agribank-plus-4112024-522025

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề và việc làm cho người lao động.
Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm lưu động là cung cấp cho người dân ở từng khu vực các thông tin về thị trường lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

“Cơ hội tốt không chỉ dừng lại trong thời điểm diễn ra phiên giao dịch việc làm. Với những thông tin tuyển dụng thu thập được, khi có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm, mong muốn thay đổi công việc, người lao động có thể chủ động kết nối với doanh nghiệp và tự tìm được việc làm phù hợp”, ông Vũ Quang Thành chia sẻ.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Ứng viên tìm hiểu cơ hội việc làm tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, chi nhánh Hà Đông. Ảnh: ĐVCC.

Đơn cử như tại quận Hà Đông, theo thông tin từ ông Phạm Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự bất ổn của tình hình chính trị trên thế giới nên trong 2 năm trở lại đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng; người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sút, các chế độ phúc lợi bị cắt giảm. Đặc biệt, đời sống của những người lao động ở khu vực phi chính thức còn nhiều khó khăn.

“Do vậy, việc tổ chức phiên giao dịch và tư vấn việc làm nhằm kết nối, tạo việc làm cho người lao động, ổn định thị trường lao động là giải pháp cần thiết và quan trọng”, ông Phạm Văn Chiến khẳng định.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Các đại biểu nhấn nút khai mạc phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024. Ảnh: ĐVCC.

Mới đây, tại phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông (ngày 7/4), 63 đơn vị đã tham gia với 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động, du học. Trong đó, số đơn vị tham gia tuyển dụng, xuất khẩu lao động là 59 đơn vị với 4.197 chỉ tiêu, đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực như: kinh doanh thương mại, kinh doanh bất động sản, kế toán - kiểm toán, công nghệ thông tin, marketing, ngân hàng, y - dược, xuất khẩu lao động tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhiều vị trí việc làm yêu cầu trình độ phổ thông nhưng có mức lương cao như trình độ đại học.

Ông Đỗ Huy Hiền - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư công nghệ Đại Sỹ (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trong năm 2024, công ty có kế hoạch tuyển dụng mới 40-50 người.

“Là hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam, chúng tôi ưu tiên tuyển người khuyết tật, với mức lương từ 7-30 triệu đồng và thưởng theo hiệu quả công việc. Ngoài ra, người lao động được tham gia BHXH, tham gia công đoàn, thưởng lễ, Tết, lương tháng thứ 13”, ông Hiền nói.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Nhiều bạn trẻ đến phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông để tìm kiếm cơ hội việc làm. Ảnh: ĐVCC.

Phạm Quang Minh, sinh viên năm thứ hai, khoa Thương mại điện tử, Trường Đại học Đại Nam, lần đầu tham gia Phiên giao dịch việc làm lưu động.

Minh tâm sự: “Lúc đầu em rất hồi hộp, nhưng khi tiếp xúc, được các nhà tuyển dụng đưa thông tin cụ thể, giải thích rõ ràng từng yêu cầu, em thấy sự kiện bổ ích, giúp sinh viên biết đến nhu cầu của doanh nghiệp. Qua đây, sinh viên chúng em cũng có những trải nghiệm tốt hơn về thị trường lao động”. Qua phiên giao dịch việc làm, Minh đã tìm được vị trí thực tập sinh marketing với thu nhập 30.000 đồng/giờ.

Chị Bùi Thị Mỹ - trợ lý tuyển dụng của Tập đoàn khách sạn quốc tế A25 chia sẻ: Phiên giao dịch việc làm ý nghĩa với cả hai phía. Ứng viên có thể tìm hiểu công việc, tiếp cận với doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp có thể sơ tuyển và thu thập data ứng viên tiềm năng.

Chị Mỹ thông tin thêm, hiện Tập đoàn đang ưu tiên tuyển sinh viên làm partime ở vị trí lễ tân, buồng phòng, nhà hàng. Các bạn sẽ làm việc 5 tiếng/ngày với mức lương 30.000 đồng/giờ, và có thể xoay ca phù hợp với lịch học.

Cùng với các phiên giao dịch việc làm lưu động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hằng ngày đều có các phiên giao dịch việc làm. Mỗi năm, Trung tâm tổ chức từ 250 - 260 phiên, trong đó các phiên đều phỏng vấn online tới 14 địa điểm trên địa bàn thành phố, một số phiên còn kết nối, phỏng vấn online đến một số tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng.

Ông Nguyễn Tây Nam - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, để đảm bảo được mục tiêu giải quyết việc làm cho 165.000 lao động, cơ quan này đã chủ động triển khai công tác hỗ trợ, phát triển thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường kết nối cung cầu, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đến hết quý I/2024, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 45.602 người lao động, đạt 27,6% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Video: Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ về hiệu quả các phiên giao dịch việc làm lưu động.

Phiên giao dịch việc làm cho chiến sĩ nghĩa vụ công an xuất ngũ Phiên giao dịch việc làm cho chiến sĩ nghĩa vụ công an xuất ngũ

Phiên giao dịch việc làm dành cho chiến sĩ nghĩa vụ công an TP. Hà Nội xuất ngũ năm 2024, tổ chức tại Trung tâm ...

Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa phát đi cảnh báo về việc một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông ...

Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân Hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch đầu xuân

Các doanh nghiệp tại 9 tỉnh phía Bắc đăng ký tuyển dụng hơn 44 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm ...

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Trong không khí sôi động, tấp nập tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cuối tuần trước, những chàng trai mang quân hàm xanh đã tìm thấy cho mình cơ hội việc làm, học nghề sau khi xuất ngũ.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).
Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài

Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài

Thu nhập cao, địa điểm, thời gian linh hoạt, đang là những “điểm cộng” của hình thức làm việc từ xa được nhiều người lựa chọn. Việc ứng tuyển dễ dàng thông qua các nền tảng tìm việc quốc tế như Upwork hay Fiverr, thay vì ứng tuyển vào các công ty nội địa.
Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp

Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến cần tuyển 20.000 - 25.000 lao động mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp. Nhu cầu này tập trung vào 3 nhóm ngành chính: điện tử, thiết bị điện; dệt may, da giày; cơ khí, sản xuất kim loại.
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật

Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật

Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới.
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết

Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết

Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?

Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?

Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động

Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động

Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...