Công nhân điện lực Lưu Thanh Đồng làm việc với “tinh thần thép”
Hoạt động Công đoàn - 08/11/2024 16:40 Hồ Trung Hưng
Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam |
Một buổi trưa đầu hè trời nắng chói chang, những cơn gió khô khốc từ biển lên mang theo hơi cát nóng phả vào mặt người đi đường, làm cho ai nấy đều choáng váng, mệt nhoài. Ấy vậy mà trên đường dây 22kV có những công nhân điện vẫn đang cần mẫn sửa chữa đường dây đang mang điện trên cao.
Dưới cái nóng thiêu đốt, nhóm công nhân điện vẫn phối hợp nhịp nhàng, thao tác cẩn thận. Hình ảnh các anh công nhân đồng phục màu cam đu mình trên những cây trụ điện cao chót vót là cảnh tượng quen thuộc của nhiều người. Thế nhưng hôm nay, đây là lần đầu họ trông thấy công nhân làm việc trực tiếp trên đường dây đang mang điện.
Anh Lưu Thanh Đồng (người đang cười) cùng đồng đội đang chuẩn bị thực hiện thao tác sửa chữa điện nóng trên đường dây mang điện 22kV. Ảnh: ĐVCC |
Họ đứng trên xe gàu cách điện, lưới điện được bao bọc bằng lớp nhựa màu cam cách điện an toàn, kể cả những điểm hở cũng được che chắn cách điện. Điều đặc biệt so với trước đây là cắt điện, thì nay sửa điện mà không cần phải cắt điện. Đó là chuyện hiếm ít gặp, nên có những người dân tò mò đứng lại xem là vậy!
Trong nhóm làm việc trên cao như những con ong chăm chỉ đó có anh công nhân Lưu Thanh Đồng. Anh lúc nhỏ được biết đến với danh hiệu là con nhà nghèo, chăm học. Anh rất hiền lành, chỉn chu trong công việc, hết sức tập trung, nhẹ nhàng.
Trực tiếp chỉ huy công việc, Đội phó Đội sửa chữa nóng lưới điện Quảng Nam - kỹ sư Nguyễn Tấn Vương, không ngừng nheo mắt chăm chú nhìn lên lưới điện nhắc nhở việc này, việc nọ. Anh cũng bồn chồn, lo lắng và hồi hộp không kém gì các công nhân đang trực tiếp thao tác trên lưới đang mang điện, bởi đây là công việc không cho phép sai sót dù chỉ một chút nhỏ.
Theo anh Vương, hôm nay Đội nhận lệnh thi công lắp đặt máy cắt mới trên xuất tuyến này trong tình trạng mang điện. Do anh Lưu thanh Đồng có kinh nghiệm và tính cẩn thận cao trong việc lắp đặt máy cắt và sửa chữa điện nóng, nên anh được phân công thao tác chính. Dự kiến thời gian hoàn thành lắp đặt máy cắt phải mất 6 đến 8 tiếng đồng hồ không cắt điện, điều này đã giúp giảm thiểu tối đa thời gian mất điện, số lần mất điện.
Việc thi công sửa chữa điện nóng, thay thế, đấu nối, vệ sinh bảo dưỡng, xử lý sự cố trên lưới đang mang điện đã góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và duy trì dòng điện được liên tục; đồng thời góp phần giảm suất sự cố, tăng năng lực cung ứng điện của hệ thống điện phân phối 22kV,…
"Chúng tôi thường hay dùng bữa trưa bằng cơm hộp tại hiện trường để tranh thủ thời gian nhằm tránh tồn việc cho ngày hôm sau. Và nhất là để tránh cơn mưa giông chiều thường xảy ra vào mùa này, rất nguy hiểm cho anh em công nhân đang thao tác trên lưới điện đang mang điện”, anh Nguyễn Tấn Vương nói.
Anh Lưu Thanh Đồng là thợ điện bậc 7/7 quản lý đường dây và trạm. Ông Phan Văn Lành, Phó Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực Quảng Nam nhận xét: “Đồng là một công nhân có thái độ cầu thị, ham học hỏi, lại siêng năng, cần mẫn, sáng trí nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với nhiều sáng kiến kinh nghiệm, năm nào cũng đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Đồng là một trong những công nhân sớm được tuyển chọn vào danh sách những công nhân ưu tú nhất được cử đi đào tạo, huấn luyện về công tác sửa chữa nóng lưới điện tại Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Qua các đợt kiểm tra sát hạch, anh Đồng đều đạt xuất sắc cả về lý thuyết và thực hành”.
Anh Đồng tâm sự: “Khi được chọn vào công tác tại Đội sửa chữa điện nóng, em lo lắm, bởi làm việc trực tiếp với dòng điện và trên độ cao chóng mặt, nếu chỉ cần lơ là một chút thôi là ảnh hưởng đến sinh mạng của mình và đồng đội”. Vì thế, ngoài việc thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề, em còn phải nhớ và thực hiện các “nguyên tắc vàng” một cách đồng bộ, theo đúng trình tự đề ra”.
Rồi anh Đồng giải thích các nguyên tắc mà một công nhân sửa chữa điện nóng phải nắm chắc: “Trước tiên là phải bọc thảm cách điện đầy đủ và không để hở ra bất kỳ một chỗ nào trên lưới điện; Phải thao tác từ dưới lên, từ gần đến xa, khi xong việc phải làm theo trình tự ngược lại; Phải đảm bảo có 2 lớp cách điện; phải thao tác, làm việc trên cùng 1 pha; mọi trình tự, công việc phải nằm trong tầm kiểm soát, chỉ huy và giám sát chặt chẽ. Cuối cùng là phải tự tin, thao tác nhanh gọn, tỉ mỉ, cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm”.
Với tinh thần không ngừng phấn đấu rèn luyện, học hỏi, vào năm 2009 khi biết trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng tổ chức tuyển sinh lớp đào tạo đại học điện, hệ vừa học vừa làm tại chức tại Thành phố Tam Kỳ, được đơn vị tạo điều kiện về thời gian, anh Đồng đã là người đầu tiên tham gia đăng ký học và sau năm năm anh đã hoàn thành tốt nghiệp chương trình Đại học và đạt loại trung bình khá.
Về phong cách làm việc, anh Đồng rất cần cù, chịu khó, chăm chỉ và yêu nghề, lại là người tỉ mỉ, cẩn trọng, làm nhiều hơn nói. Điều đáng nói là anh Đồng có tinh thần dám nghĩ, dám làm, không sợ độ cao, không nề hà giờ giấc, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần đồng đội và phối hợp tốt trong công việc.
Xong việc lắp đặt máy cắt, anh Đồng bước ra khỏi xe gàu thì cũng vừa lúc trời nổi mây mù báo hiệu cơn mưa giông chiều sắp xảy ra. Lau mồ hôi đẫm ướt trên mặt, Đồng vui mừng thốt lên: “May quá! Gần mưa giông rồi, nếu làm không kịp thì khổ lắm!”.
Đội sửa chữa điện nóng thay máy cắt đường dây. Ảnh: ĐVCC |
Khi được hỏi về cảm nhận khi làm nghề sửa chữa nóng lưới điện, anh Đồng cho biết: "Nghề sửa điện nóng rất nguy hiểm, quanh mình là điện. Tuy nhiên do bản thân yêu nghề, lại được lãnh đạo tin tưởng chọn lựa vào một đội gồm toàn những công nhân ưu tú như thế, nên bản thân rất tự hào và dũng cảm nhận nhiệm vụ với một tâm trạng vui vẻ, tự tin”.
Sửa chữa điện nóng là một bước tiến mới, công nghệ mới của ngành Điện trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ điện lực cũng như chất lượng điện năng của hệ thống lưới điện phân phối cấp điện áp 22kV. Với bước tiến công nghệ mới này, ngành Điện đã và đang đào tạo ra những lớp thế hệ người công nhân điện mới, giỏi về tay nghề, vững về chuyên môn và đặc biệt là có “tinh thần thép”. Là một thành viên trong Đội sửa chữa điện nóng của Quảng Nam, con đường phía trước của chàng trai Lưu Thanh Đồng còn nhiều rộng mở, nhiều cơ hội để thử thách bản thân và chứng tỏ năng lực của mình trong lĩnh vực công nghệ mới này.
Ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Xí nghiệp chia sẻ: “Anh Đồng là người đáp ứng được các yêu cầu cả về chuyên môn lẫn phẩm chất, đạo đức. Do giỏi lý thuyết, vững tay nghề, nên anh Đồng đã đạt bậc thợ 7/7 và đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và Công nhân lao động giỏi tiêu biểu cấp Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC)”.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Thầy giáo người Cơ Tu vượt khó của Trường THCS Kim Đồng Thầy A lăng Kỳ, người con của huyện Nam Giang đang là giáo viên Trường THCS Kim Đồng (xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng ... |
Quảng Nam: Cách nào thu nợ kinh phí công đoàn hơn trăm tỷ? Thống kê của Ban Tài chính Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam, đến hết quý 1 năm 2024, trên địa bàn tỉnh có ... |
Chủ tịch Công đoàn năng động và đầy nhiệt huyết của Trường THCS Phan Bội Châu Dù mới nhận nhiệm vụ là người đứng đầu công đoàn trường, bằng tấm lòng của mình, cô giáo Nguyễn Thị Mỵ - Chủ tịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất