Tăng cường củng cố nền tảng việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động nhằm mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh:

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu - NHÓM TÁC GIẢ

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện. Hành lang pháp lý về lao động tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường lao động đa dạng, bền vững; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, linh hoạt. Hệ thống tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động trong doanh nghiệp tiệm cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Sàn an sinh xã hội về lao động được thiết lập với cơ sở là tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

1. Khung chính sách lao động, việc làm có độ phủ rộng là cơ sở
củng cố nền tảng việc làm, thu nhập, đời sống cho công nhân lao động

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, cũng như cập nhật với các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và phản ánh khách quan thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khung chính sách Nhà nước về lao động bao gồm bảy nhóm vấn đề:

Một là nhóm chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động (NLĐ) có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Hai là nhóm chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

Ba là nhóm chính sách tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động Thương binh và Xã hội đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

Bốn là nhóm chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho NLĐ; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm là nhóm chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

Sáu là nhóm chính sách thúc đẩy NLĐ và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Bảy là nhóm chính sách bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, NLĐ cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Công nhân Công ty TNHH Wooin Vina (Diễn Châu, Nghệ An) - Ảnh: Văn Quân

Bên cạnh đó, các chính sách xã hội về lao động tập trung theo hướng nâng cao phúc lợi việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Trọng tâm là các chính sách bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Các chính sách này đều được quy định khá chi tiết theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, bảo đảm tính bền vững của chính sách, từng bước thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng, cải cách, đổi mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ cho người tham gia.

Nhìn chung, hệ thống chính sách trên bao quát hầu hết tất cả các lĩnh vực về lao động, là cơ sở cho việc bảo đảm việc làm, cải thiện điều kiện lao động, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ.

2. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với các chính sách bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động

Trong pháp luật về lao động, nhóm chính sách đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, phân bổ tiền lương, thu nhập, phúc lợi, và chăm lo đời sống cho công nhân lao động đóng vai trò trụ cột.

Đặc biệt,trong những giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều thách thức như covid-19, cùng với việc tích cực tập trung cho việc phục hồi kinh tế, Nhà nước tiếp tục sử dụng công cụ đòn bẩy là các chính sách xã hội nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, khôi phục chuỗi cung ứng và tạo đà phát triển cho thị trường hàng hóa, tiêu dùng. Chính sách xã hội với chức năng là cơ sở pháp lý quan trọng đã tạo ra những tác động, chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đặc biệt trong việc hỗ trợ việc làm, đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Chúng không chỉ đảm bảo điều kiện làm việc, tiền lương, phúc lợi mà còn thúc đẩy bình đẳng cơ hội việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm yếu thế như phụ nữ, người lao động nhập cư, giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử và giúp duy trì một thị trường lao động cân bằng, đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và NLĐ.

Kể từ năm 2021 đến nay, trước những tác động của đại dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt ban hành, chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình là Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Trong năm 2023, nhiều chính sách về lao động, việc làm, tiền lương của công chức, viên chức, NLĐ tiếp tục được Chính phủ và các bộ, ngành đưa ra thảo luận, sửa đổi ban hành, có hiệu lực như: Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Trên cơ sở các nghị quyết, Chính phủ đã bàn hành một loạt nghị định nhằm hướng dẫn triển khai như: Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2022 về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; Nghị định 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;…

Đặc biệt, ở cấp độ cao nhất, Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, đã tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo việc làm, nâng cao chất lượng chính sách xã hội cho người dân, trong đó bao gồm công chức, viên chức, NLĐ. Các mục tiêu cụ thể về lao động bao gồm: tỉ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội…

Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đến đầu năm 2024, theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì xu hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, cán cân giữa các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế được đảm bảo, môi trường kinh doanh cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao. Những biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) như giảm thuế, giãn nợ và hỗ trợ tài chính, đã phát huy tác dụng trực tiếp. Nhiều DN vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì, phục hồi được sản xuất, bảo đảm việc làm cho công nhân lao động.

3. Tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động và một số
vấn đề đặt ra

Những chính sách phát huy hiệu quả, được NLĐ quan tâm, hài lòng

Những quy định pháp luật sớm đi vào cuộc sống, được NLĐ nắm rõ, bao gồm: quy định yêu cầu đơn vị, DN thông báo bảng kê trả lương chi tiết cho NLĐ (Điều 95, Bộ luật Lao động); kiểm soát thời giờ làm thêm không vượt quá quy định (Điều 107, Bộ luật Lao động); vấn đề nghỉ giữa giờ tính vào thời giờ làm việc (Điều 109, Bộ luật Lao động); vấn đề đối thoại định kỳ để giải quyết các vấn đề của NLĐ (Nghị định 145/2020/NĐ-CP); chế độ dành cho lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP); chế độ lao động nữ trong thời gian hành kinh (Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP). Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn quý IV/2023 cho thấy tỷ lệ NLĐ trả lời được thụ hưởng các chính sách này đạt từ 70% đến 87%. Mức độ hài lòng đạt từ 54,9% đến 75,2%.

Nhìn chung, các chính sách trực tiếp liên quan đến vấn đề việc làm, tiền lương của công chức, viên chức, NLĐ đều nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chức, viên chức, người lao động và ngay cả người sử dụng lao động. Các chính sách đã phát huy hiệu quả trực tiếp, tích cực, cải thiện cả về đời sống vật chất, lẫn đời sống tinh thần cho NLĐ. Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị, doanh nghiệp tốt hơn, giảm thiểu được số vụ vi phạm pháp luật lao động, góp phần đảm bảo quyền lợi công nhân, NLĐ. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm đã góp phần thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo đời sống cho công đoàn viên, NLĐ; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Chính sách vĩ mô tiếp cận thuận lợi, nhưng khó khăn trong nắm bắt quy trình,
thủ tục, hồ sơ

Mặc dù độ phủ của hệ thống chính sách lao động quốc gia khá bao quát, toàn diện, việc tiếp cận thông tin về chính sách đối với NLĐ nói chung thuận lợi, nhưng trên thực tế, việc nắm bắt, thụ hưởng chính sách còn một số khó khăn, bất cập.

NLĐ phản ánh tình trạng quy trình, hồ sơ thụ hưởng chính sách khá khó khăn và phức tạp. Ví dụ vấn đề hỗ trợ công nhân mua nhà ở xã hội, các thông tin chung nhiều, nhưng thông tin về đối tượng cụ thể, quy trình, mẫu mã hồ sơ, nơi tiếp nhận hồ sơ… lại khó tìm kiếm. NLĐ không biết đến đâu, gặp ai để được giải thích, hướng dẫn.

Việc tiếp cận, thụ hưởng chính sách còn khó khăn do NLĐ không nắm rõ thông tin, không rõ bản thân có thuộc đối tượng thụ hưởng hay không, cũng như không nắm được quy trình thực hiện. Điều này khiến mức độ hài lòng của công nhân, viên chức, người lao động đối với các chính sách có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể là sự khác biệt trong nắm bắt thông tin chính sách giữa văn bản luật và các văn bản dưới luật. Tỷ lệ NLĐ không hài lòng với các quy định trong Bộ luật Lao động chỉ ở mức dưới 2%. Nhưng đối với các quy định trong các nghị định, thông tư, tỷ lệ này là trên dưới 20%. Ngay cả nhóm những nghị định cơ bản, được coi là dễ tiếp cận như Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 về hỗ trợ tạo việc làm, Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non tại địa bàn khu công nghiệp, Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023, quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế;... có tỷ lệ chưa biết thông tin tương đối cao, từ 65% đến 82%. Như vậy, chính sách nhiều, nhưng thiếu cơ chế hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, gây ra những thiệt thòi cho NLĐ trong thụ hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, một bộ phận công nhân lao động ở khu vực doanh nghiệp, hoặc khu vực lao động phi chính thức, thiếu kiến thức, thiếu kiên nhẫn, gặp khó khăn, hay không có khả năng tự nghiên cứu chính sách. Hầu hết NLĐ chỉ quan tâm đến lương, thưởng và tình trạng công việc cụ thể. NLĐ chưa chủ động tìm hiểu, đọc, nghiên cứu trọn vẹn các quy định pháp luật cơ bản về lao động như Bộ luật Lao động. Điều này không loại trừ ngay cả với NLĐ có trình độ cao. Các chính sách lao động cơ bản không nắm được, hoặc nắm nhưng không đầy đủ; ít chịu khó quan tâm và chỉ tìm hiểu khi bản thân gặp các vấn đề liên quan cần giải quyết.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, thụ hưởng chính sách của NLĐ như: tình trạng có nhiều văn bản được ban hành, các quy định được sửa chữa, bổ sung thường xuyên khiến cả người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn không theo dõi kịp, và chỉ quan tâm đến các quy định về chính sách khi phát sinh vấn đề liên quan. Ngoài ra, tình trạng các phương tiện truyền thông (đặc biệt là mạng xã hội) đưa quá nhiều thông tin về chính sách dưới nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến một ma trận thông tin, vừa làm loãng thông tin, vừa đa quan điểm, khiến NLĐ, đặc biệt là các lao động phổ thông, trình độ học vấn hạn chế, không xác định được thông tin nào đúng, phù hợp, thậm chí khiến hiểu sai, hiểu nhầm chính sách.

Nhóm một số chính sách rất được quan tâm, nhưng mức độ tiếp cận
và thụ hưởng còn hạn chế

Các chính sách tài chính cho vay tiêu dùng lãi suất thấp đối với NLĐ tại các khu công nghiệp (gói 20.000 tỷ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai từ tháng 10/2022) chỉ có 23,2% NLĐ biết thông tin, trong đó, chỉ 32,4% đánh giá hài lòng. Chính sách hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ (Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020) mới chỉ có 38% NLĐ được thụ hưởng và chỉ 34,7% trong số đó đánh giá hài lòng. Chính sách hỗ trợ triển khai gói cho vay tín dụng 120.000 tỷ cho người lao động mua nhà vay với lãi suất thấp (Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023), sau 6-7 tháng triển khai, mới có 37,4% NLĐ được tiếp cận và trong đó 31,8% đánh giá hài lòng.

Ngoài ra từ năm 2013 đến nay, Nhà nước đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng nhằm mục tiêu cải thiện thu nhập cho NLĐ, trong đó mức lương tối thiểu vùng trung bình áp dụng từ tháng 7/2022 đến nay cao hơn 1,99 lần mức lương tối thiểu vùng năm 2013. Tuy nhiên trên thực tế, mức lương tối thiểu vùng hiện tại chưa đủ để bù đắp cho tình trạng trượt giá. Nhìn vào bảng thống kê mức lương tối thiểu vùng trung bình từ năm 2013 đến nay (lần tăng gần nhất là tháng 7/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP), với 11 lần tăng lương, mức tăng bình quân của cả giai đoạn chỉ là 6,6%. Nếu tính riêng từ 2017 trở lại đây, mức tăng bình quân chỉ là 4,8% (trong khi giai đoạn 2013-2017, mức tăng trung bình hàng năm là 12,3%). Cùng thời kỳ này, nếu so với giá vàng làm đối chứng, mức tăng của cả giai đoạn 2013-2022 là 2,2 lần1, tức tăng bình quân 22%/ năm. Như vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp hơn tốc độ trượt giá đến 3,4 lần.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Phản ánh về mức lương tối thiểu vùng, 21,4% NLĐ (trong mẫu khẩu sát của Viện Công nhân và Công đoàn quý IV/2023) cho rằng mức quy định như hiện nay, và cả những năm trước, là không có nhiều ý nghĩa so với tốc độ trượt giá. 26,8% NLĐ cho rằng mức lương tối thiểu này là quá thấp, không phản ánh đúng mức chi trả của thị trường lao động. (Trên thực tế, ở các vùng kinh tế trọng điểm, phần lớn doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều trả lương cao hơn. Với hệ thống hai bảng lương ở nhiều DN, mức tiền lương tối thiểu vùng, chủ yếu, được sử dụng để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, một số khoản chi trả trợ cấp). Bên cạnh đó, có thêm 10,1% NLĐ cho rằng mức lương tối thiểu vùng hiện tại chưa tạo ra động lực cho NLĐ phấn đấu, thậm chí lại là rào cản đối với mong muốn tăng lương chính đáng của NLĐ, hay rào cản đối với việc nâng mức sàn giá cả sức lao động trên thị trường.

Do đó, chính sách lương tối thiểu vùng cần phải phản ánh đúng mức sống và chi phí sinh hoạt tại từng khu vực, nhằm tránh tạo gánh nặng tài chính không cần thiết cho NLĐ, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế-xã hội. Việc tăng lương tối thiểu cho NLĐ không thể trì hoãn, do vậy, cần được quan tâm cải thiện và sát với thực tế nhiều hơn. Kèm theo việc thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiếu, Nhà nước cần hướng đến xây dựng mức lương đủ sống, song hành cùng việc kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ.

Nhìn chung, mặc dù còn một số tác động không mong muốn, nhưng những chính sách lao động (bao gồm cả chính sách an sinh xã hội cho người lao động) được ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian gần đây đã đem lại nhiều hiệu ứng có tác động tích cực đến việc làm, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động. Điều này còn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo một môi trường làm việc công bằng, bình đẳng và phát triển bền vững.

Để nâng cao hiệu quả của các chính sách hơn nữa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, đơn vị liên quan và cải thiện hiệu quả trong truyền thông nhằm đảm bảo thông tin đến người lao động một cách kịp thời và chính xác. Thông qua việc đánh giá liên tục và thu thập phản hồi từ người lao động, các chính sách có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, từ đó góp phần xây dựng một hệ thống chính sách quốc gia về lao động, việc làm tiến bộ, bao trùm, linh hoạt, hiệu quả, lấy NLĐ làm trung tâm.

Do đó, định hướng hoàn thiện chính sách việc làm đang hướng vào bốn nhóm vấn đề.

Thứ nhất là quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Thứ hai là hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

Thứ ba là phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Thứ tư là thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế.

Nhìn chung, Luật Việc làm sửa đổi sẽ mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (đối tượng lao động có giao kết hợp đồng lao động và không có giao kết hợp đồng lao động).

Ngoài ra, trên nền tảng lưới an sinh xã hội hiện đã cơ bản đảm bảo các mức hỗ trợ tối thiểu cho NLĐ, thời gian tới, hệ thống chính sách xã hội sẽ cần được nâng cấp cao hơn một bước, đó là các chính sách có thể đảm bảo cho người dân, NLĐ được ba yếu tố: phòng ngừa - khắc phục - chủ động ứng phó với rủi ro. Lưới an sinh như vậy mới đảm bảo chính sách xã hội về lao động bền vững và toàn diện./.

Nhóm tác giả: Nhạc Phan Linh, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Huyền Trang, Ngọ Duy Tân Cường, Lê Ngọc Duy, Tống Thị Huệ, Đỗ Phương Thảo, Phạm Trần Kim Phượng, Lê Thu Hà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

2. Chính phủ, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

3. Chính phủ, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 01/07/2022 về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

4. Chính phủ, Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023 về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế.

5. Chính phủ, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

6. Chính phủ, Nghị định 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

7. Chính phủ, Nghị định 70/2023/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

8. Chính phủ, Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

9. Chính phủ, Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi kinh tế - xã hội.

10. Chính phủ, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

11. Chính phủ, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

12. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

13. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng thuật Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024, ngày 27/5/2024.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

15. Quốc hội, Bộ luật Lao động (2019)

16. Quốc hội, Luật Việc làm (2013)

17. Quốc hội, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

18. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý I năm 2024.

19. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

20. Viện Công nhân và Công đoàn, Báo cáo khảo sát thường niên Tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động năm 2023.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ

Đồng chí Hoàng Thị Thu, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Italisa Việt Nam, KCN Song Khê – Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp FDI.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 28/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Hoàng Thị Thu, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Italisa Việt Nam, KCN Song Khê – Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Mỗi người mười cuốn sách Video

Cà phê tối: Mỗi người mười cuốn sách

TP.HCM vừa đặt mục tiêu hướng tới việc mỗi người dân thành phố sẽ đọc 10 cuốn sách/ năm. Con số trung bình cả nước năm 2023 là 6,2 bản mỗi người (số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông).

Đọc thêm

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.