Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu?
Đời sống - 17/07/2024 11:31 QUỐC THẮNG
Sự vào cuộc tích cực của tổ chức Công đoàn
Ngay sau khi được chỉ đạo của ngành Y tế Nghệ An về dịch bệnh bạch hầu, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, công đoàn cơ sở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, tích cực rà soát tránh lây nhiễm có thể xảy ra. Cho đến nay, chưa phát sinh thêm ca nhiễm mới.
Đồng chí Trần Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho biết, ngay khi được thông tin về dịch bệnh bạch hầu, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã thông tin tới các công đoàn cơ sở và khuyên công nhân lao động nên chủ động đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
Theo đồng chí Trần Thị Nguyệt, khi có thông tin về dịch bệnh, doanh nghiệp và ban quản lý các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam đã luôn theo dõi chặt chẽ tình hình; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để báo với cơ sở y tế trên địa bàn nhằm xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kịp thời và phối hợp thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
"Chúng tôi tổ chức tuyên truyền kịp thời đến các đầu mối như phòng nhân sự và cán bộ phụ trách y tế của doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp tại đơn vị và công nhân lao động. Đặc biệt, từ cố vấn của các chuyên gia, doanh nghiệp, tiêu biểu như các đơn vị thuộc Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thực hiện tốt vệ sinh nhà xưởng, nơi nghỉ của công nhân, nhà bếp, phòng ăn tập thể để bảo đảm có không gian thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ cho công nhân lao động" - đồng chí Nguyệt cho hay.
Đồng chí Nguyễn Đình Biên, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Woosin Vina (Khu công nghiệp VSIP Nghệ An) cho biết, đơn vị đã chủ động phòng chống dịch, thông tin tới công nhân lao động để họ không quá hoang mang nhưng không được chủ quan.
"Phòng y tế của công ty tuyên truyền tới công nhân nên chủ động đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định. Ở nhà cũng như trong phân xưởng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Vì làm việc trong môi trường tập thể, cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi, nên đeo khẩu trang thường xuyên. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho phòng y tế của doanh nghiệp và cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời" - đồng chí Lê Thị Mai, cán bộ y tế Công ty TNHH Woosin Vina cho biết.
Cán bộ y tế tỉnh Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm tầm soát bạch hầu. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
Công nhân lao động, doanh nghiệp không được chủ quan
Theo TS. BS Quế Anh Trâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B (Covid-19 cũng đã được chuyển qua bệnh truyền nhiễm nhóm B), có vắc xin phòng bệnh, có phác đồ điều trị đặc hiệu, có thể dự phòng được cho nên mức độ nguy hiểm không quá lớn.
Vắc xin phòng bệnh bạch hầu không thể phòng bệnh 100%, tuy nhiên, khi đã được tiêm vắc xin, tỉ lệ phòng bệnh là rất cao, nếu trong trường hợp mắc thì bệnh sẽ nhẹ hơn và giảm được nguy cơ biến chứng nặng.
Đối với trường hợp bệnh nhân tử vong do bạch hầu, theo TS.BS Quế Anh Trâm, có một phần nguyên nhân do bệnh nhân không tiêm phòng từ nhỏ, khi phát hiện bệnh muộn và đã có nhiều biến chứng đặc biệt là biến chứng viêm cơ tim nặng.
TS.BS Quế Anh Trâm cho biết, vì thế, chúng ta không chủ quan với bạch hầu nhưng cũng không nên quá lo lắng, hoang mang về căn bệnh này.
Điều cần thiết nên làm là cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và phát hiện bệnh sớm, đến cơ sở y tế kịp thời. Cụ thể, công nhân lao động, đặc biệt là những doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn, làm việc trong môi trường kín, ngoài việc cần tuân thủ biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, tăng cường sức đề kháng bằng luyện tập, ăn uống sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì còn phải tuân thủ các khuyến cáo đặc thù của đơn vị, phòng y tế doanh nghiệp để bảo đảm các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh
Theo TS. BS Trâm, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể được khống chế trong trường hợp tiêm vắc xin bao phủ toàn dân và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm, người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt, trường hợp mắc bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ.
Ngành y tế Nghệ An triển khai phun khử trùng tránh lây lan nguồn bệnh bạch hầu ra cộng đồng. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
Người nhiễm, nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu có thể làm việc tại nhà và hưởng chế độ ốm đau
Theo tiểu mục 1 và tiểu mục 2 Mục IV “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020, người lao động nhiễm bệnh bạch hầu phải đeo khẩu trang cách ly ngay tại cơ sở y tế cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Trường hợp người lao động tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu thì có thể tổ chức cách ly tại nhà, theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh và tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của cơ quan y tế.
Trong trường hợp người lao động còn đủ sức khỏe và tính chất công việc cho phép thì người lao động có thể thực thỏa thuận với công ty về việc làm việc tại nhà.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có chính sách về việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt trong trường hợp bệnh truyền nhiễm như bệnh bạch hầu.
Việc làm việc tại nhà giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho các đồng nghiệp khác và hỗ trợ người lao động trong quá trình điều trị và hồi phục.
Trường hợp người lao động bị nhiễm bệnh bạch hầu có chuyển biến nặng thì theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Thủ tướng yêu cầu không để bùng phát bệnh bạch hầu Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu. Công điện nêu, để chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; chủ động công tác giám sát phát hiện, xử lý sớm ổ dịch; tổ chức tiêm chủng vắc xin, điều trị để bảo vệ tốt nhất sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực trong giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ; tổ chức theo dõi sức khoẻ của trẻ em, học sinh, sinh viên và thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu theo khuyến cáo của ngành Y tế; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thấp. Bảo đảm hậu cần, thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh bạch hầu theo phương châm "4 tại chỗ"; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh bạch hầu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. |
Ấm lòng từ những suất cơm nghĩa tình cho bệnh nhân, người lao động nghèo Bác sĩ Hứa Phước Trường, Chủ tịch CĐCS Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, mỗi ngày nhìn thấy các suất cơm, thức ... |
Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân Chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng, kỹ ... |
Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động Công tác quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân