Chưa Tết đã lo chuyện Đào
Cà phê tối - 26/12/2020 10:45 Vũ Hùng
Xin cho con ở lại lớp! Không thể dùng cái ác để tiêu diệt cái ác |
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải quản lý chặt chẽ, không để tình trạng chặt phá, tiêu thụ cây rừng như đào rừng về làm trang trí Tết. Ảnh minh họa. |
Câu chuyện lo lắng về Đào bắt nguồn từ chiều 24/12 tại Hà Nội, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021.
Tại Hội nghị này, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương phải quản lý chặt chẽ, không để tình trạng chặt phá, tiêu thụ cây rừng như đào rừng về làm trang trí Tết.
“Cần cấm tuyệt đối việc chặt phá đào rừng để đón Tết. Trên các bờ đê, đường phố các cây đào rừng đẹp như vậy bị chặt về bày la liệt, bán không được thì làm củi, như vậy làm sao còn một nông thôn miền núi rừng đẹp? Các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp chặt đào rừng chở về xuôi để chơi Tết” – người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo như vậy tại Hội nghị.
Điều này có nghĩa, Tết Nguyên đán năm 2021 rất có thể sẽ không ai được chơi đào rừng.
Nhà tôi nằm ngay cửa ô Yên Phụ, nơi dịp Tết đến bà con làng đào Phú Thượng, Nghi Tàm, Quảng An, Quảng Bá thường đem đào vào bán trong nội đô đi qua cửa.
Tôi chứng kiến, khoảng 15 năm trước không có mấy ai ở thành thị hay dưới xuôi thích chơi đào rừng vào dịp Tết đâu. Tết của người dân đồng bằng sông Hồng là những cành bích đào đỏ thẫm, đào phai e ấp mua ở những làng trồng đào ven Hồ Tây. Thậm chí, nhiều người dân các tỉnh miền núi “chịu chơi” còn mang đào bích từ Hà Nội về chưng tết.
Nhưng vài năm trở lại đây có vẻ gu chơi đào đã khác đi. Bắt đầu là giới văn nghệ sỹ, sau đó lan sang các đại gia và cả ko ít vị trí thức có nhà cao cửa rộng sân to, họ là những người chơi đào rừng đầu tiên và nhiều nhất!
Dịp Tết nào cũng thế, khắp trên trang facebook của các vị đó là ảnh chụp khoe những gốc đào rừng mận rừng trong các dinh thự, các phòng khách sang trọng. Đó dường như là niềm tự hào lớn nhất của gia chủ khi xuân về Tết đến.
Người dưới xuôi ùn ùn lên các tỉnh miền núi chặt cành đào, thậm chí là đốn cả nguyên một cây đào rừng mang về chơi tết. Người ta thể hiện độ sang, độ chịu chơi bằng việc sở hữu những cây đào, cành đào càng cổ càng quý, càng hiếm lạ càng đắt tiền.
Nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng, với tốc độ đốn hạ đào như thời gian qua, chẳng mấy lúc đào rừng sẽ tận diệt.
Thế nhưng, thế nào là đào rừng, và đốn hạ đào dịp Tết có làm tận diệt đào không? Ngay từ tối 24/12 và cả ngày hôm qua 25/12, trên mạng đã có rất nhiều những ý kiến về vấn đề đó.
Nhà văn Nguyễn Thành Phong viết trên facebook của mình: “Tôi đã sống rất lâu ở rừng núi Tây Bắc, xin nói luôn là không có đào rừng và cũng không có rừng đào.
Thứ nhất, đào không phải là loại cây rừng. Nó là cây thân mộc nhưng không có sức cạnh tranh với các loại cây thân mộc ở rừng, nó chỉ có thể sống cùng với những cây đào, mận khác, hoặc sống cùng ngô nương, lúa nương thân thảo hay cây sắn, cây dong riềng mà thôi.
Thứ hai, cây đào không trồng để lấy gỗ vì đơn giản là gỗ nó chả ra gì, nhanh ải, mục, làm củi đun cũng chán. Cây đào, mà ta gọi là đào rừng ấy, ngày trước chỉ để lấy quả ăn, để ngắm hoa đẹp, nay thì thêm nguồn thu nhỏ nhỏ là bán cho người mang về xuôi chơi...”
Nhưng tại sao lại có tên gọi là đào rừng? Là tại vì nó được mang từ trên miền rừng núi về nên gọi là đào rừng, để phân biệt với đào trồng ở dưới đồng bằng.
Những cây đào ấy có thể mọc trên đồi nương, do người ta đi làm nương mang quả đi ăn, bỏ hạt lại ở khoảnh đất dựng lều coi nương hoặc trên đường đồi, đường núi... Từ đó mọc lên cây, xung quanh thoáng đãng, là lúa, ngô, sắn, nên cây đào phát triển được và chủ nương giữ lại, vì... chả sao cả, có quả thì ăn, có hoa thì ngắm cho vui, giờ chặt cành, hay đào cả gốc bán được tiền thì càng tốt.
Nếu phát triển tốt việc chơi hoa đào từ rừng, thì sẽ làm sinh động thêm thị trường hoa Tết, lại thêm một nguồn thu nhập nhỏ cho đồng bào và làm phong phú thêm kiểu loại kinh doanh từ trồng cây hoa quả ở vùng miền núi phía Bắc nước ta.
Có bạn facebooker Nguyen Van Lơi còn nêu ra một thực tế rất bất ngờ và đáng suy ngẫm: “Cô em tôi ở Sơn La có cả một nương hơn 1 ha đào rừng. Bỏ cả đống tiền ra trồng thuê người chăm bón bảo vệ để giữ gìn thành quả. Rồi mong cho đào ra hoa đúng dịp tết để bán cho những chủ ở dưới xuôi lên mua. Đào rừng đấy, nhưng là tài sản tư nhân. Bây giờ mà cấm bán có nghĩa là lỗ hàng trăm triệu. Tết này cuốc đất lên mà trả nợ cho ngân hàng ư?”
Facebook Phu Hong Le thì viết gần giống như nhà văn Nguyễn Thành Phong: Làm gì có đào rừng bao giờ. Trong rừng không có cây đào sống, mà cây đào chỉ mọc và sinh sống ở nương đồi thôi như một loài hoang dại. Chúng ta phải hiểu hai chữ rừng và đồi núi khác nhau. Núi và đồi hay nương có thể có đào mọc thành đồi hoặc vườn, còn rừng là cây cối um tùm. Rừng có rừng nguyên sinh và rừng non hay rừng trồng cây... nên rừng. Không thấy trong rừng có đào mọc bao giờ nên đào chỉ là một loại cây ăn quả lấy hoa. Nó có thể mọc tự nhiên hay dân trồng lấy hoa bán như thời này.
Vậy là, qua một số ý kiến ở trên, chúng ta thấy là có đào mọc ở miền núi chứ không phải đào rừng. Đào này không phải cây rừng mà do bà con các dân tộc tự trồng ở trước sân nhà, ở đồi nương nhà mình, trước là để ngắm hoa, ăn quả, sau là để mang về xuôi bán cho bà con người Kinh ưa chơi của lạ.
Viết đến đây, tôi lại nhớ 26 năm trước , vào giữa năm 1994, Thủ tướng khi đó là ông Võ Văn Kiệt đã trực tiếp cử một số phóng viên (trong đó có tôi) đi thực tế ở một số địa phương có nghề sản xuất pháo, chỉ để trả lời một câu hỏi của Thủ tướng: Nếu không làm nghề sản xuất pháo nữa, bà con có sống được không?
Câu trả lời là: Không sản xuất pháo vẫn sống được, bằng các nghề phụ khác, ngoài nghề nông. Kết quả là Chỉ thị 406-TTg được ban hành ngày 08 tháng 8 năm 1994, theo đó lệnh cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo trên toàn quốc được ban hành.
Đưa ra ví dụ trên để thấy, cũng là liên quan đến Tết, nhưng chỉ thị nào phù hợp với cuộc sống thì sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực.
Trái lại, nếu không sát với thực tế cuộc sống, các chỉ thị sẽ khó trở thành hiện thực và sớm bị thực tiễn đào thải.
Kính mong Thủ tướng xem xét lại việc cấm chơi đào rừng. Dân ta, thú chơi ngàn đời như chơi pháo còn bỏ được, thì việc bỏ thú chơi đào rừng mới có hơn 2 chục năm nay không phải là một việc quá khó và không thể, nhưng miễn sao việc ấy nó có thật sự ích quốc lợi dân không, thưa Thủ tướng?
Người lao động nghỉ việc ngay trước Tết có được hưởng lương tháng thứ 13? Đây là vấn đề mà nhiều người lao động băn khoăn, đặc biệt là trong thời gian cận Tết. |
Chủ tịch Công đoàn Các KCN Hà Nội: “Có những doanh nghiệp thưởng Tết cao hơn năm ngoái” Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) Hà Nội ... |
Xin cho con ở lại lớp! Lời cầu xin lạ lùng ấy tôi vừa đọc trên báo bạn với những chi tiết có thể gây ngạc nhiên và xót xa ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?