Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Cà phê tối - 04/11/2020 11:10 Mỹ Mỹ
Thiên tai, giáo dục và tầm nhìn chiến lược Những người lính ở Trà Leng Nước mắt đàn ông ở Trà Leng |
![]() |
Nụ cười đã trở lại trên môi người đàn ông từng khóc nức nở, không nhận tiền, chỉ xin xe tới thăm vợ con sau vụ sạt lở đất ở Trà Leng. Ảnh: MXH |
Nhưng sẽ có những phút chạnh lòng khác. Rằng có phải ai cũng có nụ cười mãn nguyện sau bao chênh vênh giữa vòng sinh tử của gia đình như anh?
Câu trả lời là không. Con mất bố mẹ; vợ mất chồng con… quá nhiều những câu chuyện thương tâm ở Trà Leng nói riêng và cả đợt thảm họa sạt lở liên hoàn này nói chung.
Những nỗi đau ấy được ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) chất vấn các cơ quan có thẩm quyền: "Liệu trong 20 năm qua, những thiệt hại do biến đổi khí hậu bao nhiêu là do thiên tai, bao nhiêu là do nhân tai?"
Ông Nghĩa cũng nêu về việc làm thủy điện phá rừng nhưng không trồng lại hoặc trồng lại không đúng cam kết. Rồi ông hỏi thẳng: “Đã có ai nghiên cứu liệu rừng trồng lại có tác dụng như rừng nguyên sinh không?”
Và ngay câu sau chính ông cũng trả lời luôn: “Một ha rừng nguyên sinh bảo đảm môi trường, an toàn cho đất đai có khi còn hơn cả chục ha rừng trồng lại vì rễ rừng nguyên sinh bám sâu, đan xen, hiệu ứng tốt hơn rừng trồng lại nhiều”.
Còn đây là ý kiến chuyên gia. Ông Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trên VnExpress: “Mất rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân dẫn tới sạt lở. Nhiều nơi tỷ lệ che phủ của rừng lên tới 70 - 80%, nhưng là rừng tái sinh hoặc rừng trồng. Khả năng giữ nước của rừng tái sinh rất hạn chế so với rừng tự nhiên. Rừng trồng đa phần là keo, sau một vài năm thu hoạch trồng cây lại mới khiến liên kết đất yếu, hệ thống rễ cây trồng không phát triển để giữ lại nước”.
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên liên quan tới địa hình, địa chất, ông Hòa cũng chỉ ra rằng các hoạt động dân sinh như phá rừng, mở đường xây dựng công trình… đã khiến nguy cơ sạt lở cao hơn, tình hình nghiêm trọng hơn.
Các công trình ấy có thể là đường dân sinh, các công trình của người dân. Nhưng cũng có thể là thủy điện cóc. Đơn cử, riêng Thủy điện Rào Trăng 3 với công suất 13 MW đã khiến 44.4 ha diện tích rừng “trong khu bảo tồn” bị mất. Nên nhớ, gần đó còn nhiều thủy điện cóc khác mà trong đợt mưa lũ chúng ta đã phải nỗ lực liên lạc với từng nơi.
Bao nhiêu cây trồng lại cho đủ? Đúng hơn, cây trồng lại bao nhiêu năm cho đủ với số đã mất?
Việc thủy điện cắt lũ là đúng. Việc các loại hình tạo ra năng lượng như thủy điện, nhiệt điện, phong điện, điện hạt nhân, thậm chí điện mặt trời đều có mặt trái là đúng. Và chúng ta vẫn cần tiêu thụ năng lượng nên sẽ phải cân nhắc lựa chọn và chấp nhận những mặt trái ở mức độ cho phép.
Nhưng câu chuyện thủy điện “cóc” hiện tại chủ thể không phải là thủy điện. Mà là quá trình thực thi, làm thủy điện. Cụ thể ở đây là mất rừng, mất cây, mất sự bảo vệ cần thiết với con người.
Đấy là cái giá không đáng! Đúng hơn chúng ta có thể phòng tránh được nếu quy hoạch tốt.
Trở lại với câu hỏi của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Tôi nghĩ biến đổi khí hậu dẫn tới thiên tai là có. Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua cũng là ở dạng hiếm gặp. Song, chúng ta cũng có trách nhiệm với hệ sinh thái đang biến đổi.
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Nghe to tát và xa xôi. Nhưng hãy nhìn đôi mắt người đàn ông Nguyễn Cao Tùng ở thời khắc anh tưởng sẽ mất cả gia đình. Phá cây làm thủy điện tràn lan, tráo trở với thiên nhiên sẽ có kết cục rất gần với những tổn thương thực của con người.
Anh Tùng và gia đình đã may mắn thoát nạn. Cũng như nhiều đồng bào khác ngay cả những người đọc những dòng này cũng như người viết dòng này vẫn thấy an toàn trong bão lũ. Nhưng sớm thôi, từng động thái của chúng ta với tự nhiên đều mang tới những hệ lụy nhãn tiền.
Phòng được nhân tai, chúng ta sẽ hạn chế được nhiều thiên tai. Chẳng phải cụ Nguyễn Du đã từng nói “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” đó sao.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/11, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 47,832 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Chỉ 1 cơn bão, đã bộc lộ toàn bộ sự yếu kém. Từ vĩ mô tới vi mô, từ trung ương tới cấp xóm, trong ... |
![]() Có ý kiến cho rằng tên gọi cuộc thi ảnh "Trai xinh - Gái đẹp trong công nhân các khu công nghiệp" sẽ khiến nhiều ... |
Cà phê tối - 22/03/2025 14:59
Không chỉ lĩnh vực công, các doanh nghiệp tư nhân hay các tập đoàn lớn đều đang trong quá trình tinh gọn sâu rộng. Thị trường lao động đang trở nên phức tạp hơn lúc nào hết.
Cà phê tối - 19/03/2025 14:04
Buồn chuyện gia đình, Ngọc đi nhậu. Trong hơi men, Ngọc muốn ra nghĩa trang tâm sự với người cha đã quá cố. Tuy nhiên, trên đường đi, Ngọc đã gây tai nạn thảm khốc.
Cà phê tối - 17/03/2025 14:36
Sự việc chị Đinh Hải Nam tìm kiếm ân nhân tên Nga suốt 17 năm sau khi chị Nga cho chị Nam 8 chỉ vàng khiến dư luận rưng rưng. Câu chuyện nhẹ nhàng như một lời nhắc nhớ về ân nghĩa ở đời.
Cà phê tối - 15/03/2025 13:34
Hôm qua, công ty Chị Em Rọt (CER Group) đã tổ chức buổi “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông” để chia sẻ thông tin về scandal “kẹo rau”. Nhiều lời xin lỗi đã được đưa ra song làn sóng bức xúc từ phía dư luận càng được thổi bùng lên.
Cà phê tối - 10/03/2025 14:55
Vừa qua, Hà Nội quyết định phá tòa nhà "Hàm Cá Mập" tại số 7 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, để mở rộng Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và cải thiện không gian quanh Hồ Gươm.
Cà phê tối - 08/03/2025 13:06
Vụ việc các Tiktoker Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục và hoa hậu Thủy Tiên quảng cáo về loại kẹo mà uống vài viên ngang với ăn một đĩa rau đã được Bộ Y tế đồng loạt vào cuộc. Nhưng nhìn đi nhìn lại, hình ảnh người ta kỳ vọng ăn một viên kẹo có thể thay thế đĩa rau thực sự như một trò đùa, một phép châm biếm kỳ vĩ.
Cà phê tối - 05/03/2025 14:22
Vụ việc “bà Sáu mập” vượt qua bạo bệnh bằng 150 tờ vé số được y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thủ Đức (TP.HCM) “mua gấp” khiến nhiều người ấm lòng.
Cà phê tối - 03/03/2025 11:58
Sau 24 giờ ra mắt, MV Bắc Bling (Bắc Ninh) của ca sĩ Hòa Minzy đã đứng đầu hàng loạt bảng xếp hạng trong đó đứng số 1 ca khúc thịnh hành YouTube.
Cà phê tối - 01/03/2025 13:23
Theo quyết định của Bộ Chính trị, học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026.
Cà phê tối - 26/02/2025 14:16
Phiên livestream của Phạm Thoại giải quyết lùm xùm từ thiện hôm qua đã ghi nhận con số kỷ lục về người xem trên TikTok.
Cà phê tối - 24/02/2025 13:55
Việc đồng Pi được lên sàn và bắt đầu có giao dịch qua sàn khiến cộng đồng tiền số rúng động. Bởi, Pi Network vốn là hệ thống “đào coin” bằng điện thoại, không yêu cầu card khủng như các loại tiền số khác. Trong blockchain, về lý, điều này là phi thực tế.
Cà phê tối - 22/02/2025 18:47
Grok 3 Beta của xAI vừa ra mắt một lần nữa lại khiến mọi người sững sờ. Bởi không chỉ viết tốt mà độ nhạy cảm của nó với ngôn từ.
Cà phê tối - 19/02/2025 15:09
Hà Nội và TP. HCM ghi nhận nhiều người dân xếp hàng để đổi giấy phép lái xe. Những hàng người nhẫn nại xếp hàng, khi về lý thuyết, họ có thể làm online giữa kỷ nguyên công nghệ nói lên nhiều điều.
Cà phê tối - 17/02/2025 14:20
Tránh nghiên cứu khoa học chỉ “xếp trong ngăn kéo”; thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, miễn trừ trách nhiệm hình sự và dân sự cho việc đầu tư và nghiên cứu khoa học… là những điểm nổi bật trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay (17/2).
Cà phê tối - 15/02/2025 13:59
Đề xuất của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT về chiến lược “bình dân AI vụ” (như bình dân học vụ trong quá khứ) để đưa AI vào chương trình giáo dục từ lớp 1 gây choáng với nhiều người. Câu hỏi đặt ra, có thực AI quan trọng tới mức như vậy không?
Cà phê tối - 12/02/2025 15:33
Vụ việc tài xế xe Lexus tấn công nam nhân viên giao hàng khi va chạm trên đường gây bức xúc trong xã hội. Hiện tại, vụ án đã bị khởi tố, kẻ hành hung đã bị tạm giữ hình sự.