạnh của công nhân Việt Nam trong thời đại mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHÚ THÍCH:
[1] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2022, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2023, tr.393
[2] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2022, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2023, tr. 418
[3] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2022, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2023, tr. 412
[4] Quan điểm của Đảng ta về giai cấp công nhân trong văn kiện Đại hội của Đảng từ sau đổi mới đến nay (2021), https://www.baohoabinh.com.vn/41/156208/Quan-diem-cua-Dang-ta-ve-giai-cap-cong-nhan-tr111ng-van-kien-Dai-hoi-cua-Dang-tu-sau-doi-moi-den-nay.htm,
[5] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2022, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2023, tr. 179
[6] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2022, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2023, tr. 541
[7] Trần Thị Như Quỳnh (2023), Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam thời kỳ đổi mới, https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/con-duong-di-len-cnxh.aspx?CateID=345&ItemID=12633.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
-
Phan Linh: Vị thế của GCCN Việt Nam - Một vấn đề đặt ra về nhận thức trong bối cảnh mới, Tạp chí Mặt trận điện tử, 29/12/2020.
-
Mạch Quang Thắng (2014), “Nghiên cứu, phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2.
-
Vũ Quang Thọ (2015), Xây dựng lối sống văn hóa của công nhân Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.
Công nhân Việt Nam khẳng định “Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng” Năm 2022 là năm thứ 11 thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Tháng Công nhân. Được sự ... |
Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến ... |
Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập của công nhân lao động trong bối cảnh hiện nay Loạt bài viết này được hình thành dựa trên kết quả khảo sát điều tra về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của ... |
Bài 3: Từ tiếp cận thụ hưởng chính sách của CNLĐ đến phát triển thị trường lao động Trước tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, một trong ... |
Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam Do đặc điểm sự hình thành của mình, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm ấy quy định ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
- Từ kiến nghị của Công đoàn, doanh nghiệp chấp thuận 11 ưu tiên cho lao động nữ
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương
- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."
- Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
- Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?