"Chính thức nghỉ công ty về quê"
Đời sống - 23/08/2020 10:55 Minh Hoàng
Mất việc, giảm việc trong khi tiền nhà, điện, nước, sinh hoạt không giảm; nhiều công nhân chỉ bám trụ được một thời gian tìm việc mới không được, buộc phải về quê. Ảnh minh họa của afamily.vn. |
Tôi giật mình bắt gặp dòng tút này trên mạng xã hội công nhân: “Em chính thức nghỉ công ty về quê. Có cái xe wave liên doanh cần thanh lý ạ. Giấy tờ đầy đủ. Gương mũ cho luôn ạ. Giá vài triệu. Ai quan tâm liên hệ trực tiếp em ở chợ Bầu, Kim Chung, số máy…”. Dưới dòng tút là tấm ảnh chụp chiếc xe rửa sạch sẽ, có vẻ còn khá mới. Sao lại bán và nếu bán, sao chỉ bán vài triệu?
Tôi cố hình dung hoàn cảnh người bán xe, lý do bán xe. Cũng có thể đây chỉ là một tút đùa, một cách tếu “để vui” trong những ngày nghiệt ngã. Giọng người viết khiến tôi nghĩ là bạn nữ bởi sự lịch thiệp, nhã nhặn, dịu dàng. Nhưng khả năng là chuyện thật có lẽ nhiều hơn. Nếu vậy, hẳn cuộc sống của bạn đang rất khó khăn; và hẳn đường về quê rất xa nên bạn buộc phải bán đi chiếc xe máy, phương tiện đi lại gần như không thể thiếu đối với bất cứ người công nhân nào. Hoặc giả, bạn có món nợ nào đó trước khi về phải trả?
Tôi đã bắt gặp nhiều tút của bạn công nhân trên mạng xã hội rao thanh lý đồ đạc, từ xoong nồi, quạt điện đến tủ lạnh, ti vi và đã viết về chuyện này; nhưng rao bán xe máy để về quê thì đây là lần đầu tiên tôi gặp.
Đến nay, đã có gần 8 triệu công nhân, người lao động mất việc, nghỉ việc luân phiên. Nhiều người bất đắc dĩ chuyển sang buôn bán nhỏ kiếm sống qua ngày, nhiều người tạm thời về quê chờ dịch bệnh qua đi. Ảnh minh họa. |
Bạn nói “chính thức nghỉ công ty” thì phải chăng đã nghỉ “bán chính thức” từ cách đây một số tháng? Giả thiết này có vẻ hợp lý hơn cả. Dịch bệnh khiến sản xuất khó khăn. Công ty cố gắng cầm cự chống chọi những mong dịch sớm qua, sản xuất trở lại bình thường. Nhưng mọi sự không diễn ra như mong muốn. Sự tái diễn của dịch bệnh trong cộng đồng giống như cú đánh tiếp vào nền sản xuất đang ngắc ngoải. Bạn đã phải giãn việc, nghỉ việc luân phiên; bạn đã chấp nhận chỉ còn một nửa, một phần ba thu nhập; thậm chí hoàn toàn không còn thu nhập. Bạn bắt đầu phải vay mượn để chi dùng. Cuối cùng, bạn nhận ra rằng càng nấn ná thì càng dấn sâu vào nợ nần, trong khi tình hình không có dấu hiệu sáng sủa hơn…
Hầu hết người Việt đều sử dụng xe máy, không có xe máy đi lại người ta có cảm giác như bị “chặt chân”. Đơn giản như đi chợ, đi làm hay thăm thân, về quê, đi xin việc đều cần xe máy. Thế mà bạn phải bán thì có vẻ bạn đã bế tắc hoàn toàn. Ngay cả nếu bạn ở miền Nam ra miền Bắc làm hoặc ngược lại, cự ly hàng nghìn km vẫn có thể giải quyết bằng cách cho xe máy lên tàu. Phạm vi vài trăm km thì bạn ngồi lên xe, trong vòng một ngày vẫn về đến quê. Vậy mà bạn phải bán rẻ chiếc xe thì chỉ có thể các món nợ đã thúc ép bạn phải bán đi tài sản đáng giá cuối của mình.
Thất nghiệp, không trụ được ở nơi phố thị đắt đỏ, nhiều công nhân về quê tham gia lao động trên đồng ruộng. Ảnh minh họa của danviet.vn |
Tôi không muốn đoán già đoán non và đoán mò chuyện này. Nhưng hàng triệu người công nhân mất việc những tháng qua là hàng triệu hoàn cảnh, hàng triệu số phận; chuyện của bạn nêu trên chỉ là một trong hàng triệu người như thế, tuy mức độ có thể khắc nghiệt hơn. Điều tôi thấy ở trong tút ngắn của bạn là mặc dù thực tại khắc nghiệt như thế, bạn vẫn giữ được một sự điềm tĩnh đến lạnh lùng. Điều này rất quan trọng và vô cùng đáng quý. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đánh mất sự tỉnh táo lý trí mới là điều đáng lo hơn cả.
Và vì thế tôi tin bạn sẽ tìm ra giải pháp xử lý ổn thỏa mọi việc để bắt đầu một cuộc sống mới.
Tôi chúc bạn thành công!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 23/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,3 triệu, hơn 807 ... |
Tuần qua, công nhân có gì vui? Niềm vui đến từ một sáng kiến giúp nam nữ công nhân độc thân có cơ hội tìm được “nửa kia” của mình. Niềm vui ... |
"Chỗ công ty giờ thay đổi gì không?" Mất việc phải về quê nhưng lòng người công nhân vẫn hướng về công ty từng làm việc với biết bao kỷ niệm. Dịch rồi ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.