Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
Diễn đàn

Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được giao kết bằng các điều khoản trong hộp đồng lao động. Tuy nhiên, đối với những công việc được phân công trái với Bộ luật Lao động, người lao động có quyền từ chối.

1 - Giao việc nguy hiểm

Điểm d Khoản 1 Điều 5, Luật Lao động năm 2019 nêu rõ người lao động được quyền "từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc".

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động cũng quy định người lao động được quyền "từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động".

2 - Công việc không đúng theo hợp đồng

Khi quản lý, người sử dụng lao động điều chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết, người lao động được quyền từ chối.

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Ngoài ra, thời gian điều chuyển người lao động làm công việc tạm thời không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc.

3 - Làm việc quá thời gian quy định

Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu.

Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người lao động. Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn nội dung này. Theo đó, khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.

Thứ hai, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng.

Thứ ba, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới được bố trí người lao động làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm.

04 trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác 04 trường hợp được chuyển người lao động làm công việc khác

Doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong 4 trường hợp

Thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được ...

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động? Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Tin mới hơn

Người chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm y tế

Người chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm y tế

Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu, và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, sẽ được hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2025.
Trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn vẫn là tổ chức riêng

Trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn vẫn là tổ chức riêng

Trong phiên thảo luận mới đây tại Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, khẳng định: Khi trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức công đoàn, nông dân, đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh vẫn là một tổ chức riêng có đầy đủ pháp nhân trong hoạt động.
Tổng Liên đoàn hướng dẫn tổ chức lại bộ máy công đoàn cấp tỉnh, cấp cơ sở

Tổng Liên đoàn hướng dẫn tổ chức lại bộ máy công đoàn cấp tỉnh, cấp cơ sở

Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 301-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội. Để cụ thể hóa việc thực hiện trong hệ thống Công đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Công văn 4251 hướng dẫn triển khai một số nội dung trọng tâm.

Tin tức khác

Bổ sung 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7

Bổ sung 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7

Từ ngày 1/7/2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ bổ sung thêm 4 trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Giữ nguyên chế độ, chính sách hiện hành với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy

Giữ nguyên chế độ, chính sách hiện hành với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy

Trước mắt, cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng chính sách trước khi sắp xếp, thì sau sắp xếp tiếp tục được giữ nguyên chính sách hiện hành.
Cán bộ công chức được điều chuyển về xã sẽ hưởng mức lương thế nào?

Cán bộ công chức được điều chuyển về xã sẽ hưởng mức lương thế nào?

Cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện khi được bố trí về cấp xã mới sẽ tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp hiện hưởng trong thời gian 6 tháng.
Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có quy định về người lao động theo hợp đồng không chính thức cũng phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hưởng lương hưu thế nào khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?

Hưởng lương hưu thế nào khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?

Người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Những trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% bảo hiểm y tế

Những trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% bảo hiểm y tế

Nhiều nhóm đối tượng sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế từ ngày 1/7 tới đây.
Xem thêm