Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân

Chính sách mới - ĐỖ THIỆM

Sáng 3/10, tại tỉnh Lâm Đồng, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp về nhà trẻ, mẫu giáo và các chính sách hỗ trợ cho con công nhân lao động (CNLĐ) trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN, KCX".
Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đỗng Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp Lâm Đồng: 87 nữ đoàn viên tham gia Hội thi “Duyên dáng áo dài hoa” TP. Đà Lạt
Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo. Ảnh: THU HIỀN

Tham dự Hội thảo có đồng chí Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Đỗ Hồng Vân, Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng hơn 80 đại biểu là đại diện thường trực, lãnh đạo ban và chuyên viên phụ trách công tác nữ công của hơn 40 đơn vị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương.

Chính sách thiết thực với CNLĐ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Thái Thu Xương nêu rõ, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ở nước ta, thời gian qua, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) cũng tăng nhanh, thu hút một lực lượng lớn người lao động (NLĐ), trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn. Lực lượng này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đất nước, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề tại các KCN, KCX mà tổ chức Công đoàn cần phối hợp với các cấp, các ngành và người sử dụng lao động (NSDLĐ) giải quyết kịp thời như thu nhập, đời sống, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo…

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020, quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó quy định cụ thể chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn có KCN - nơi có nhiều lao động; trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con CNLĐ làm việc tại các KCN; chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn có KCN nơi có nhiều lao động.

“Đây là những chính sách phù hợp, có ý nghĩa rất lớn và thiết thực với đời sống NLĐ. Tổ chức Công đoàn cần sớm vào cuộc, tham gia triển khai và giám sát thực hiện các chính sách này, đảm bảo quyền, lợi ích của NSDLĐ và NLĐ trong tình hình mới” - đồng chí Thái Thu Xương khẳng định.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Hơn 80 đại biểu của 40 đơn vị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương tham gia Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Tại Hội thảo, đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân – Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thông tin về tình hình CNLĐ trong các KCN, KCX và các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, tính đến cuối năm 2021, cả nước đã quy hoạch phát triển 563 KCN, trong đó 397 KCN đã được thành lập, 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn héc ta, đã tạo việc làm cho khoảng 4,07 triệu CNLĐ.

Tại các địa bàn có KCN - nơi có đông lao động, nhiều con em của NLĐ nhập cư phải gửi ở hệ thống trường tư thục, nhóm trẻ vì không có hộ khẩu. Với thu nhập của công nhân để lo cho con ăn học ở trường tư là một sự cố gắng rất lớn. Đặc biệt, giáo viên đang làm việc tại trường tư thục ở KCN còn vất vả hơn nhiều. Từ thực tiễn này, các bộ ngành Trung ương và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối tượng giáo viên mầm non 800.000 đồng/tháng; hỗ trợ con CNLĐ đang làm việc ở các KCN trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 160.000 đồng/tháng.

“Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, để có được mức hỗ trợ này là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, đồng thời đây cũng được đánh giá là một chính sách nhân văn để đầu tư cho tương lai” – đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân chia sẻ.

Để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ qua tổng hợp báo cáo từ các ngành, địa phương trong cả nước, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, một số địa phương sớm ban hành nghị quyết và nhanh chóng triển khai đến các đơn vị đủ điều kiện được hỗ trợ, mở rộng đối tượng hỗ trợ đến con CNLĐ trong các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn không ít địa phương chậm triển khai thực hiện hay công đoàn cũng chưa chủ động để vào cuộc nên còn nhiều nơi, chính sách chưa đến được với CNLĐ.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Bùi Thị Thanh Giang – Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội phát biểu thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hội thảo lần này là diễn đàn để các đại biểu thảo luận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ trong thời gian qua; vai trò của tổ chức Công đoàn và những kinh nghiệm từ thực tiễn ở mỗi ngành, địa phương; những giải pháp mà tổ chức Công đoàn thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong chăm lo tốt hơn cho con em của NLĐ…

Đồng chí Bùi Thị Thanh Giang – Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội chia sẻ, ngay sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành, đơn vị này đã phối hợp với ngành Giáo dục và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố trình HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non với các mức cao hơn so với quy định của Chính phủ. Cụ thể như hỗ trợ đối tượng giáo viên mầm non 1.600.000 đồng/tháng; hỗ trợ con CNLĐ đang làm việc ở các KCN trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 240.000 đồng/tháng…

Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội cũng cho biết, tổng số CNLĐ đang làm việc tại các KCN và KCX thuộc địa phương này là hơn 164 ngàn người, trong đó chiếm gần 70% là CNLĐ nữ, đa số là dưới 35 tuổi, đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên nhu cầu về gửi trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non là khá lớn. Tuy nhiên với mức thu nhập bình quân mỗi tháng từ 5 – 5,5 triệu đồng/người thì chi phí gửi con tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo là vấn đề lớn đối với CNLĐ.

“Thông qua đối thoại với lãnh đạo địa phương hằng năm, chúng tôi đã đề xuất chính quyền xây dựng 2 trường mầm non công lập dành riêng cho con CNLĐ tại KCN tập trung đông CNLĐ là Bắc Thăng Long. Đồng thời chúng tôi cũng duy trì hoạt động hiệu quả 116 phòng vắt trữ sữa tại 70 doanh nghiệp, thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể để doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ hằng tháng từ 50 – 100 ngàn đồng cho mỗi con CNLĐ tại hơn 300 doanh nghiệp” - đồng chí Bùi Thị Thanh Giang chia sẻ.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Huỳnh Phước Sang – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai phát biểu thảo luận và kiến nghị đề xuất tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Đoàn Văn Dũng – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Cần Thơ thì chia sẻ: “Chúng tôi đã xây dựng quy chế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là việc chia sẻ thông tin, rà soát các đối tượng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, từ đó thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ của địa phương. Đồng thời phát huy vai trò của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh để làm cầu nối giữa LĐLĐ tỉnh và các ngành liên quan, tham gia kiểm tra, giám sát để tuyên truyền, phổ biến và thúc đẩy nhanh việc triển khai chính sách đến NLĐ trong các KCN”.

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã phát biểu ý kiến như: Đồng chí Nguyễn Bá Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng chí Huỳnh Phước Sang - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai; đồng chí Ong Thị Hoàng Mai – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương; đồng chí Nguyễn Thị Lý – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk…

Các đại biểu chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này, đó là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó chủ lực phải là ngành Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Công đoàn ở địa phương; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ các đối tượng được hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Đồng thời, nhiều đại biểu bày tỏ mong muốn, kiến nghị với Chính phủ xem xét, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đối với cả NLĐ trong các cụm công nghiệp; tăng mức hỗ trợ, tăng thời gian được hỗ trợ đối với con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo lên 12 tháng/năm hay đề nghị xem xét, bổ sung chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non ngoài công lập…

Các ý kiến thảo luận và kiến nghị tại Hội thảo là thông tin hữu ích, qua đó giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam có những kiến nghị với Chính phủ một cách đầy đủ, sát thực về chính sách hỗ trợ CNLĐ nói chung và hỗ trợ con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN, KCX.

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ” Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ”

Cô giáo Thiều Thị Thu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tự hào ...

Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đồng Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đồng

Quỹ xã hội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng với hơn 18 tỷ đồng được huy động từ nguồn lực xã hội ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ  công tác lập pháp

Chính sách mới -

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

Chính sách mới -

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Chính sách mới -

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tham mưu, tổ chức, tham gia các đoàn công tác để thăm, tặng quà, hỗ trợ, chúc Tết đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) phù hợp với điều kiện, nguồn lực của các cấp công đoàn, đơn vị, doanh nghiệp.

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Chính sách mới -

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Chính sách mới -

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.

Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Chính sách mới -

Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.