Đào tạo, chuyển đổi nghề cho 1,6 triệu lao động nông thôn ĐBSCL
Đời sống - 22/08/2023 21:06 TRẦN LƯU
Tính đến nay, tỷ lệ lao động trong vùng ĐBSCL đã qua đào tạo tăng từ 12,2% năm 2016 lên 14,6% năm 2021; năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản của vùng cũng có xu hướng tăng.
Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2017 - 2021 đạt 11,5%/năm, cao hơn so với năng suất lao động ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thu nhập của lao động trong vùng có xu hướng tăng liên tục; tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân của lao động vùng đạt 4,9%/năm.
Lao động nông thôn vùng vùng ĐBSCL phần lớn là làm nông nghiệp. Ảnh: Tr.L. |
Tuy nhiên, hiện vùng ĐBSCL đang là khu vực có số người di cư khỏi vùng lớn nhất cả nước. Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 năm trở lại đây, số lượng người di cư khỏi vùng châu thổ này đã lên đến gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng.
Nguyên nhân được xác định là do năng suất lao động và thu nhập của người dân thấp hơn vùng Đông Nam Bộ. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người vùng ĐBSCL chỉ đạt hơn 3,7 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn 56% so với vùng Đông Nam Bộ.
Trước tình trạnh trên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án Đào tạo, chuyển đổi nghề lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Nông dân vùng nông thôn ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: Tr.L. |
Đề án đặt mục tiêu đóng góp thêm 14% tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng ĐBSCL và góp phần đạt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của vùng (25%); số lượng lao động cần đào tạo nghề là 1,6 triệu lao động; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc (tương đương đào tạo 3.500 giám đốc hợp tác xã).
Đề án sẽ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; cán bộ, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại nông nghiệp, các cơ sở đào tạo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các đơn vị dịch vụ việc làm của 13 tỉnh vùng ĐBSCL.
Tại Hội thảo, bên cạnh cập nhật, cung cấp các thông tin về việc triển khai xây dựng Ðề án và trình bày dự thảo Ðề án, Ban tổ chức đã dành nhiều thời gian để đại biểu thảo luận, góp ý. Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn tại vùng ÐBSCL và thống nhất cao với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp... đã được nêu trong dự thảo Ðề án.
Đề án đặt mục tiêu đóng góp thêm 14% tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng ĐBSCL và góp phần đạt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của vùng (25%); số lượng lao động cần đào tạo nghề là 1,6 triệu lao động. Ảnh: Tr.L. |
Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị cần quan tâm mở rộng đối tượng đào tạo tại các địa phương nhằm hình thành lực lượng nông dân chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, gắn với nâng cao các kiến thức, kỹ năng về thị trường, tổ chức xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị... Ðồng thời, có thêm các chính sách ưu đãi, khuyến khích trong chuyển đổi nghề và nâng mức hỗ trợ về tài chính để khuyến khích lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia các lớp và chương trình đào tạo nghề có điều kiện phát triển sinh kế sau đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết: Lực lượng lao động vùng ĐBSCL đang có xu hướng giảm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động vùng giảm 0,83%/năm trong giai đoạn 2011 - 2021 và lao động khu vực nông thôn giảm với tốc độ nhanh hơn là 1,23%/năm.
Theo đề án, đến năm 2030, toàn vùng tỷ lệ cán bộ hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học ít nhất 25%; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã tốt được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc; tăng thu nhập bình quân đầu người trong vùng đạt 146 triệu đồng/người/năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trần Thanh Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn khu vực ĐBSCL, vì vậy Đề án "Đào tạo, chuyển đổi nghề nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2030" cần tập trung làm rõ mục đích đào tạo và chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn.
Hiện tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp trong vùng ĐBSCL chưa khai thác hết, trong khi đó lực lượng lao động lại di cư sang các vùng khác tương đối lớn. Vì vậy, để giữ chân người lao động, Bộ sẽ phối hợp với các tỉnh, thành trong vùng xây dựng các giải pháp đào tạo nghề phù hợp cho khu vực.
Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các địa phương phải có cơ chế đặt hàng với doanh nghiệp trong công tác đào tạo lao động; đồng thời phải có các chính sách, cơ chế ưu đãi, hấp dẫn cho các doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề; có chính sách cho người lao động vay ưu đãi trong việc học nghề.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho 5.170 lao động đến năm 2025 UBND tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023 - 2025 là 5.170 người. ... |
Thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với thị trường lao động Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2023 diễn ra sáng 14/5, tại Trung tâm ... |
Cung cấp cơ hội học nghề và việc làm theo định hướng thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp Thời gian qua, tổ chức Plan International Việt Nam đã hợp tác với Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội (HNIVC) trong nhiều dự ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?