Chủ nhật 19/05/2024 06:10

Công nhân về hưu và nỗi lo nhà sập

Đời sống - Ý YÊN

Một buổi chiều tháng Bảy, ông Gắng lặng lẽ lần giở xấp giấy A4. Ông xem từng văn bản, rồi xếp gọn ghẽ theo trình tự thời gian những đơn từ, công văn, biên bản cuộc họp… trong đằng đẵng hơn 1 thập kỷ qua.
cong nhan ve huu va noi lo nha sap
Toà nhà A7, tập thể Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa vào sử dụng năm 1984 - Ảnh: M.K

Đó là tất cả hồ sơ về toà nhà A7, tập thể Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội), nơi gia đình ông sống, nơi Sở Xây dựng thành phố đánh giá nguy hiểm cấp C (2010), và ngày càng xuống cấp trầm trọng.

Lo lắng, bất an là cảm giác chung của cư dân trước tình trạng “nguy kịch” của toà nhà vào lúc này. Nhưng đối với ông công nhân về hưu Nguyễn Quang Gắng còn có cả nỗi buồn. Chỉ 3 ngày nữa, ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ kéo dài… 33 năm làm Tổ trưởng Tổ dân phố số 15. Ông không vui, bởi mọi nỗ lực của mình trong suốt bao năm vẫn chưa thể đem lại cho cộng đồng cư dân nơi đây một không gian sống an toàn.

“Nguy hiểm vẫn cứ lơ lửng trước mắt”, ông nói.

Và đó cũng là điều tôi cảm nhận khi đặt chân tới khu tập thể này. Bước lên từng bậc cầu thang, hệ thống dàn giáo chống đỡ chằng chịt trước mắt. Đường nứt chạy dài theo từng bậc cầu thang phía mép tường, vị trí mối nối và khu vực ô thoáng. Nguy hiểm hơn, khu vực này thường xuyên là nơi vui chơi, chạy nhảy của đám trẻ con - thế hệ thứ 3 của các công dân sở tại, và con em các gia đình lao động thuê nhà ở đây.

cong nhan ve huu va noi lo nha sap
Trẻ em nô đùa tại khu vực hành lang và cầu thang khu tập thể Tân Mai - Ảnh: M.K
cong nhan ve huu va noi lo nha sap
Những vết nứt và bong tróc đáng sợ tại tòa nhà A7, khu tập thể Tân Mai - Ảnh: M.K

Cũng như nhiều khu tập thể khác ở Hà Nội, toà A7 Tân Mai được xây dựng từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nguồn kinh phí xây dựng từ quỹ phúc lợi của 3 cơ quan thuộc Sở Xây dựng Hà Nội: Xí nghiệp Cơ giới xây dựng; Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú; Nhà máy Bê tông Thịnh Liệt. Tháng 12/1984, 54 gia đình công nhân lao động vui mừng phấn khởi khi toà nhà 5 tầng này được đưa vào sử dụng. Gia đình ông Gắng cũng được phân một phòng rộng 30m2 trên tầng 2, theo tiêu chuẩn của vợ ông.

Vốn được xây dựng trên vị trí ao hồ, cấu trúc theo kiểu lắp ghép ván đứng nên sau vài chục năm, kết cấu nhà A7 ngày càng xuống cấp. Từ những năm 2000, cư dân cảm nhận rõ độ lún nghiêng của toà nhà, các dầm đỡ bản thang dần rút ra khỏi tường chịu lực, tạo thành các đường hở to. Các tấm chắn hành lang cứ vỡ dần, rồi cong lại như muốn gãy ra. Rồi các mảng vữa trát tường, trần cứ thỉnh thoảng lại rơi lộp bộp, hở cả những sợi thép mỏng, hoen gỉ… đe doạ cư dân. Hệ thống thoát nước trên mái tê liệt nhiều năm, gây ra thấm dột.

Là một Tổ trưởng Tổ dân phố, ông Gắng không thể nào ngồi yên. Lá đơn cầu cứu khẩn cấp đầu tiên được ông tự tay soạn gửi tới cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng địa phương vào ngày 20/4/2008. Trong đơn, ông trình bày hết hiện trạng toà nhà và những bất an của cư dân. Một cuộc kiểm tra đánh giá hiện trạng tòa nhà được cơ quan chức năng tiến hành sau đó. Tháng 12/2009, Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội hoàn thành hệ thống dàn giáo chống đỡ khu vực chiếu nghỉ cầu thang tầng 5. Một năm sau, hệ thống dàn giáo chống đỡ cầu thang của 4 tầng còn lại mới được hoàn chỉnh, tồn tại đến bây giờ.

