Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm
Thị trường lao động - 22/03/2024 09:09 TRƯỜNG SƠN
Cung cấp cơ hội học nghề và việc làm theo định hướng thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp |
Giải quyết việc làm chưa đạt kỳ vọng
Tại Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên cho biết, hiện tại lực lượng lao động của tỉnh là 615.143 người. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng để cung ứng lao động đã có những chuyển biến rõ nét và mang tính đột phá.
Hằng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho từ 15.000 - 17.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2023 đạt 70,25%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
“Doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa tìm đủ và giữ chân được người lao động ở các vị trí cần tuyển và có lúc phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho địa phương, các ban, ngành, cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để cùng nhau phối hợp, đưa ra một chiến lược phát triển hợp lý, đáp ứng xu hướng thị trường”, ông Bình nói.
Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: ĐVCC |
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, để tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, một trong những tiền đề quan trọng là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn phối hợp, đồng hành, hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp kết hợp tạo việc làm bền vững. Đồng thời, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động, thúc đẩy kết nối cung - cầu lao động khu vực miền Trung và trên địa bàn tỉnh.
Cần nắm bắt nhu cầu thị trường lao động
Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, giáo dục nghề nghiệp cần phát triển nhanh nhưng phải bền vững.
Ông Bình nhấn mạnh, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có cơ chế, chính sách thu hút, kêu gọi các thành phần trong xã hội cùng tham gia vào công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp kết hợp tạo việc làm bền vững. Việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là cần thiết để đảm bảo tinh, gọn, mạnh và thuận lợi cho việc đầu tư, định hướng chiến lược phát triển mới.
Đối với doanh nghiệp cần phải chủ động để tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đại học trong tỉnh và khu vực theo phương châm cùng trao đổi, đồng hành, cùng phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thông tin về vị trí việc làm và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đến với các cơ sở đào tạo và người lao động.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: ĐVCC. |
Đẩy mạnh việc gắn kết đào tạo và trực tiếp tuyển dụng nguồn lao động kỹ thuật dồi dào và chất lượng cao của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên địa bàn, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm việc làm ổn định, chất lượng.
Ngược lại, về phía đơn vị đào tạo cũng cần tập trung phát triển kỹ năng, phát triển giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
“Để giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững, các cơ sở đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chuyển đổi số với việc cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường lao động để mở rộng ngành, nghề và xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội”, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh.
Doanh nghiệp tuyển lao động có chuyên môn Hiện nay, một số nhà đầu tư lớn đang và sắp đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin về nhu cầu nhân lực trong thời gian tới. Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế cho biết đang dự kiến tuyển dụng từ 2.000 đến 2.500 lao động ở các vị trí quản lý, nhân viên bán hàng, thu ngân, chế biến, vận chuyển, nhân viên an ninh, vệ sinh, kỹ thuật, chăm sóc khách hàng… Chiến dịch tuyển dụng sẽ diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2024, cả kênh online và offline. Công ty Cổ phần Kim Long Motors Huế - chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motors Huế tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đang có nhu cầu tuyển gần 900 lao động trong năm 2024. Trong đó, công ty sẽ tuyển 30 nhân sự quản lý, 200 kỹ sư, cử nhân (các ngành Cơ khí ô tô, Cơ khí chế tạo, Điện - tự động hóa, Quản lý công nghiệp) và 660 công nhân trình độ từ trung cấp đến cao đẳng (các ngành Công nghệ ô tô, Cơ khí gò/hàn, Cắt gọt kim loại, Điện, Sơn – composite...). |
Video Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với thị trường lao động Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2023 diễn ra sáng 14/5, tại Trung tâm ... |
Cung cấp cơ hội học nghề và việc làm theo định hướng thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp Thời gian qua, tổ chức Plan International Việt Nam đã hợp tác với Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội (HNIVC) trong nhiều dự ... |
Đào tạo, chuyển đổi nghề cho 1,6 triệu lao động nông thôn ĐBSCL Tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 23/11/2024 16:23
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến sự hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới.
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thị trường lao động - 06/11/2024 06:23
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động
Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...
Thị trường lao động - 01/11/2024 17:30
Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Nếu người lao động được đãi ngộ tốt, được làm việc trong môi trường an toàn, đáp ứng nhu cầu và phúc lợi cơ bản, sẽ gắn bó với doanh nghiệp, cải thiện năng suất lao động.
Thị trường lao động - 31/10/2024 15:38
Thị trường lao động UAE - cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, và trí tuệ nhân tạo. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam có thể học hỏi, phát triển kỹ năng, nâng cao chuyên môn và cải thiện thu nhập.
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật