e magazine
26/05/2021 09:41
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

26/05/2021 09:41

Các tài liệu thu thập hiện nay chưa cho thấy nước nào trên thế giới thực hiện quy định trong luật pháp về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) theo hình thức tự nguyện cho mọi NLĐ làm việc không có hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mỗi nước đều có giải pháp thực hiện mô hình bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện nhằm bảo vệ NLĐ ở khu vực này. Tìm hiểu vấn đề trên có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm nhất định.

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Ảnh minh họa. Nguồn:fb.ru

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Các tài liệu thu thập hiện nay chưa cho thấy quốc gia nào trên thế giới thực hiện quy định trong luật pháp về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) theo hình thức tự nguyện cho người lao động (NLĐ) làm việc không có hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có giải pháp thực hiện mô hình bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện nhằm bảo vệ NLĐ ở khu vực này. Tìm hiểu vấn đề trên có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm nhất định.

56 quốc gia đang triển khai chương trình bảo hiểm TNLĐ cho lao động phi chính thức

Quyền được bảo vệ chống lại thương tích do lao động đã được ghi trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người (UNHR) năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966. Việc thực hiện quyền này đòi hỏi phải áp dụng các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, phòng ngừa, điều trị và kiểm soát bệnh nghề nghiệp (BNN), cung cấp các khoản trợ cấp đầy đủ bằng tiền mặt hoặc hiện vật để đảm bảo tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập cho NLĐ bị thương tích và thân nhân sống phụ thuộc.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua 03 Công ước và Khuyến nghị nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN thông qua cải thiện điều kiện làm việc. Các Công ước và Khuyến nghị này được coi là các nguyên tắc cơ bản để các quốc gia xây dựng chính sách và các biện pháp bảo vệ, quản lý ATVSLĐ, bảo vệ một số ngành nghề đặc thù chống lại những rủi ro trong quá trình lao động, đồng thời quy định các biện pháp và phương thức tổ chức liên quan đến ATVSLĐ.

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

ILO đã thông qua 03 Công ước và Khuyến nghị nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN thông qua cải thiện điều kiện làm việc. Đây được coi là các nguyên tắc cơ bản để các quốc gia xây dựng chính sách và các biện pháp bảo vệ, quản lý ATVSLĐ. Ảnh: M.H

Theo Báo cáo An sinh xã hội toàn cầu của ILO, hiện có 33,4% lực lượng lao động toàn cầu và 31,7% lao động nữ được bảo hiểm TNLĐ quy định trong BHXH bắt buộc. Nếu tính cả BHXH tự nguyện và quy định trách nhiệm của chủ sử dụng lao động thì BHXH về TNLĐ bao phủ 39,6% lực lượng lao động và 36,7% lao động nữ, đa phần là lao động làm việc trong khu vực chính thức.

Theo báo cáo trên, tỷ lệ bao phủ của Việt Nam là 30,4%, xấp xỉ mức bình quân của thế giới, thuộc nhóm trung bình thấp của thế giới; BHXH về TNLĐ mới bao phủ được lao động khu vực chính thức, đối tượng của BHXH bắt buộc.

Việc bảo hiểm thương mại tự nguyện về TNLĐ (trong gói bảo hiểm sức khỏe) thì các quốc gia đều có. Về BHXH tự nguyện đối với TNLĐ thì một số quốc gia có.

Rà soát các chương trình BHXH của 169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, có 56 quốc gia đang triển khai chương trình bảo hiểm TNLĐ cho lao động phi chính thức, trong đó có 23 quốc gia triển khai dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Châu Âu có khu vực nhiều quốc gia thực hiện bảo hiểm TNLĐ cho lao động phi chính thức nhất (25/41 quốc gia), tiếp đến là châu Mỹ (12/33 quốc gia); châu Phi (10/48 quốc gia); châu Á có ít nhất (7/37 quốc gia).

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Hình 1: Tỷ lệ bao phủ theo luật định và thực tế so với lực lượng lao động ở một số quốc gia.

Trong khi tất cả các quốc gia ở châu Phi đều không quy định Chính phủ hỗ trợ mức đóng thì ở nhiều quốc gia khác, tùy theo đặc điểm luật pháp, kinh tế, Chính phủ có các hình thức hỗ trợ triển khai khác nhau, nhưng chủ yếu theo các hình thức hỗ trợ mức đóng. NewZealand và một số quốc gia ở Mỹ Latinh hỗ trợ các nhóm đặc thù. Ở các quốc gia châu Âu, Nhà nước thường hỗ trợ bằng cách đóng bảo hiểm cho một số nhóm đặc thù như nông dân, sinh viên, lao động thử việc….

Về hỗ trợ khi thâm hụt quỹ, ở nhiều quốc gia, Chính phủ chỉ quy định sẽ hỗ trợ ngân sách trong trường hợp Quỹ bảo hiểm bị thâm hụt, điển hình là Trung Quốc, Estonia, Hungary, Nauy, Slovenia. Hỗ trợ các chi phí khác như tiền mai tang phí (Azerbaijan), trợ cấp tiền mặt (Cô oét, Rumania), chi phí y tế hoặc khi bị ốm đau do TNLĐ, BNN (Đan Mạch, Ba Lan), hỗ trợ một phần thông qua giảm thuế (Iceland), hỗ trợ 50% chi phí hành chính (Luxembourg, Malta).

Độ bao phủ thực tế và độ bao phủ theo luật định còn cách xa nhau

Nhiều quốc gia xác định mức đóng đối với lao động tự làm dựa trên thu nhập khai báo, căn cứ vào mức độ rủi ro trong lao động và đóng cùng các chế độ BHXH khác.

Thông thường việc hưởng chế độ áp dụng theo các nguyên tắc cơ bản sau: Không phân biệt theo lỗi của các bên gây ra, bởi đây là rủi ro không mong muốn (trừ trường hợp cá biệt được loại trừ như tự tử, sử dụng trái phép chất gây nghiện...); chia sẻ trách nhiệm, rủi ro của những người tham gia, gồm cả Nhà nước; được thực hiện bởi bên thứ 3 (cơ quan bảo hiểm) độc lập với người sử dụng lao động và NLĐ.

Đa số các quốc gia, việc trợ cấp từ BHXH gồm các khoản sau: Chi phí y tế (từ khi điều trị đến khi phục hồi chức năng, ổn định thương tật); khoản tiền mặt bù đắp một phần thu nhập tùy theo thương tật; các khoản khác như tử tuất, mai táng phí, tiền vận chuyển...

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Tỷ lệ lao động phi chính thức ở khu vực Bắc Âu là thấp nhất trên thế giới. Ảnh: NLĐ Bắc Âu.

Ngay cả ở các quốc gia phát triển nhất, vẫn có một tỷ lệ lao động không được bảo hiểm khi bị TNLĐ. Về tỷ lệ bao phủ theo luật định (tức là tổng số NLĐ thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định pháp luật so với lực lượng lao động), thì những quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Âu có tỷ lệ bao phủ cao nhất (75 - 80%, chủ yếu trong nhóm BHXH bắt buộc, tỷ lệ bao phủ của BHXH tự nguyện rất thấp); nguyên nhân chủ yếu vẫn là do kinh tế và thị trường ở những khu vực này rất phát triển nên quy mô lao động phi chính thức rất nhỏ.

Tỷ lệ giữa số người tham gia BHXH về TNLĐ thực tế thường thấp hơn nhiều tỷ lệ bao phủ theo luật định, trừ một số quốc gia có tỷ lệ bao phủ thực tế và luật định gần bằng nhau như Nhật Bản, Liên bang Nga, Trinidad và Tobago, Barbados; những quốc gia có tỷ lệ bao phủ cao đều là những quốc gia chỉ có hình thức BHXH bắt buộc (như Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Belize…). Việt Nam cùng với Trung Quốc, Paraguay, Zimbabwe thuộc nhóm có tỷ lệ bao phủ theo luật định cũng như thực tế ở mức trung bình thấp.

Đặc biệt, những quốc gia đang triển khai BHXH tự nguyện về TNLĐ thì độ bao phủ thực tế và độ bao phủ theo luật định còn cách xa nhau, cho thấy BHXH tự nguyện không làm tăng độ bao phủ thực tế.

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện ở mức trung bình thấp. Nguồn: baodansinh.vn

Bài viết: TS. Bùi Đức Nhưỡng

Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ATVSLĐ cho nhân viên phòng thí nghiệm Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ATVSLĐ cho nhân viên phòng thí nghiệm

Các phòng thí nghiệm (PTN) phục vụ cho phân tích, nghiên cứu được thành lập mới đang ngày càng gia tăng cả về số lượng, ...

Ca nghi nhiễm Covid-19 từng tham gia hỗ trợ bầu cử, Hà Nội phong tỏa 4 tòa nhà Ca nghi nhiễm Covid-19 từng tham gia hỗ trợ bầu cử, Hà Nội phong tỏa 4 tòa nhà

Liên quan đến ca nhiễm Covid-19 từng tham gia hỗ trợ bầu cử, quận Bắc Từ Liêm (TP Hà Nội) vừa quyết định phong tỏa ...

14 tỷ và lời giải thích khó chấp nhận của Hoài Linh 14 tỷ và lời giải thích khó chấp nhận của Hoài Linh

Sau làn sóng nghi ngờ, thắc mắc và cả bức xúc, giận dữ của dư luận, công chúng quanh số tiền hơn 14 tỷ đồng ...

Xem phiên bản di động