Có nên "nhảy việc" không?
Đời sống - 11/11/2020 11:45 Minh Hoàng
Gần Tết, người lao động vẫn “chật vật” đi tìm việc làm Lao động nam "kêu trời" vì không tìm được việc làm Việc làm, phòng trọ hay câu chuyện chiếc lọ và bông hoa "Ai có việc gì làm cho mình theo với" |
Công nhân lao động ngành Điện ít có tình trạng "nhảy việc", dù công việc khá vất vả. Ảnh minh họa của npc.com.vn |
Trên mạng xã hội công nhân Khu công nghiệp Bàu Bàng clup & Shipper, một bạn viết: “Cuộc đời làm công ty phải trải qua vài ba lần “nhảy việc” để hiểu rằng: Ở đâu cũng cực như nhau, ở đâu cũng đầy áp lực và mệt mỏi cả. Cái giá của việc kiếm tiền chưa bao giờ rẻ”...
Ở thời điểm này nói chuyện “nhảy việc” có lẽ không phải lúc. Từ đầu năm, dịch bệnh tàn phá khủng khiếp chuỗi cung cầu sản xuất, phân phối khiến kinh tế thế giới lao đao, trong đó có nước ta. Thất nghiệp tăng cao chưa từng thấy. Có việc làm lúc này là may mắn dù mới đây bắt đầu xuất hiện thông tin một số nhà máy, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, đã có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động.
Nhưng số lượng tuyển dụng này chỉ là “muối bỏ bể” so với hàng triệu người đã mất việc, thất nghiệp trên cả nước. Tuy vậy, nhiều người thất nghiệp ứng tuyển lần này nếu được tuyển thì tạm coi như “nhảy việc” gián tiếp.
Dệt may là ngành trước đây có nhiều công nhân "nhảy việc", nhất là qua mỗi dịp tết. Ảnh minh họa xưởng sản xuất của một doanh nghiệp may. |
Tôi nghĩ không mấy ai muốn “nhảy việc”. Ai cũng cần sự ổn định, vì bên cạnh công việc còn là gia đình, người thân, hậu phương mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm chăm lo. Tôi tin điều này đúng cả với những bạn phải “nhảy việc” gián tiếp nêu trên.
Ở những năm trước, khi sản xuất ổn định, chuyện người lao động “nhảy việc” là hết sức phổ biến; đặc biệt sau kỳ nghỉ tết. Với nhiều bạn công nhân, thời điểm nghỉ tết đồng thời là lúc họ tính cho mình một ngã rẽ mới. Nhiều bạn quê miền Bắc làm việc tại các doanh nghiệp phía Nam (và ngược lại) sau nghỉ tết không trở lại xí nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dệt may kêu trời vì mỗi đợt như thế lại thiếu hụt công nhân, lại phải tuyển dụng mới, đi kèm với đó là đào tạo, rất mất thời gian, chi phí.
Công nhân đào lò là "tài sản" quý nhất của các doanh nghiệp ngành Than - Khoáng sản. Dù công việc nguy hiểm, độc hại, song nhờ chế độ đãi ngộ tốt, hầu hết thợ đào lò vẫn gắn bó với nghề. Ảnh thanthongnhat.vn |
Không ít doanh nghiệp nghĩ ra cách giữ hết giấy tờ nhân thân gốc, hợp đồng lao động của người lao động để “buộc” người lao động phải gắn bó, làm việc cho mình, dù điều này trái luật.
Không ít người lao động khi xác định “nhảy việc” đã có việc làm không chuẩn mực với doanh nghiệp, với chủ nhà trọ hay thậm chí với cả bạn bè.
Tôi nghĩ, người lao động có quyền “nhảy việc”, có quyền lựa chọn tìm một chỗ làm việc mới có thu nhập, môi trường làm việc tốt hơn, điều kiện thăng tiến cao hơn, phù hợp hơn hay được tôn trọng hơn. Điều này đặt ra sức ép với doanh nghiệp buộc phải có đãi ngộ tốt hơn mới giữ chân được người lao động.
Công nhân sản xuất ngành Điện tử cũng ít có tình trạng "nhảy việc". Đây là điều các doanh nghiệp có nhiều công nhân "nhảy việc' nên suy ngẫm. Trong ảnh, công nhân Nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh viettimex.vn |
Nhưng người lao động chỉ bằng cách “nhảy việc” để hy vọng có đột biến tích cực về thu nhập hay những điều tương tự thì có lẽ sẽ sớm vỡ mộng. Một mặt, việc thiếu trung thành khiến họ mất lợi thế thăng tiến mà doanh nghiệp thường ưu ái người lao động có thâm niên; mặt khác, doanh nghiệp mới khi tuyển dụng sẽ có cái nhìn nghi ngại người hay “nhảy việc”.
Bạn viết dòng tút trên đã đúng khi cho rằng ở đâu cũng cực như nhau, ở đâu cũng áp lực và mệt mỏi. Vẫn là bạn với trình độ tay nghề, kỷ luật lao động, ý chí khắc phục khó khăn ở chừng mực nhất định thì “nhảy việc” nhiều cũng không giải quyết được vấn đề.
Công nhân xây dựng ở các công ty lớn ít "nhảy việc", song công nhân xây dựng tự do thì hiện tượng "nhảy việc" lại rất thường xuyên. Ảnh hinhanhmamnon.blogsport.com |
Các nhà nghiên cứu, quản lý đã chỉ ra, muốn có công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, có thể làm việc trong một doanh nghiệp giàu truyền thống văn hóa, tôn trọng người lao động, đầu tiên bạn phải nỗ lực nâng cao trình độ tay nghề; phải học tập không ngừng; phải có khả năng làm việc nhóm dưới áp lực và khả năng thích nghi cao cùng việc tuân thủ kỷ luật công nghiệp nghiêm túc.
Nếu bạn có trình độ tay nghề cao, doanh nghiệp khác sẵn sàng “trải thảm đỏ” nhận bạn với chế độ đãi ngộ làm bạn hài lòng, khi ấy bạn mới nên nghĩ chuyện “nhảy việc”.
Đúng là “cái giá của việc kiếm tiền chưa bao giờ rẻ”!
Khi Công đoàn trở thành một tiêu chí để thu hút lao động về với doanh nghiệp Vài tuần nay, thông tin Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP.HCM) cần tuyển gấp 2.000 công ... |
5 năm học của K’Rể và triết lý giáo dục “Cậu bé tí hon” Đinh Văn K’Rể (11 tuổi), dân tộc H’Rê, quê Sơn Ba, Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã ra đi mãi mãi. ... |
Chuyện hai vợ chồng công nhân chỉ có “một đôi chân” “Chồng người ta đủ tay chân, khỏe mạnh còn chưa ăn ai, huống gì đằng này lại đi kết hôn với một người không có ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.