Chiến lược sử dụng nguồn lao động tại chỗ
Thị trường lao động - 19/07/2023 10:44 PHAN NGUYÊN
Ánh mắt thật thà hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ vì từ nhỏ đã lam lũ đồng áng, ông Nguyễn Lai (62 tuổi) nay đã có công việc ổn định gần nhà. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
An tâm làm việc tại nơi "chôn nhau cắt rốn"
Sau một ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, ông Nguyễn Lai (62 tuổi, ở khối Hà Bản, phường Điện Dương) tất tả đạp xe về nhà.
Ông Lai cũng như hàng trăm lao động đang làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia - nơi chỉ cách nhà tầm 10 đến 15 phút đạp xe nên xong việc là mọi người tranh thủ về nhà lo cơm nước, chăm sóc cha mẹ già, lo cho con nhỏ và phụ việc gia đình.
Ánh mắt thật thà hiện rõ trên khuôn mặt khắc khổ vì từ nhỏ đã lam lũ đồng áng, ông Lai kể, lúc trước ông làm nông rồi ai thuê thì làm thêm phụ hồ nhưng bây giờ tuổi đã lớn, công việc trộn hồ, đổ bê tông nặng nhọc nên ông không làm nổi nữa. Thấy gần nhà có Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, ông đánh liều vào xin việc. Sau khi nghe hoàn cảnh, những người quản lý ở đây bố trí ông phụ trách cắt cỏ, tưới nước cho cây.
“Tui làm ở đây hơn 4 năm rồi, lúc mới vô lương mỗi tháng 5 triệu đồng, giờ được 6 triệu, giai đoạn đông khách được 7 triệu. Nói thiệt là cỏ ở đây không kịp lớn cho tui cắt nhưng vì chủ doanh nghiệp thương hoàn cảnh khó khăn nên tạo điều kiện để mình có việc làm, có “đồng ra đồng vào” để nuôi con và lo cho bà xã. Vợ tui bị viêm khớp, thoái hóa cột sống mấy năm nay nằm ở viện nhiều hơn ở nhà. Ngoài tiền lương hàng tháng, mỗi lần vợ nằm viện cũng được lãnh đạo ở đây hỗ trợ thêm một phần viện phí nữa. Chỉ mong làm ổn định là tui mừng rồi” - ông Lai chia sẻ.
Ánh mắt đầy tự hào khi nhắc đến 3 đứa con chịu khó, học giỏi của mình, chị Lê Thị Thu (47 tuổi) cho biết, chồng chị bị tim mạch nên không lao động nặng được, một mình chị gồng gánh nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học. Con gái đầu năm nay mới vào lớp 10, chị khoe con vừa nhận được học bổng của trường. Con trai thứ hai năm nay vào lớp 8, con trai út năm nay vào lớp 6, các con chị đều là học sinh khá, giỏi.
Chị kể từ ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, cuộc sống gia đình chị cải thiện hơn trước. Ngày xưa chị quanh quẩn ở nhà trồng đậu, trồng rau, thu nhập không ổn định.
Chị Lê Thị Thu (47 tuổi) chia sẻ, từ ngày làm việc tại Khu du lịch sinh thái, cuộc sống gia đình của chị cải thiện hơn trước. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
“Lúc trước tôi ở nhà làm lagim (mô hình trồng các loại rau - củ - quả), từ ngày Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia hoạt động, tôi xin vào trồng hoa, trồng rau, chăm cây, cho cá ăn, quét dọn… mỗi tháng được trả lương 6 triệu đồng, những tháng cao điểm đông khách được 7 triệu. Đây là thu nhập mà tôi không dám mơ ngày còn làm lagim. Những tháng dịch Covid-19, tất cả khu du lịch đều đóng cửa, không có nguồn thu nhưng lãnh đạo cũng động viên, hỗ trợ một phần lương cho tất cả anh chị em. Nhờ có công việc này nên tôi có thu nhập ổn định lo cho mấy đứa nhỏ ăn học”, chị Thu bộc bạch.
Thương nhất có lẽ là hoàn cảnh của anh Đặng Ngọc Phi (50 tuổi), anh làm bảo vệ tại Khu sinh thái đến nay đã tròn 4 năm. Hàng xóm nói hơn 15 năm qua anh sống trong cảnh “gà trống nuôi con”, một mình bươn chải đủ nghề, lủi thủi nuôi hai đứa con từ khi chúng còn “đỏ hỏn”.
Anh Đặng Ngọc Phi (50 tuổi) làm bảo vệ tại Khu du lịch sinh thái đến nay đã tròn 4 năm. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Anh kể, vì hoàn cảnh gia đình nghèo quá, sau khi sinh đứa thứ 2, con vừa cứng cáp là vợ anh bỏ nhà đi. Nghĩ đến quãng thời gian qua, có khi nào anh trách vợ mình không, anh nghẹn ngào “Bây giờ, lúc nào tôi cũng chỉ nghĩ về các con thôi”.
Khi được gợi sao anh không “đi thêm bước nữa” để có người phụ nữ lo cho con, ánh mắt nhìn xuống, anh trải lòng “Nhiều lúc cũng ưng nhưng hoàn cảnh mình khó khăn nên thôi để lo cho con. Vả lại, làm quanh quanh đây, cũng bà con với nhau, không dính bên nội thì cũng dính xí bên ngoại. Giờ tui chỉ mong làm gần nhà để bảo ban mấy đứa nhỏ đang tuổi lớn. Từ nhỏ không có bàn tay chăm sóc của mẹ, giờ mà tôi đi làm xa nhà, không ai bảo ban, tui lo tụi nó dễ hư. Với lại, má cũng lớn tuổi, đau nằm một chỗ mấy chục năm rồi, mình bên cạnh để lỡ…”
Anh khoe đứa con trai lớn của anh năm nay lên lớp 11, đứa con gái lên lớp 8, thương ba nên đứa nào ngoan ngoãn, chăm học. Anh nói đó là niềm an ủi, là tài sản lớn nhất của anh.
Giữ lấy màu xanh cho Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia
Với tâm huyết giữ lấy màu xanh của Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia, nhiều năm nay, lãnh đạo doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn bằng cách cải tạo vùng đất hoang sơ, khô cằn thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Tọa lạc tại khối phố Hà Bản, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - nơi mà trước đây người dân chủ yếu chỉ làm nông nghiệp và ngư nghiệp, thu nhập bấp bênh. Những năm gần đây, Điện Dương chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ. Các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng đã và đang được đầu tư xây dựng. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân có việc làm ngay tại quê hương mình.
Khung cảnh yên bình, không khí trong lành, vào cổng miễn phí cộng với cách làm đầy nhân văn, Khu du lịch sinh thái đã thu hút du khách đến trải nghiệm, thư giãn . Ảnh: ĐVCC |
Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia thu hút du khách bởi cảnh sắc yên bình của làng quê Việt với những con đường rợp bóng tre, rì rào đong đưa trong những buổi trưa hè oi ả, gợi lại tuổi thơ của bao người. Thêm vào đó, là những cánh đồng hoa khoe sắc rực rỡ được chăm sóc, vun trồng bởi chính những người dân tại mảnh đất này.
Những cánh đồng hoa bạt ngàn đua nhau khoe sắc là thành quả vun trồng của các cô, các chú làm việc tại Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia. Ảnh: ĐVCC |
Được đánh giá là một trong những đơn vị quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương ngay từ những ngày đầu tiên, đại diện lãnh đạo địa phương cho biết, những năm gần đây, Khu du lịch sinh thái Rừng Hà Gia đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông, người làm nông tại địa phương, tuổi từ 18-65 với những công việc như: chăm lo cây cối, trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, vệ sinh ... giúp bà con khó khăn tại địa phương có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.
Quảng Nam thực hiện Đề án tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham ... |
Quảng Nam phấn đấu mỗi năm đưa 1.500 người đi làm việc ở nước ngoài UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình đưa người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ... |
Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương? Duy Xuyên là một trong những huyện tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam trong thu hút người lao động tha hương về lại địa phương ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Thị trường lao động - 06/11/2024 06:23
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động
Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ở và nuôi con nhỏ...
Thị trường lao động - 01/11/2024 17:30
Môi trường làm việc hạnh phúc sẽ thúc đẩy nhân lực bền vững
Nếu người lao động được đãi ngộ tốt, được làm việc trong môi trường an toàn, đáp ứng nhu cầu và phúc lợi cơ bản, sẽ gắn bó với doanh nghiệp, cải thiện năng suất lao động.
Thị trường lao động - 31/10/2024 15:38
Thị trường lao động UAE - cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là một thị trường đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, và trí tuệ nhân tạo. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam có thể học hỏi, phát triển kỹ năng, nâng cao chuyên môn và cải thiện thu nhập.
Thị trường lao động - 30/10/2024 15:33
Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động dịp cuối năm, lại phải đối mặt với những thách thức từ các hình thức lừa đảo tuyển dụng.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng