“Gánh nặng” quy hoạch trên đôi vai phụ huynh
Văn hóa - Xã hội - 18/09/2022 09:46 QUỐC THẮNG
Chuyện thật như... đùa
Trong 2 ngày, 27 và 28/8, khoảng 700 phụ huynh tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) tham gia bốc thăm để giành suất vào trường mầm non công lập cho con. Qua hai vòng bốc thăm đầy may rủi, một phụ huynh có hai đứa con sinh đôi nhận được hai phiếu trái ngược: “Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường” và “Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường”.
Những chuyện éo le tưởng chừng không còn trong thời đại ngày nay lại đang hiện hữu trước mắt chúng ta. Những đứa trẻ không được lá thăm may mắn có thể chẳng biết được điều đó nhưng lại là gánh nặng của cha mẹ chúng khi họ phải thay đổi kế hoạch đưa đón và chi phí học tập.
Phụ huynh lo lắng chờ đến lượt bốc thăm trúng tuyển cho con vào sáng 27/8 tại Trường Mầm non Hoàng Liệt (Hà Nội). Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) là khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh, hiện có khoảng 70.000 dân (tương đương dân số ba phường khác). Đến tháng 7/2022, phường có hơn 8.150 trẻ trong độ tuổi mầm non, trong đó có 6.611 trẻ 2-5 tuổi. Nhưng Trường Mầm non Hoàng Liệt là trường công lập duy nhất trên địa bàn.
Theo thống kê ở thời điểm năm 2017, phường có có 72 tòa nhà chung cư cao tầng được đưa vào sử dụng, trong đó nhiều khu cao đến 45 tầng nhưng không có chủ đầu tư nào chịu xây trường học. Năm nay, con số đó đã tăng lên đến 85 tòa nhà và dân số trên địa bàn tất yếu sẽ không có dấu hiệu dừng lại.
Không phải trường học trên địa bàn không được quy hoạch nhưng cả 3 dự án đều nằm trên đất nghĩa trang, đất ao đình nên không khả thi. Dân số tăng nhanh, trường công không đủ đáp ứng nên các cháu được gửi vào loại hình trường tư. Và không phải người dân nào cũng đủ tiền để cho con em mình học ở những trường đắt đỏ này. Sau cuộc bốc thăm, đã có những phụ huynh bức xúc vì họ sống trên địa bàn từ khi sinh ra, họ không quên rằng người dân địa phương hiến đất xây trường nhưng con cháu lại không được học trường công lập.
Nghịch lý sẽ xảy ra vào mỗi sớm mai: có những phụ huynh phải đưa trẻ rời khỏi nhà từ sáng sớm tinh mơ để kịp giờ học nhưng cũng có những đứa trẻ còn ngái ngủ trên ô tô đỗ ở cổng trường ngay trước hiên nhà họ. Mong muốn không phải hít bụi mịn, tránh tắc đường mỗi sáng trở thành ảo tưởng.
Phụ huynh và học sinh gánh chịu
Trong nghiên cứu Những gánh nặng ở trường mầm non (Souffrances à l’école maternelle - Spirale 2010/1 (số 53), trang 85-94), Isabelle Kowalski cho rằng, chính mầm non là cấp học có nhiều “gánh nặng” nhất.
Con biết học ở đâu nếu cha mẹ bốc phải phiếu “Rất tiếc bé đã không trúng tuyển”? Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Những “gánh nặng” này biểu thị rất đa dạng, đôi khi dữ dội, ảnh hưởng đến tất cả các thành viên của cộng đồng có liên quan: trẻ, giáo viên và các bậc phụ huynh. Có một “gánh nặng quy hoạch đô thị” đang đè nặng lên đôi vai phụ huynh mà tác giả chưa nhắc tới. “Gánh nặng” ấy, dù vô hình hay hữu hình, cũng đang đè nặng lên đôi vai trẻ thơ. Không chỉ đơn giản là quy hoạch đô thị mà là khi quy hoạch đô thị không gắn liền với những cuộc khảo sát nhân khẩu học thì những bất hợp lý tất yếu sẽ xảy ra.
Trường tư gần nhà học phí cao tạo áp lực lên phụ huynh. Trường công gần nhà trả lời “Rất tiếc bé không trúng tuyển”. Đó là chưa nói đến việc, trong xu thế ấy, trường công gần nhà rất có thể “chuyển mình” thành “trường công chất lượng” trong những khu đô thị cao cấp.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2016, Việt Nam chi cho giáo dục chiếm khoảng 5,65% GDP so với trung bình thế giới là 4,49%. GDP. Chưa khẳng định được chi phí cho giáo dục có cùng chiều với chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia hay không vì còn phụ thuộc vào mức độ phát triển, quan điểm giáo dục ở quốc gia đó. Nhưng với tâm lí phổ biến: đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai thịnh vượng của các bậc phụ huynh châu Á, chắc chắn con số trên có ảnh hưởng từ vấn đề quy hoạch đô thị và phản ánh rõ “gánh nặng” đang đè lên đôi vai của các bậc phụ huynh.
Cách đây 2 tuần, tại buổi giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với giáo dục mầm non tại KCN, KCX ở TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, nhiều trường công ở thành phố điều kiện tốt, trống chỗ nhưng công nhân, NLĐ lại không thể gửi con vào được, đành gửi trường tư.
Lý do là vì thời gian trả trẻ của các trường công không phù hợp thời gian làm việc của bố mẹ. Hãy hình dung, mỗi tháng phải chi thêm khoảng 2 triệu đồng cho việc học của con ở trường tư đối với công nhân, NLĐ, nhất là trong thời bão giá, không hề là bài toán đơn giản.
Khai giảng tại Trường Mẫu giáo Mầm Non B, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. |
Câu chuyện người đàn ông ở Tây Ninh bắt rắn để nộp học phí cho con cách đây 2 năm làm cho bất cứ ai cũng phải nao lòng. Rắn cắn vào đùi, nơi động mạch có thể dẫn nọc độc lên tim rất nhanh nhưng anh không hề buông tay. Tỉnh dậy sau khi được cấp cứu, câu đầu tiên anh hỏi: “Con rắn đâu?”. Năm học mới đã đến, sẽ có những NLĐ làm thêm, tăng ca nhiều hơn để đủ chi phí học cho con và cả ngày chẳng gặp mặt con; hoặc sẽ phải chấp nhận gửi con ở nhóm trẻ gia đình và thấp thỏm lo âu; hoặc nhớ con đến da diết vì buộc phải gửi chúng về quê. Rồi mọi chuyện có thể xảy ra từ những sự xa cách ấy.
Doanh nghiệp chưa lên sàn “nặng gánh” áp lực trả nợ trái phiếu Theo BSC, tổng quy mô trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024 ước tính lần lượt khoảng 317.5 nghìn tỷ đồng và 363.4 nghìn tỷ đồng, ... |
Thương dân từ gánh hàng rong Giữa một biển thông tin trên báo chí và mạng xã hội, có một nội dung được nhiều người chú ý và hoan hỉ đồng ... |
Nâng cao vai trò của Công đoàn trong thực hiện văn hóa công vụ và cải cách hành chính Đó là nhấn mạnh của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 13/01/2025 17:50
Chuyện giao thông hôm nay và câu ngạn ngữ xưa "gieo gì gặt nấy"
Những ngày này, nhiều người trên mạng xã hội, trong câu chuyện trao đổi với nhau ở gia đình hay ngoài phố, đang trách oan Nghị định 168.
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Cà phê tối - 11/01/2025 14:24
Thay kỳ thi bằng “đánh giá năng lực”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố bỏ hoàn toàn kỳ thi lớp 6 ở tất cả các trường trên hệ thống giáo dục toàn quốc. Thay vào đó, Bộ vẫn để ngỏ phương án “đánh giá năng lực” cho các trường chất lượng cao.
Cà phê tối - 08/01/2025 14:56
Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá
Giữa những tranh cãi không hồi kết về trận chung kết đã kết thúc 3 ngày trước giữa cổ động viên hai đội, cách hành xử của bà Pang - Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan - khiến các bên đều nể phục.
Cà phê tối - 06/01/2025 13:54
Việt Nam vô địch lẫm liệt và đàng hoàng
Đội tuyển Việt Nam đã đả bại kỳ phùng địch thủ Thái Lan 3-2 ngay trên sân Rajamangala. Qua đó, giành chiến thắng chung cuộc 5-3 và mang cúp vô địch ASEAN Champions về Hà Nội.
Cà phê tối - 04/01/2025 10:57
Không sợ Thái Lan và lời nguyền 3 thập kỷ
Chiến thắng nức lòng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì (Phú Thọ) đã giúp đội nhà có lợi thế nhất định trong trận lượt về. Hơn thế, nó cũng giải “lời nguyền” đeo đẳng đội tuyển tới gần ba chục năm của đội nhà trước Thái Lan.