An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Người lao động - 20/09/2024 13:34 Hồng Ngọc
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ" |
Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động
Ngành điện là ngành kinh tế đặc thù, được pháp luật quy định là “nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có thể xảy ra tai nạn lao động”, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo ATVSLĐ luôn được đặt lên hàng đầu, đảm bảo sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây tai nạn cho người lao động, nguy hiểm cho cộng đồng.
Vừa qua, Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ATVSLĐ”. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia đông đảo của đoàn viên, người lao động từ các đơn vị của ngành Điện lực.
Kết quả chung cuộc, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã giành Giải Ba (tập thể), là một trong những đơn vị có tỷ lệ người tham gia dự thi cao nhất với 28.141 thí sinh. Cùng với đó là giải Khuyến khích cá nhân cho anh Nguyễn Như Danh, công tác tại Điện lực Nam Sông Hương.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, anh Danh cho biết: “Trong cuộc thi, tôi đã chia sẻ về một sự kiện đáng nhớ khi cùng các đồng đội làm việc trên công trường điện. Một sự cố đã xảy ra khi dây điện cũ bất ngờ bị đứt, nguy cơ gây nguy hiểm rất lớn cho mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, nhờ đeo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, đã được đào tạo kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm túc quy trình an toàn, cả đội đã nhanh chóng tập trung, dùng đúng dụng cụ để cách ly và đảm bảo an toàn cho những người xung quanh”.
Từ sự việc trên, anh Danh khẳng định: “Chỉ thông qua sự tập trung và sẵn sàng, chúng tôi mới có thể đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc nguy hiểm này. Bản thân tôi luôn ý thức, trong ngành điện, việc bảo đảm ATVSLĐ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là tinh thần sống”.
Nói về công tác ATVSLĐ trong ngành điện lực, ông Lê Ngọc Dũng - Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, Công đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh: “Mỗi cán bộ công nhân viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, quy trình về an toàn lao động, nhằm đảm bảo không chỉ an toàn cho bản thân mà còn cho hệ thống điện và cộng đồng (khách hàng dùng điện)”.
Ngành điện lực là một trong những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Ảnh: EVN |
Công tác ATVSLĐ đã và đang được Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai một cách toàn diện, từ việc xây dựng các chương trình huấn luyện thường xuyên cho đến việc giám sát, kiểm tra định kỳ hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất.
Cụ thể, các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức định kỳ nhằm cập nhật những kiến thức mới về ATVSLĐ, từ lý thuyết đến thực hành tại hiện trường. Các chương trình diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được triển khai thường xuyên để nâng cao kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng chú trọng đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại vào việc giám sát an toàn lao động, sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân tiên tiến và hệ thống cảnh báo tự động nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. Cùng với đó, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hoạt động thi đua về an toàn lao động, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao ý thức cho cán bộ, công nhân viên.
“Tuân thủ, chuyên nghiệp, chủ động, trách nhiệm, tiên tiến, văn minh”
Ông Dũng cho biết thêm: “Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng cải thiện công tác ATVSLĐ, triển khai nhiều mô hình mới góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và tạo ra môi trường làm việc an toàn, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra suôn sẻ”.
Trong đó, một số đơn vị đã triển khai mô hình “Khu vực làm việc an toàn”. Tất cả các khu vực làm việc đều được phân loại rõ ràng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Mỗi khi có công việc tại hiện trường, đội ngũ công nhân phải thực hiện kiểm tra và xác nhận khu vực an toàn trước khi tiến hành công việc, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình vận hành.
Nhiều đơn vị trong Tập đoàn áp dụng công nghệ 4.0 như sử dụng drone (máy bay không người lái) để kiểm tra các tuyến đường dây điện trên cao, giảm thiểu rủi ro cho người lao động. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm quản lý an toàn lao động, tích hợp dữ liệu theo dõi sức khỏe của cán bộ công nhân viên cũng góp phần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc và tình trạng sức khỏe của nhân viên.
Để giải quyết các tình huống khẩn cấp và kịp thời khắc phục các sự cố, một số đơn vị đã thành lập “Đội an toàn vệ sinh lao động lưu động”. Các thành viên của đội có kiến thức chuyên môn sâu rộng, được trang bị đầy đủ thiết bị, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khi có sự cố hoặc trong các tình huống cần kiểm tra, giám sát đột xuất.
