Hiểm hoạ trong khu nhà ở xã hội: Công nhân bất an vì thang máy liên tục gặp sự cố
Đời sống

Hiểm hoạ trong khu nhà ở xã hội: Công nhân bất an vì thang máy liên tục gặp sự cố

Sỹ Công - Ý Yên
Tác giả: Sỹ Công - Ý Yên
Toà chung cư 15 tầng CT1B thuộc Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) có 2 chiếc thang máy nhưng "luân phiên" hỏng và chiếc còn lại cũng liên tục gặp sự cố.
Quảng Ninh: 2 nữ công nhân bị thương sau vụ sập giàn giáo Hà Nội: Hiểm họa rình rập trong khu nhà ở xã hội
Công nhân "kêu trời" vì phải đi bộ 14,15 tầng do thang máy xuống cấp, gặp sự cố
Tòa nhà CT1B - nơi hệ thống thang máy đang xuống cấp nghiêm trọng và liên tục gặp sự cố. Ảnh: Sỹ Công

Liên quan đến tình trạng mất an toàn tại Khu nhà ở xã hội dành cho công nhân xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) được Cuộc sống an toàn phản ánh trong bài viết: "Hà Nội: Hiểm họa rình rập trong Khu nhà ở xã hội". Nhiều hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt của công nhân, trong đó có hệ thống thang máy xuống cấp chưa kịp thời được khắc phục.

Sáng 25/12/2021, chị Nguyễn Thị Nhàn, công nhân KCN Bắc Thăng Long vội vã từ công ty trở về nhà nghỉ ngơi sau một đêm dài thức trắng để vào ca. Cơ thể mệt mỏi, lại thêm việc thang máy hỏng, phải đi bộ hơn chục tầng khiến chị Nhàn không giấu nổi sự bức xúc.

“Đi làm về chỉ mong được nghỉ ngơi, cuối cùng vẫn phải lê từng bước lên mười mấy tầng cầu thang với một đống đồ đạc thì làm sao có thể bình tĩnh?”, chị Nhàn nói và cho biết, đã từ lâu cư dân toà nhà CT1B phải sử dụng chung một chiếc thang máy bởi chiếc còn lại thường xuyên bị hỏng không được sửa.

Chị nói thêm: “Đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự cố, hầu như tháng nào cũng có vài lần cả hai thang máy không thể sử dụng. Tôi gặp phải trường hợp này quá nhiều, đi làm về thang hỏng buộc phải đi bộ, rất mệt mỏi và bức xúc. Chúng tôi có ý kiến lên xí nghiệp rồi nhưng không được khắc phục”.

Công nhân "kêu trời" vì phải đi bộ 14,15 tầng do thang máy xuống cấp, gặp sự cố
Một trong hai chiếc thang máy đã hỏng nhiều tháng nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời. Ảnh: Sỹ Công

Cùng chung nỗi bức xúc, chị Dung, cư dân sống trên tầng 15, toà nhà CT1B nói rằng sáng thứ Bảy gia đình có công việc, chị phải đi cầu thang bộ hai lượt, vô cùng mệt mỏi.

“Nhiều khi thang bất ngờ ngừng hoạt động, trẻ con đứng trong đó khóc hết nước mắt”, chị lắc đầu ngán ngẩm.

Anh Đặng Văn Trường, Trưởng toà CT1B cho biết, hiện có 114 hộ gia đình với trên 400 người sinh sống tại toà nhà. Lâu nay, toàn bộ cư dân chỉ sử dụng một chiếc thang máy bởi hai chiếc thang này luân phiên thay nhau hỏng.

“Ban quản lý sửa được chiếc này thì lại hỏng chiếc kia, tình trạng không được giải quyết dứt điểm dù chúng tôi đã phản ánh liên tục”, anh Trường cho hay.

Theo chia sẻ của Trưởng toà CT1B, vào khoảng 4h40 phút, ngày 25/12, một âm thanh lớn phát ra trong toà nhà, cùng với đó là hiện tượng rung mạnh trong khoảng 15 phút. Sau đó chiếc thang máy ngừng hoạt động, phải mất nhiều giờ để khắc phục, sửa chữa.

Mặc dù sự cố được khắc phục nhưng trước tình trạng chỉ có một thang máy hoạt động tại toà nhà đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hơn 400 cư dân.

Video: Thang máy tại Khu nhà ở công nhân (xã Kim Chung) xuống cấp nghiêm trọng

Thực hiện: Sỹ Công - Ý Yên

Ghi nhận của PV Cuộc sống an toàn, mỗi buổi sáng luôn có hàng trăm người dân chờ đợi để vào thang máy, nhiều người đành phải lựa chọn giải pháp đi bộ cho an toàn.

Thế nhưng dù chờ đợi tới lượt để vào thang máy hay chấp nhận đi bộ thì việc muộn giờ làm vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều công nhân phản ánh tháng nào cũng bị trừ "tiền chuyên cần” vì lý do đi muộn.

Điều quan trọng hơn là sức khoẻ, tính mạng của hàng trăm cư dân, trong đó có người già, trẻ nhỏ. Thật khó có thể đảm bảo sự an toàn của cư dân khi hằng ngày họ vẫn phải di chuyển bằng hệ thống thang máy liên tục gặp sự cố như vậy. Bởi lẽ có quá nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra liên quan đến sự cố thang máy trong thời gian vừa qua tại các toà chung cư cũ.

Anh Đặng Văn Trường, Trưởng toà CT1B nói rằng trước đây thang máy từng bị tuột cáp, cú rơi tạo ra tiếng động lớn rung chuyển cả tòa nhà. Người dân nhiều lần kiến nghị sửa chữa, khắc phục nhưng chưa được Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (đơn vị trực tiếp vận hành và quản lý) thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội giải quyết dứt điểm.

Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn chiều 25/12, bà Lê Thị Minh Hường – Quyền Giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội cho biết, hằng năm đơn vị vẫn thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thang máy và đều có đề xuất thay thế thiết bị đã hỏng nhưng các thiết bị của thang máy này không dễ mua và phải đặt ở nước ngoài rất lâu, vì vậy xí nghiệp chưa kịp khắc phục, thay thế.

Vậy là, trong khi chờ đợi xí nghiệp mua được các thiết bị thay thế, người dân vẫn từng ngày, từng giờ phải sử dụng một chiếc thang máy mặc dù chiếc thang này cũng thường xuyên gặp sự cố trong sự thấp thỏm, bất an!?

Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội để làm rõ vấn đề này!

Nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long, TP Hà Nội đầu tư Dự án thí điểm xây dựng nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh để giải quyết nhu cầu nhà ở công nhân, giúp họ yên tâm làm việc trong các nhà máy tại KCN. Dự án được đưa vào sử dụng từ năm 2007, đến năm 2013 thì bàn giao 2 tòa nhà cuối cùng. Tuy nhiên, theo thông tin cư dân sống tại tòa nhà CT1B chia sẻ thì năm 2019 họ mới chính thức được sống tại đây.

Tại mục 2.4, yêu cầu về thang máy trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN số 04:2018/BXD) nêu rõ, toà nhà chung cư trên 9 tầng phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

Hà Nội: Hiểm họa rình rập trong khu nhà ở xã hội Hà Nội: Hiểm họa rình rập trong khu nhà ở xã hội

Tình trạng mất an toàn tại khu nhà ở xã hội dành cho công nhân ở thôn Bầu, xã Kim Chung...

NLĐ tại Super Hotel Candle nghỉ việc nhiều tháng vẫn chưa được nhận sổ BHXH NLĐ tại Super Hotel Candle nghỉ việc nhiều tháng vẫn chưa được nhận sổ BHXH

Nhiều người lao động (NLĐ) từng làm việc tại Super Hotel Candle (số 301 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) sau khi nghỉ việc nhiều ...

Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: Học viện Y Dược học cổ truyền nói gì? Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: Học viện Y Dược học cổ truyền nói gì?

Liên quan đến sự việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương, mới đây Học viện Y ...

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm