Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ”

Cô giáo Thiều Thị Thu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tự hào khi nói về người đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An: “Cô ấy thực sự là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, mến trẻ”.
Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp Mùa hè khó quên
Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng luôn hào hứng trong giờ dạy của cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An. Ảnh: NVCC

Dìu dắt học sinh như con của chính mình

Chúng tôi đến Trường Tiểu học Chu Văn An vào những ngày đầu tháng 9/2022. Cơn mưa chiều đầu thu vừa dứt, những tia nắng vàng mỏng manh len lỏi qua tán lá, lác đác vương trên sân trường dường như càng làm cho câu chuyện của cô Hiệu trưởng Thiều Thi Thu thêm sâu lắng lòng người. Đó là niềm tự hào về người đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An, cô không chỉ giỏi chuyên môn mà mỗi lời nói, mỗi việc làm, dù với đồng nghiệp hay các em học sinh, dù ở trong hay ngoài nhà trường… cũng đều thể hiện tấm lòng của người giáo viên “yêu nghề, mến trẻ”.

“Cô ấy đã cố gắng vượt lên hoàn cảnh khó khăn của đứa trẻ mồ côi cha từ khi còn trong nôi, nỗ lực để biến ước mơ thành sự thật, trở thành cô giáo; rồi ngay cả khi cuộc sống với vô vàn khó khăn bởi đứa con gái thứ hai bị chậm phát triển và tự kỷ, cô ấy vẫn toàn tâm, toàn ý dìu dắt các em học sinh như những đứa con của chính mình” – cô giáo Thiều Thị Thu xúc động khi nói về đồng nghiệp trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An.

Đúng như nhận xét của người hiệu trưởng, trong suốt câu chuyện với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An không hề nói về bản thân mình. Thay vào đó, cô giáo trẻ luôn đau đáu về những khó khăn, thiệt thòi của các em học sinh ở vùng khó khăn nơi đây.

“Các em học sinh không chỉ chịu thiệt thòi bởi kinh tế - xã hội ở đây khó khăn, thiếu thốn mà đường xá đi lại cũng còn nhiều trắc trở, nhiều em ở cách xa trường cả chục cây số, phải ở nhờ nhà người thân để tiện đến trường. Cũng không ít em rơi vào hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, có em ở với bố, có em ở với mẹ, có em ở với ông bà... những điều ấy làm cho cuộc sống của các em đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Là người giáo viên dạy tiểu học, chúng em hiểu rằng những thầy cô giáo đầu đời chính là những tấm gương sáng, là hình tượng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của các em sau này. Bởi vậy mỗi lúc ở trường dù là đứng trên bục giảng hay lúc vui chơi, sinh hoạt cùng học trò, em luôn gần gũi, thăm hỏi về hoàn cảnh sống của mỗi em, nói chuyện thân mật, tâm sự để động viên khuyến khích các em hãy ước mơ và quyết tâm biến ước mơ thành sự thật, bởi có ước mơ, thì mới có mục tiêu phấn đấu”… cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An trải lòng.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An luôn trăn trở làm thế nào giúp các em có hứng thú, vui thích với việc học, thi đua rèn luyện tốt để trở thành “con ngoan, trò giỏi”. Ảnh: NVCC

Cô An cũng bày tỏ trăn trở làm thế nào giúp các em có hứng thú, vui thích với việc học, thi đua rèn luyện tốt để trở thành “con ngoan, trò giỏi” và sau này các em sẽ là những công dân tốt cho đất nước.

“Mỗi trò một hoàn cảnh khác nhau, nhưng nhìn chung là vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, hầu hết cha mẹ làm nông, quanh năm bươn chải với nương rẫy, rất ít có thời gian và điều kiện để tâm đến việc học của con cái. Có những trò nhà còn không có cái ti vi thì làm sao có máy tính mà học. Bởi vậy em luôn sắp xếp để các trò có cơ hội tiếp xúc với máy tính, được học, được chơi trên máy tính nhiều nhất khi đến trường, giúp các trò được ứng dụng các phần mềm tin học, bài giảng điện tử, ứng dụng Khoot… trong học tập, vừa để phát triển khả năng tin học của bản thân, cũng là để vơi bớt sự thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa ở những vùng thuận lợi” – cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An nói.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Nhiều học sinh được cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An bồi dưỡng đã đoạt giải cao trong các cuộc thi cấp huyên, cấp tỉnh và quốc gia. Ảnh: NVCC

Truyền năng lượng cho đồng nghiệp và học trò

Đồng chí Trần Văn Đệ - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, không chỉ hết lòng với các em học sinh, cô giáo trẻ Nguyễn Đỗ Diệu An còn là tấm gương luôn đi đầu trong phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” trong nhà trường; luôn năng nổ, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên trong trường về việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, tận tình góp ý, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tập thể giáo viên qua mỗi giờ dạy, thao giảng hay hội thi.

“Cô ấy đã tiếp thêm năng lượng cho cả thầy và trò trường chúng tôi với những thành tích và giải thưởng của các em học sinh do mình dìu dắt, bồi dưỡng tham gia các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia” – đồng chí Trần Văn Đệ nói.

Chia sẻ về những ghi nhận đó của đồng nghiệp, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An khiêm nhường bày tỏ: “Tuy ở vùng khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận với máy tính và tin học nhưng học trò ở đây cũng không thua kém nhiều so với các bạn ở thành phố, một số trò còn rất giỏi, có tiềm năng phát triển trong môn học ứng dụng này.

Được lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên và phụ huynh học sinh tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng, ôn luyện cho học trò tham gia các hội thi đã là điều vinh dự lớn đối với em, có các trò đạt giải cao là một niềm vui rất lớn của em và cả tập thể nhà trường”.

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An phải sắp xếp công việc gia đình để có thể vừa chăm sóc một cách tốt nhất cho con cái phát triển, vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc nhà trường giao. Ảnh:NVCC

Dù cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An khiêm tốn không nhận về mình, nhưng chúng tôi hiểu rằng để có được sự ghi nhận và tin yêu của lãnh đạo, của tập thể giáo viên và phụ huynh học sinh cùng với niềm tự hào và kính trọng của các em học sinh ở ngôi trường này, cô giáo trẻ ấy đã phải cố gắng rất nhiều, nỗ lực tích lũy ngay từ những ngày còn trên giảng đường sư phạm rồi cả sự quyết tâm khi phải sắp xếp công việc gia đình để có thể vừa chăm sóc một cách tốt nhất cho con mình phát triển, vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc nhà trường giao.

Niềm tự hào đó là những giấy chứng nhận, khen thưởng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích Cuộc thi Giải Toán Violympic lớp 1, 2, 3 cấp tỉnh do cô An bồi dưỡng những năm 2013 đến 2017; riêng trong năm học 2015 - 2016, có 7 học sinh do cô An trực tiếp bồi dưỡng thi Giải Toán Violympic cấp tỉnh thì cả 7 em đều đạt giải cao, 1 em đạt giải Nhất, 3 em đạt giải Nhì và 3 em đạt giải Ba…

Và những học sinh do cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An bồi dưỡng tham gia thi Tin học trẻ được vinh danh tại các hội thi các cấp cũng đã trở thành niềm tự hào cho tập thể giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An như: em Nguyễn Nhân Sinh đạt giải Khuyến Khích cấp tỉnh năm học 2019 – 2020; em Nguyễn Thành Trung đạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Khuyến Khích cấp quốc gia năm học 2020 – 2021; em Âu Gia Hân đạt giải Ba cấp tỉnh và em Tăng Chấn Hưng đạt giải Khuyến Khích cấp tỉnh năm học 2021 - 2022…

Cô giáo 9X vùng khó khăn ở Lâm Đồng “yêu nghề, mến trẻ”
Cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An (thứ hai, bên phải) đạt nhiều thành tích trong dạy học. Ảnh:NVCC

Về phần mình, cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An cũng đóng góp những đề tài, sáng kiến được công nhận có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp huyện như: giải pháp "Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt các hình trang trí trong phần mềm logo cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Chu Văn An” năm học 2020 – 2021; giải pháp "Sáng kiến dạy học sinh lớp 4 - 5 giải toán dãy số trong Scratch ở Trường Tiểu học Chu văn An” năm học 2021 – 2022… và nhiều năm liên tục được tặng thưởng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Giấy khen của Ủy ban Nhân dân huyện Đam Rông. Càng vinh dự hơn khi cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An đã được ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen trong năm học 2021 – 2022 vừa qua.

Nhìn vào bảng thành tích mà cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An đã đóng góp cho Trường Tiểu học Chu Văn An càng trân quý công sức mà cô giáo trẻ này đã cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn, bởi những điều đó chỉ có thể chạm đến khi họ thực sự “yêu nghề”.

Chia tay các thầy cô giáo khi sân trường rộn rã tiếng chào hỏi của thầy – trò Trường Tiểu học Chu Văn An giờ tan trường, chúng tôi càng trân quý những người giáo viên như cô giáo Nguyễn Đỗ Diệu An. Họ là những ngọn nến đang ngày đêm “cháy từ tâm” để thắp sáng con đường đến với tương lai cho các em học sinh nơi đây; cũng là viết thêm cho bề dày thành tích của ngôi trường ở vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn này.

Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp Lâm Đồng thành lập mới công đoàn cơ sở doanh nghiệp

Chiều 26/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức lễ công bố quyết định kết nạp 25 đoàn viên ...

Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục ngàn suất quà trung thu cho CNLĐ Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục ngàn suất quà trung thu cho CNLĐ

Đồng chí Phạm Văn Được - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, dịp Tết Trung thu năm nay, hàng ...

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người, nhưng để có được dòng nước sạch luôn chảy, mỗi giọt nước đều cần sự nỗ lực, cống hiến không ngừng của những người làm nghề cấp thoát nước. Một trong những người thầm lặng nhưng quan trọng ấy là Huỳnh Tấn Văn Tuyến, công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ…
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được xem là giá trị cốt lõi. Và tổ chức Công đoàn giữ vai trò thiết yếu là đại diện quyền lợi, giám sát việc thực thi và thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn.
Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Xuất phát từ một người thợ lò bình dị, anh Nguyễn Quốc Dần (Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV) đã vươn lên trở thành một đảng viên tiêu biểu, một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và khát vọng cống hiến. Nhưng điều làm nên sức lan tỏa mạnh mẽ của anh không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là tinh thần dìu dắt, truyền lửa đam mê và kiến thức cho thế hệ công nhân kế cận.
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Tại một huyện ngoại thành ở TP. HCM như Củ Chi – nơi các trạm biến áp trải dài khắp các tuyến lộ nông thôn, việc đảm bảo điện ổn định cho dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất là một bài toán không hề đơn giản. Nhưng ở đó, có một người kỹ sư không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, để mỗi dòng điện không bị gián đoạn – kể cả khi… đang bảo trì.