Cầm đèn chạy trước xe tang
Cà phê tối - 14/08/2021 19:30 Vũ Hùng
Thông tin Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM Nguyễn Thị Thanh Mỹ bị kỷ luật khiển trách được đăng tải trên các báo hồi tháng 4/2020 |
Thời gian qua, một trong điều làm chúng ta đau lòng nhất là số lượng người tử vong do Covid tại Sài Gòn luôn luôn là trên 3 con số. Những hình ảnh ám ảnh nhất đối với chúng ta là những chiếc xe tang nối đuôi nhau xếp hàng chờ đến lượt để vào Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa.
Khi đọc những con số người chết, khi xem hình ảnh và clip các đoàn xe tang dài dằng dặc như thế, tôi lại nhớ lại một sự kiện xảy ra vào cuối tháng 3 năm ngoái, mà bây giờ có thể nhiều người đã lãng quên.
Đó là việc ngày 26/3/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã ban hành Công văn số 2285 gửi Công ty Môi trường Đô thị TP HCM và 2 công ty liên quan khác trong thành phố, với nội dung “để ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong tình hình dịch bệnh, đặc biệt với tình huống cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm Covid-19 có thể tử vong”.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đề nghị các công ty trên khẩn trương báo cáo về công suất tối đa của các cơ sở hỏa táng của công ty trong trường hợp vận hành liên tục. Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cũng đề nghị 3 công ty chức năng báo cáo quy trình tiếp nhận và giải pháp cách ly tối đa đến con người và khu vực xung quanh khu hỏa thiêu.
Thậm chí cơ quan này còn cẩn thận đến mức yêu cầu các công ty trên phải lập phương án cách ly, đệ trình các giải pháp duy trì vận hành hoạt động 24/24 tại cơ sở hoả táng khi có cán bộ nhân viên làm việc tại đó bị nhiễm Covid-19.
Tôi nhắc lại gần như nguyên văn Công văn 2285 để các bạn thấy rằng, những gì mà Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã nhìn thấy, đã quan tâm lo lắng, đã có kế hoạch cụ thể để đối phó bằng các phương án rất chi tiết cách đây hơn một năm, cụ thể là gần 18 tháng trước, nó y như những gì mà hôm nay chính quyền thành phố phải lo liệu tính đến và đang phải rất vất vả để thực hiện
Thế nhưng, lại thế nhưng, cái Công văn 2285 đó chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghề nghiệp không nhỏ cho chính những người thảo ra và ký ban hành nó.
Tầm nhìn xa và sự lo liệu sớm của các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM lúc đó đã vấp phải làn sóng phản đối kinh hoàng trong dư luận xã hội, trong các bài báo chỉ trích thậm tệ của truyền thông khi đó, chỉ vì một lý do đầy cảm tính và dân tuý, nào là cái câu “cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm Covid-19 có thể tử vong" đã “gây hoang mang dư luận”, nào là làm “mất ổn dịnh dư luận xã hội”, nào là “ gây lo lắng hoảng sợ trong nhân dân” ...
Để rồi ngay sau đó 2 ngày, ngày 28/3, Thường trực Thành uỷ và UBND TP HCM, trong một động thái có thể nói là vội vã và bị động trước áp lực của báo chí và dư luận, đã buộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM phải lập tức thu hồi, huỷ Công văn đó, đồng thời phê bình nghiêm khắc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, phê bình 2 Trưởng phòng chức năng. Còn Phó giám đốc Nguyễn Thanh Mỹ thì bị mức kỉ luật khiển trách vì là người đứng tên ký ban hành Công văn 2285 đó.
Những gì đang diễn ra hiện nay ở Sài Gòn đã tự nó chứng minh sự đúng đắn cần thiết của Công văn 2285, chứng minh các cán bộ lãnh đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, từ Phó Giám đốc cho tới trưởng các phòng chuyên môn liên quan, họ đã không chỉ có tinh thần trách nhiệm, mà còn có cả nhiệt tình và một tầm nhìn xa, rộng trong công việc chuẩn bị đối phó với hậu quả của dịch bệnh ở TP HCM.
Chỉ vì áp lực đầy cảm tính của dư luận và báo chí, vì sự “non gan” của một số vị lãnh đạo thành phố thời điểm đó, tấm lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao độ và sự lo toan chính xác của các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM không những không được ghi nhận, khen ngợi, mà còn bị nhận những án kỉ luật hết sức oan uổng.
Tôi không được quen biết với bất cứ một ai trong số những người bị kỉ luật nói trên ở Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM nhưng hôm nay tôi muốn nói lại câu chuyện này để chúng ta ngẫm nghĩ thêm đôi điều có ích cho việc chỉ đạo cũng như tham gia trực tiếp chống dịch ở TP HCM hiện nay.
Điều thứ nhất ta thấy rõ, rất rõ, là không phải lúc nào dư luận cũng đúng, không phải lúc nào truyền thông cũng tỉnh táo, công tâm trước mọi sự việc và sự kiện trong đời sống xã hội.
Điều thứ hai là, các vị lãnh đạo các tỉnh thành trong vùng có dịch nên coi vụ việc này như một bài học bổ ích trong việc chỉ đạo điều hành địa phương mình chống dịch.
Làm sao để không bao giờ mắc vào cái bẫy dân tuý của dư luận, kể cả của báo chí thì mới có quyết tâm vững vàng, sự tỉnh táo rành mạch để quyết liệt hành động vì thắng lợi chung của công cuộc phòng chống dịch tại địa phương mình quản lý, vì lợi ích chính đáng của đông đảo quần chúng, vì an toàn tính mạng của đồng bào và cả sự trọn vẹn đối với những người bị tử vong do dịch bệnh.
Điều cuối cùng, tôi muốn tâm sự với bà Phó Giám đốc Nguyễn Thanh Mỹ. Tôi tin rằng đến bây giờ thì mức kỉ luật khiển trách cách đây một năm chắc là cũng đã nguôi ngoai không làm bà muộn phiền. Những bận rộn của công tác chống dịch cũng có thể khiến bà chẳng còn thời gian để nhớ về chuyện năm ngoái.
Bao giờ cũng thế, ở cơ quan nào cũng vậy, chỉ có ai trong những người cán bộ không lo nghĩ tư duy, không đổ mồ hôi sôi nước mắt vì đồng bào; không làm gì cho ích quốc lợi dân, người ấy mới có thể “an toàn” lúc nước sôi lửa bỏng ấy. Những người cán bộ biết tiên phong xung kích như bà, đôi khi còn bị chế nhạo là “cầm đèn chạy trước ô tô", với bà là “trước xe tang”.
Và cũng xin cảm ơn bà vì cái Công văn do bà ký, tôi có được câu chuyện để hôm nay ôn lại cùng bạn đọc, như một kỉ niệm buồn nhưng lại là một bài học bổ ích trong những tháng ngày cả nước tập trung chiến đấu và quyết tâm chiến thắng Covid-19.
Những lao động thiếu đói giữa đại dịch Hà Nội giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều lao động tự do mất việc làm, ai ở đâu ở yên đấy. Không ít người ... |
Dựng phòng tắm di động, tặng 100.000 đồng/ngày cho công nhân yên tâm làm việc “Gần 3 tuần nay, từ khi huyện Lương Sơn áp dụng Chỉ thị 16, tôi làm “3 tại chỗ” tại công ty. Không ngờ công ... |
Người Quảng Nam ở Đà Nẵng nếu khó khăn thì liên hệ địa phương để được đón về Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nếu người dân Quảng Nam ở TP Đà Nẵng đang gặp khó khăn, không có chỗ ở ổn định thì ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động