Bên cạnh đó, ngành điện lực còn tổ chức chương trình “Người lao động tự bảo vệ” gồm các buổi huấn luyện về kỹ năng tự bảo vệ, từ việc nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn đến các phương pháp ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Từ đó khuyến khích người lao động trong ngành điện nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ bản thân và đồng nghiệp.
Đặc biệt, việc xây dựng văn hóa an toàn trở thành một trong những chiến lược lâu dài của ngành điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn “Văn hóa an toàn” - tài liệu văn hóa “vì con người”, nhằm bảo vệ người lao động an tâm sản xuất. Theo đó, “Văn hoá an toàn EVN là tuân thủ, chuyên nghiệp, chủ động, trách nhiệm, tiên tiến, văn minh. Người lao động là mục tiêu, động lực của lao động và phát triển bền vững, là tài sản quý giá nhất; an toàn, sức khỏe của người lao động là ưu tiên hàng đầu của EVN”.
Ngành Điện lực hưởng ứng tích cực cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ATVSLĐ”
Chia sẻ thêm về quá trình triển khai cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ATVSLĐ”, ông Dũng cho biết: “Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị có truyền thống về ATVSLĐ như Công đoàn Điện lực Việt Nam; không chỉ góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động còn tạo điều kiện để các đơn vị giao lưu, học hỏi lẫn nhau về công tác bảo đảm an toàn lao động”.
Vì vậy, ngay sau khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi, Công đoàn Điện lực đã ra văn bản hướng dẫn và triển khai hưởng ứng cuộc thi “Công nhân viên chức lao động tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như Zalo, Facebook, website Công đoàn ngành.
Trong quá trình tham gia, Công đoàn Điện lực Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định. Trong bối cảnh ngành điện phải đảm bảo cung ứng điện ổn định và liên tục, nhiều đơn vị gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian cho cán bộ, công nhân viên tham gia đầy đủ các vòng thi.
Với đặc thù công việc khác nhau (phát điện, truyền tải điện, và phân phối cung cấp điện), các đơn vị thuộc đóng ở nhiều khu vực địa lý nên điều kiện làm việc, trang thiết bị và trình độ nhân lực có sự chênh lệch, dẫn đến sự không đồng đều về kết quả thi.
Ngoài ra, cán bộ công nhân viên, người lao động thường xuyên phải đối mặt với áp lực về tiến độ và yêu cầu công việc, khiến họ khó dành thời gian để ôn luyện và tham gia thi.
“Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo đơn vị và Công đoàn các cấp, các cán bộ, công nhân viên điện lực vẫn tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham gia. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm từ các đợt huấn luyện được tổ chức thường xuyên, nhiều cán bộ công nhân viên có sẵn kiến thức và kỹ năng, giúp họ dễ dàng tham gia và đạt thành tích tốt trong cuộc thi.
Tại các đơn vị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, an toàn lao động không chỉ là trách nhiệm của người quản lý mà đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ công nhân viên” - ông Dũng cho biết.
Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tuân thủ các quy định, quy trình làm việc nhằm bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc, thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Qua đó phát hiện, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay trong công tác ATVSLĐ. Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức đã ghi nhận hơn 800.000 người thuộc 82 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tham gia. Có hơn 30.000 người trả lời đúng 100% câu hỏi trắc nghiệm. Các đơn vị có tỷ lệ đoàn viên tham gia dự thi cao nhất là Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình, Công đoàn Điện lực Việt Nam; Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai. |
Công đoàn Điện lực Việt Nam rất trách nhiệm trước những vấn đề của người lao động Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Điện lực Việt ... |
Công đoàn Điện lực Việt Nam thi đua "vượt nắng, thắng mưa" góp phần làm nên lịch sử chưa từng có Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam – Thái Thu Xương tại Lễ biểu dương 95 cán bộ ... |
Công đoàn EVN: Lan tỏa tinh thần hiếu học, chăm lo thế hệ tương lai của các gia đình CBCNV ngành điện lực Chiều 15/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp cùng Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ Biểu dương con cán ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.