Giải pháp nào để lao động tha hương của huyện Duy Xuyên về lại địa phương?
Người lao động - 05/04/2023 10:03 PHAN NGUYÊN - HOÀI NAM
Đồng chí Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên (phía trái) trò chuyện với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn về những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư của huyện. Ảnh: HOÀI NAM |
PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên về những chính sách và kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài mà huyện đã thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây.
PV: Thưa ông, Duy Xuyên từng là một huyện có số lao động đi xa làm việc vào loại cao nhất tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi còn nhớ cách đây khoảng vài chục năm, cứ mỗi dịp sau tết Nguyên đán, hàng trăm lao động địa phương đứng dọc Quốc lộ 1A để đón xe vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, lao động tha hương ngày một ít dần. Bằng cách nào để địa phương giải quyết được lượng lớn lao động tại chỗ?
Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Có thể nói rằng vào những năm 2000, huyện Duy Xuyên chủ yếu là huyện thuần nông. Nông nghiệp chiếm xấp xỉ 70% trong cơ cấu kinh tế. Nhưng từ sau khi có các Nghị quyết 19, 20, 21 của Huyện ủy, nội dung xác định cơ cấu công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp chiếm 50% và dịch vụ khoảng 40% trong cơ cấu kinh tế.
Từ chủ trương đó, kết hợp với các chương trình thu hút đầu tư và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện Duy xuyên triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp. Hiện nay, huyện Duy Xuyên có 4 cụm công nghiệp, lớn nhất là cụm công nghiệp Tây An, cụm công nghiệp Đông Yên và cụm công nghiệp Duy Trinh. Và nay đang xúc tiến thu hút đầu tư cụm công nghiệp Duy Nghĩa 1.
Từ lúc quy hoạch xúc tiến đầu tư trên cơ sở các quy định về thu hút đầu tư, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh, quy định rõ huyện Duy Xuyên là vùng kinh tế trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên có những ưu đãi nhất định cho doanh nghiệp.
Cụ thể là ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất trong những năm đầu, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có phần thấp hơn. Đặc biệt quan trọng là huyện Duy Xuyên đã thành lập tổ xúc tiến đầu tư do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng.
Lãnh đạo địa phương đã tiếp cận doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để quảng bá, tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp. Sau đó, tổ xúc tiến đầu tư trợ giúp về thủ tục và liên hệ ban ngành sở của tỉnh để hoàn thiện thủ tục về pháp lý từ cấp xã, cấp huyện thậm chí cấp tỉnh. Từ đó, các doanh nghiệp đến rất thiện chí và hợp tác lâu dài.
Đến nay, một số doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư tại địa phương. Cụ thể, Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc), giải quyết hơn 6.000 lao động. Công ty Hi – Tech (Thái Lan) tạo việc làm cho 2.500 lao động. Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân trên 7 triệu/ tháng.
Đến nay, với số lượng lao động trên toàn huyện Duy Xuyên xấp xỉ 13.000 người, có thể nói rằng, địa phương cơ bản giải quyết lao động tại chỗ, thậm chỉ lan tỏa các huyện lân cận như Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn. Các huyện lân cận cũng đã đến làm việc tại Duy Xuyên để đáp ứng nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp.
Bài học rút ra là chủ yếu chúng ta phải làm tốt công tác quy hoạch, hạ tầng nói chung và hạ tầng các cụm công nghiệp. Đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối để người ta thấy thuận lợi. Thứ 2 là môi trường đầu tư tốt. Thứ 3 là phối hợp, hợp tác về tuyên truyền, có những thông tin để kết nối người trong độ tuổi của lao động của huyện với các doanh nghiệp. Như vậy sẽ rất hài hòa, lợi ích của doanh nghiệp được bảo đảm và lợi ích của người lao động cũng được bảo đảm.
Qua đây, các tổ chức đoàn thể cũng vào cuộc như LĐLĐ huyện đứng ra kết nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Để việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm, các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, các chính sách an sinh xã hội được giải quyết kịp thời. Thu hút đầu tư, giải quyết việc làm gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Duy Xuyên cũng đạt được những kết quả đáng kể.
Công ty Sedo Vinako (Hàn Quốc) đã giải quyết hơn 6.000 lao động, phần lớn là lao động địa phương Ảnh: PHAN NGUYÊN |
PV: Ông đánh giá như thế nào về tổ chức Công đoàn ở cơ sở, họ tham gia cùng chính quyền như thế nào trong công tác chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động?
Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Hiện nay, lực lượng lao động trên toàn huyện là khoảng 13.000 người trong độ tuổi lao động, lực lượng đoàn viên là trên 95%, khoảng trên 12.000 người. Điều đó cho thấy, tập hợp lực lượng lao động, đặc biệt lực lượng lao động ở các doanh nghiệp nước ngoài, địa phương cũng rất quan tâm. Các tổ chức đoàn thể, mặt trận tập trung vận động. Đặc biệt, là tổ chức Công đoàn phát huy vai trò này, sự phối hợp của UBND huyện với cơ quan LĐLĐ trong thời gian qua cũng rất tốt. Thiếu sự phối hợp này, chắc chắn chúng ta không thể có những kết quả như thời gian vừa qua.
PV: Theo ông, bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, thu nhập, đâu là mặt tích cực khác của việc thu hút lao động tại địa phương và vùng lân cận?
Đồng chí Phan Xuân Cảnh: Bài toán giải quyết lao động địa phương tại chỗ mang lại nhiều mặt tích cực, ổn định đời sống của người dân trong vùng, không phải di chuyển xa quê hương làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái, nói một cách vĩ mô là yếu tố cố kết văn hoá. Như vậy, có thể khẳng định, mặt thứ nhất là ổn định cuộc sống của từng gia đình. Thứ hai là thu nhập được tăng cao so với những ngành nghề khác, đặc biệt là nghề nông nghiệp. Thứ ba là giảm chi phí đi lại, chi phí ăn ở các nơi trước đây như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, cũng là ảnh hưởng thu nhập của công nhân, người lao động. Nếu ở lại địa phương thì tốt hơn ở chỗ có thể phụ giúp gia đình trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra một giá trị kết hợp giữa công nghiệp gắn với nông nghiệp. Điều đó tạo sự kết nối bền vững giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân Ngày 03/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động nữ công và phong trào “Giỏi việc ... |
Đại hội công đoàn ở một doanh nghiệp từng xảy ra nhiều cuộc đình công Ngày 25/3, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (gọi tắt là Công ty Panko Tam Thăng) đóng tại Khu Công ... |
Quảng Nam: Quyết tâm thu hồi nợ đọng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động Trong năm 2022, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Nam áp dụng rất nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động, tập huấn, ứng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền