Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy
Đời sống - 06/08/2023 17:46 Ý YÊN
Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic cùng gia đình nhiều năm thuê căn hộ tại toà CT1A, Khu nhà ở công nhân Kim Chung. Khi được hỏi về mong muốn lúc này, chị nói hai điều: Một là mức giá thuê “phù hợp hơn so với thu nhập”; hai là sửa chữa triệt để hệ thống thang máy.
“Thang máy của toà nhà hiện tại bị trục trặc, thường xuyên bị hỏng, việc đi lại hết sức nan giải”, chị nói.
Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic chia sẻ tại Toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách” - Ảnh: Ngọc Tú |
Câu chuyện thang máy khu nhà này liên tục gặp sự cố đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh từ năm 2021 song đến nay tình hình vẫn vậy. Còn nhớ tháng 2/2022, ông Phạm Hoàng Hải – Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) – đơn vị quản lý khu nhà giải thích do quy trình, thủ tục quản lý vận hành phức tạp nên đơn vị khó khắc phục.
Đến nỗi, khi 2 chiếc thang máy toà nhà CT1A hỏng, bộ phận kỹ thuật chỉ còn biết cho ngừng hoạt động vô thời hạn để tiếp tục chờ… “xin ý kiến”.
Khu nhà ở công nhân Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) được xây dựng trên diện tích 20 héc-ta, bao gồm 28 đơn nguyên nhà. Trong đó, có 24 đơn nguyên nhà cao 5 tầng (với 1.084 căn hộ phục vụ 9.168 chỗ ở thuê); 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng (với 448 căn hộ phục vụ 2.352 chỗ ở thuê). Nhà CT1 có 224 căn hộ phục vụ hộ gia đình với 896 chỗ ở; nhà CT2, CT3 có 224 căn hộ phục vụ công nhân độc thân với 1456 chỗ ở. Hiện khu nhà ở có khoảng 9.000 công nhân đang sinh sống, tỷ lệ lấp đầy khu nhà ở đạt khoảng 80%. |
Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) - Ảnh: Ý Yên |
Sáng nay (6/8/2023), tại toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách”, câu chuyện về thang máy toà CT1A một lần nữa trở thành chủ đề nóng, như một minh chứng cho sự bất cập trong quản lý, sửa chữa cơ sở vật chất tại khu nhà ở công nhân Kim Chung.
Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nói rằng vấn đề thang máy “là hậu quả của việc thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân”.
“Đề án đầu tiên là xây nhà ở cho công nhân để cho các khu công nghiệp – chế xuất mua lại, cho công nhân thuê. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài khi vào khảo sát thì thấy đề án không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ, cho nên họ không mua và thành phố chuyển sang hình thức cho công nhân thuê”, ông Dũng nói và cho biết từ thiết kế, thi công, đầu tư khu nhà có rất nhiều vấn đề, và thang máy ở CT1A chỉ là một trong số đó.
Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội - Ảnh: Ngọc Tú |
Cụ thể hơn, ông Dũng chỉ ra rằng hố thang máy vốn được thiết kế cho một loại thang riêng nhưng khi thi công lại không nhập được loại thang này, đành phải thay bằng thang khác nhỏ hơn so với hố thang. Lúc nghiệm thu thì không có vấn đề gì nhưng qua quá trình sử dụng, thang bị rung lắc, hệ thống phụ trợ cũng bị trục trặc, hỏng nhanh chóng.
“Nó đã không đúng với tiêu chuẩn thiết kế nhưng vẫn đưa vào sử dụng cho kịp tiến độ thi công với khu thí điểm này. Đấy là cái bất cập”, ông Dũng nói thêm.
Theo ông Dũng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đề xuất thay lại thang nhưng nguồn kinh phí lớn, cơ quan thẩm duyệt là Sở Xây dựng Hà Nội không chấp nhận. Còn khi đưa sang Sở Tài chính cũng không được duyệt tiền đầu tư.
Việc hỏng đâu sửa đấy dẫn đến trục trặc không thể khắc phục. Đấy là chưa kể việc bảo trì phải theo nhiều quy trình, từ kiểm tra, khảo sát, quy hoạch, dự toán, đến trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. “Khi phê duyệt thì rơi vào khoảng quý 3 hoặc đầu quý 4… Có tiền rồi chúng tôi mới đề xuất đơn vị thực hiện, và nếu giá cao quá thì phải tổ chức đấu thầu”, ông Dũng cho hay.
Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội đề nghị hai điều: Thứ nhất, thành phố có chính sách xử lý câu chuyện hư hỏng đột xuất, bởi đơn vị “không có để đáp ứng được ngay nguồn kinh phí sửa chữa”. Thứ hai, sắp tới khi xây dựng khu nhà ở cho công nhân thì cần đồng bộ, có tầm nhìn về mặt quy hoạch, xây dựng.
Nên làm nhà cho công nhân thuê trước khi tính chuyện bán Theo PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội nhà ở cho công nhân là vấn đề bà đau đáu nhiều năm nay. Khi là đại biểu Quốc hội, bà từng đề nghị Chính phủ có quỹ làm nhà ở cho công nhân thuê, sau mới tính chuyện bán.
“Bây giờ rất nhiều công nhân làm 6-7 triệu/tháng, nuôi 2 đứa con ở Hà Nội. Làm sao đủ sống? Nhiều công nhân không có ý định bám trụ khu công nghiệp lâu dài, họ có mua nhà không?”, bà An đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh nếu không giải quyết câu chuyện nhà ở cho công nhân, họ không thể yên tâm sản xuất, ngoài ra còn liên quan nhiều vấn đề khác như: Giáo dục, an ninh trật tự,… “Tôi cho rằng vấn đề nhà ở cho công nhân rất cấp bách hiện nay. Nhưng cần đưa ra chính sách sao cho phù hợp với túi tiền của họ. Đồng thời có chính sách hợp lý thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng tham gia… Cần phân rõ vai, Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì và công nhân lao động làm gì?”, PGS.TS Bùi Thị An nói. |
Nước mắt những “đời tôm”, “phận cá” Nhận 2 triệu đồng sau khi cầm cố chiếc điện thoại, Mỹ nói bây giờ mình sẽ đi trả nợ. Nhưng đó chỉ là công ... |
Hành trình không trọn vẹn Tháng 9 này, những công nhân cuối cùng của Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ được chốt sổ bảo hiểm. Kế hoạch tổ chức ... |
Những cuộc mưu cầu hạnh phúc Lò Mí Pó quyết rời thành phố ngay cả khi “ông chủ” không/chưa trả 8 triệu 850 ngàn đồng tiền công. Trong khi đó, Vừ ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Mã lệ phí trước bạ xe máy xem ở đâu? Hướng dẫn cách xem và ghi tờ khai lệ phí trước bạ xe máy đầy đủ
- Lệ phí trước bạ xe máy, xe máy điện là bao nhiêu phần trăm?
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…