“Nhưng đó mới chỉ là giải pháp chống sập trần và bản thang. Sau 10 năm, độ nghiêng lún ngày càng rõ rệt, không thể nào khắc phục được. Các dầm đỡ bản thang càng ngày càng nứt tách ra, khe hở ngày càng lớn”, ông Gắng cho biết.

Một điều đặc biệt trong kết cấu của tòa nhà có diện tích sử dụng 2.400m2 này là chỉ có 1 cầu thang, thay vì 2 cầu thang như các khu nhà tập thể khác. Bớt đi một cầu thang đồng nghĩa với việc tăng thêm 5 căn hộ chia cho công nhân các xí nghiệp. Nhưng đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới kết cấu, dẫn tới tình trạng xuống cấp nhanh của tòa nhà.

cong nhan ve huu va noi lo nha sap
Bà Nguyễn Thị Gẫm (86 tuổi): "Tôi chỉ mong nhà nước xây lại, mong lâu lắm rồi nhưng không được thì thôi. Giờ xây lại thì có khi tôi cũng chết rồi, chẳng mong nữa, chỉ các con tôi nó mong thôi" - Ảnh: M.K

Mặc dù năm 2012 thành phố giao Xí nghiệp Quản lý nhà Hai Bà Trưng thống nhất các hạng mục công trình cần duy tu. Năm 2013, thành phố duyệt vốn nhưng trong khi đợi vốn thì Nghị định 34/2013/NĐ-CP của Chính phủ ra đời. “Theo Nghị định, nhà nước và nhân dân cùng làm chứ không còn là đầu tư theo mô hình thời bao cấp nữa. Các hộ có điều kiện không chịu nổi áp lực do sự xuống cấp của tòa nhà, đã chuyển đi. Chỉ còn lại những hộ không có điều kiện, những chủ hộ mới và đối tượng thuê nhà đều là lao động nghèo. Để huy động đóng góp kinh phí để bảo trì ở đây là một điều hết sức khó. Vì thế tòa nhà trì trệ đến bây giờ không giải quyết được”, ông Gắng giải thích.

Ở phía đối xứng nhà ông Gắng, trong căn phòng 30m2 với những vật dụng tuềnh toàng, hai vợ chồng ông Chế đang chuẩn bị cho bữa tối. Dù ngấp nghé tuổi 80, ông vẫn nhớ như in về những ngày đầu được cơ quan cấp nhà: “Khi công nhân mới về, nhà cửa rộng rãi lắm”.

“Sau này các con trưởng thành, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái cho nên gia đình nào cũng cơi nới. Nhà mà đã “đeo ba lô” rồi thì nó nặng quá, kéo ngả ra đằng sau. Cho nên hiện tại tòa nhà có hiện tượng hơi ngả về phía sau, ảnh hưởng đến kết cấu”, ông nói.

cong nhan ve huu va noi lo nha sap
Nhà A7 khu tập thể Tân Mai nhìn từ phía ngoài - Ảnh: M.K

Do không gian sống chật chội, hai người con ông Chế sau khi lập gia đình đã chuyển đi nơi khác ở. Những công dân đầu tiên của nhà A7 như vợ chồng ông cũng thưa dần bởi người mất, người chuyển nhà. Hai ông bà vẫn gắn bó ở đây, trong căn phòng với nhiều vật dụng cũ kỹ từ thời bao cấp.

“Thú thực là chúng tôi không có tiền, vì cuộc sống cũng vất vả, còn lo mưu sinh. Cho nên việc duy tu sửa chữa vẫn không thực hiện được. Nhà nước làm thế nào chiếu cố cho bà con một chút thì quý hóa quá, chứ không thì cũng chịu thôi. Các tầng dưới vẫn còn chấp nhận được nhưng tầng 4, tầng 5 là nguy kịch”, ông Chế chia sẻ.

Chiều hôm ấy, tôi gặp chị Thúy, sống trên tầng 5 của tòa nhà. Chị bảo: “Nhà tôi phải sửa chữa rất nhiều, nhất là trên nóc nhà bị thấm dột. Những hôm mưa to gió lớn, nằm ở trên giường mà cảm thấy rõ tòa nhà rung lắc, đảo như động đất, vữa rơi từng mảng phía cầu thang. Những ngày thường thì không sao, vì quen rồi. Mùa mưa bão lại đang tới, nghĩ mà sợ”.

cong nhan ve huu va noi lo nha sap Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 16/7
cong nhan ve huu va noi lo nha sap NÓNG: Đã tách rời thành công 2 bé gái song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi
cong nhan ve huu va noi lo nha sap Xóm ngụ cư ven sông Hồng "oằn mình" trong nắng nóng
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.