Chủ nhật 19/05/2024 01:19

Câu chuyện về Hà Nội buổi đầu giãn cách xã hội, 'đã vội nhưng vẫn còn lo'

Đời sống - Văn Giang

Từ ngày 23/4, Hà Nội được "trở mình" sau thời gian cách ly xã hội, nhịp sống vội vã, sôi động đã dần trở lại. Người lao động cũng tất bật với công việc mưu sinh, nhưng vẫn còn nhiều lo lắng khi dịch bệnh chưa chấm dứt hẳn.
cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo
Từ ngày 23/4, được mở cửa bán hàng trở lại là niềm vui đối với nhiều người.

Đồng hồ điểm 4 giờ sáng ngày 23/4. Bà Lan trở dậy. Tính ra đã tròn 22 ngày bà mới nghe tiếng chuông báo thức tầm này. Hôm nay mồng 1 đầu tháng, cũng là ngày Hà Nội được nới cách ly. Cả đêm qua ông bà trằn trọc không ngủ được, cảm giác hồi hộp lạ thường như mong chờ một điều gì đó sắp đến. Bà nhớ thời điểm trước tháng 4, mỗi ngày quán phở nằm đầu con ngõ Khương Trung ngày nào cũng phải tiêu thụ tầm 30kg bánh phở, nhưng hôm nay bà không lấy nhiều, chỉ bán đủ 15 kg để xem ngày, cũng là thăm dò tình hình. Dưới ánh đèn, muì nước dùng thoáng chốc đã bốc lên thơm phức.

Ông Hùng đang nhanh tay thái sẵn thêm ít hành. Bà Lan xếp lại hàng ghế cho ngay ngắn. Bình thường quán sẽ có thêm 2 người làm, từ cuối tháng 3 khi dịch bắt đầu bùng phát đến nay ông bà đã cho nghỉ về quê. Chiều qua, ông Hùng tính gọi họ lên để nay còn mở quán nhưng bà Lan ngăn lại, phần vì chưa có xe đi liên tỉnh, phần vì sợ lại giống như ngày 15, tiếp tục giãn cách thêm tuần nữa. Mấy ngày đầu chắc khách cũng chưa đông, ông bà tự bán túc tắc vậy.

Ông Hùng kéo cửa quán rộng ra thêm chừng quá nửa. Thực khách đầu tiên bước vào, lúc này là 5 giờ tròn. Không mời đon đả như mọi khi, ông với tay lấy chai nước rửa tay đưa cho khách ra hiệu, rồi chỉ chỗ chiếc bàn phía góc tường đã được lau sạch sẽ. Mặt bằng quán của ông chừng 25 m2, mọi khi ít nhất phải kê làm 4 dãy, mỗi dãy 4 bàn, nhiều hôm đông khách còn ngồi san sát. Hôm nay ông tính với bà chỉ xếp có 2 hàng để đảm bảo khoảng cách, sự thông thoáng theo Chính phủ quy định.

Được một lát, vị khách kế tiếp lại vào. Đoán khách định tiến đến ngồi chung bàn đã có người, ông Hùng ngăn lại, kéo ghế chiếc bàn bên cạnh. Hiểu ý chủ quán, họ không bỏ khẩu trang, cầm tờ menu lên, chỉ vào món phở tái trước khi vào chỗ. Ông Hùng khẽ gật, vào nói cho vợ biết. Quán ông vốn dĩ nếu bình thường thì nhộn nhịp lắm, cả ông với bà tính đều xởi lởi, chủ quán còn chuẩn bị cả bàn nước lẫn ống điếu để phục vụ cho khách có nhu cầu sau ăn, nhưng hôm nay thì cất hết. Những hành động ra hiệu kèm lời nói rời rạc như thế giữa chủ và khách cứ đối đáp nhau. Khách ăn xong đứng dậy, ông nhìn món rồi giơ ra 3 ngón tay (ba chục nghìn ) để họ biết mà thanh toán. Chỉ hơn tiếng sau, khi đã 6 giờ hơn, lúc này trước cửa đã dựng 7 xe máy, đếm thấy số lượng khách tới 9 người, ông Hùng mang tấm biển “chỉ bán mang về” ra treo trước lối vào.

Trời đã sáng hẳn, lúc này những tiếng ồn ào ngày một to. Tiếng còi xe vang lên inh ỏi. Hà Nội buổi sáng đầu tiên sau đêm 22/4. Trời mưa mau và nặng hạt, những người đi xe máy đã phải dừng lại bên đường để trùm thêm áo mưa cho khỏi ướt. Trên vỉa hè, chị hàng xôi cũng kịp căng vội cái ô che lên chiếc thúng khệ nệ chằng sau xe đạp. Tấm biển nhỏ xíu ghi vài chữ “xôi, bánh giày, bánh giò” còn chưa kịp đặt ra, hai người đi chạy bộ với một anh xe máy đã xúm lại. Người mua một phần, người mua hai suất. Chị hàng xôi vội vã, đôi tay thoăn thoắt lấy lá, gói xôi. Họ nhớ mùi hành phi, mùi nếp nương của xôi chị làm đã gần tháng nay. “Hôm nay mới lại được gặp, suốt ngày mì tôm với đồ khô chán quá”. Khách hàng tranh thủ nói với nhau như thế trong lúc chờ mua. Chưa đầy nửa tiếng, thúng xôi các loại đã được người đi đường “giải tán” gần hết, mấy người đến sau tiếc nuối không chọn được món mà mình ưa thích.

Trong con ngõ nhỏ của đường Vũ Tông Phan, Bà Liên cũng đang rảo bước vội tới điểm xe buýt ngoài Khương Đình. Tính đến hôm nay cũng là 22 ngày bà phải đi xe đạp đến chỗ làm chừng 6 cây. “Không có phương tiện công cộng bất tiện quá”. Chừng mươi phút sau, từ phía xa chiếc xe tuyến số 60 Bến xe Nước Ngầm – Bắc Thăng Long thân thuộc đã xuất hiện. Xe chậm dần vào điểm. Như gặp lại người bạn lâu năm, bà luống cuống bám lên. Anh phụ xe đứng ở cửa lui lại, chỉ dẫn bà ngồi cách một ghế trống với hành khách phía trước. “Đủ người rồi chú nhé’, anh nói với bác tài.

Bà Liên nhìn xe vẫn còn thoáng lắm. “Chỉ nhận chừng này thôi, giãn cách xã hội thành phố đã quy định thế rồi. Ngày đầu tái hoạt động chỉ vận hành ở mức 20-30%, không chở quá 20 người và không vượt quá 50% số ghế”, người tài xế vừa lái xe vừa nói vọng lại như vậy để cho những người chưa hiểu không thắc mắc. “Thế cũng may, chứ mà lại kín người như trước thời điểm này thì cũng sợ”. Bà Liên nghĩ trong lòng như vậy.

Vậy là Hà Nội đã trở mình. Đi qua ngã tư Nguyễn Trãi giờ mới thấy vài anh đi xe máy đang cố len lên vỉa hè cho kịp những giây cuối đèn đỏ, chắc họ sốt ruột vì chẳng đi nhanh được giống hôm qua. Đây mới là Hà Nội. Người ta đã quen với sự náo nhiệt thường lệ, quen với hình ảnh đoàn xe nhích từng ít một trên những cung đường đã trở thành “đặc sản” của đất Hà thành.

Giờ đây, vẫn là hình ảnh của sự sôi động, vội vã, tất bật của những con người mưu sinh nhưng dường như có sự dè dặt hơn. Ai nấy đều khẩu trang kín mít, giữ khoảng cách chốn đông người, hiếm cảnh xô bồ như mọi khi. “Hà Nội vẫn có nguy cơ”, nghĩa là chưa hoàn toàn hết dịch, việc tuân thủ quy định lúc này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, đi theo dòng chảy cuộc sống hối hả vốn thường ngày.

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/4

Tính đến 7h sáng ngày 23/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,6 triệu người nhiễm virus ...

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Nhà của ông

Quy định đã rõ để nhà của công không thể biến thành “nhà của ông” nếu như chẳng có những biến hóa khôn lường và ...

cau chuyen ve ha noi buoi dau gian cach xa hoi da voi nhung van con lo Giãn cách xã hội sau ngày 22/4 sẽ “nới lỏng” như thế nào?

Cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ sẽ “chốt” lại phương án nên hay không nên tiếp tục giãn cách ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.