Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều
Kinh tế - Xã hội

Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Việc tăng lương sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, tăng lương không tạo ra lạm phát.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Dự kiến từ ngày 1/7 tới, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).

Theo đó, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp), đặc biệt là viên chức giáo dục và y tế sẽ hưởng mức lương cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức.

Đây là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.

Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.

Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Không để hàng hóa “té nước theo lương
Giá cả thị trường đang được kiểm soát tốt. Ảnh: Tr.L.

Tăng lương là niềm vui với bất kỳ người lao động nào

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.

Lâu nay, thu nhập thấp, đời sống bấp bênh luôn là nỗi lo canh cánh của người lao động. Thế nên, thông tin được tăng lương là niềm vui với bất cứ người lao động nào.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn không ít lo ngại trước mỗi đợt tăng lương lại có tình trạng hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều dù ai cũng mong muốn có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, công tác quản lý, điều hành giá tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực do biến động nhanh, phức tạp từ bối cảnh thế giới và khu vực. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng các rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất biến động khó lường.

Bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.

Không để hàng hóa “té nước theo lương
BHXH các quận, huyện ở TP. HCM phối hợp với Công an hướng dẫn người hưởng ghi vào phiếu khảo sát nhu cầu, phương thức nhận chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua tài khoản. Ảnh: BHXH TP. HCM

Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tăng giá

Trước tình hình trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát giá cả thị trường, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, tình hình cung cầu giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời cảnh báo các nguy cơ và đề xuất biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Bên cạnh đó là có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, cho rằng, muốn giữ được giá, phải đáp ứng quan hệ cung - cầu. Đây là điều Chính phủ rất quan tâm, đặc biệt với các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Với những mặt hàng Nhà nước không định giá, phải niêm yết, kê khai và kiểm tra thường xuyên.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, một lần nữa, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đưa ra thông điệp tăng lương và ổn định giá, khi ông yêu cầu không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, “thành thói quen”, làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương. Và để bình ổn thị trường, phải đảm bảo thông suốt việc cung ứng, lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ; kiểm tra việc niêm yết giá tại các chợ truyền thống.

Theo các chuyên gia, việc tăng lương sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, tăng lương không tạo ra lạm phát kỳ vọng. Thực tế từ nhiều lần tăng lương cơ sở trước đây cho thấy, lương chưa tăng giá cả đã chạy trước, “lương đuổi theo giá”, nên việc tăng lương không mang nhiều ý nghĩa, chủ yếu là để bù đắp phần chi phí giá cả tăng lên.

Những tháng còn lại của năm 2024, áp lực lạm phát vẫn thường trực, đặc biệt là việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải biển làm chi phí vận tải tăng lên, một số mặt hàng dịch vụ theo yêu cầu cơ cấu giá thành đòi hỏi phải tăng giá… Do đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, phối hợp tốt, không để tăng giá, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, có tác động lớn đến chỉ số CPI.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7 5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối ...

Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc” Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc”

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có 2 nội dung quan trọng được đông đảo công nhân, ...

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc

Tại Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang với công nhân lao động”, công nhân ...

Tin mới hơn

VietinBank ra mắt bộ đặc quyền ưu tiên mới: Nâng tầm trải nghiệm, khẳng định vị thế

VietinBank ra mắt bộ đặc quyền ưu tiên mới: Nâng tầm trải nghiệm, khẳng định vị thế

Việc ra mắt bộ đặc quyền ưu tiên mới một lần nữa cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp của VietinBank, góp phần nâng cao trải nghiệm và sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu VietinBank.
Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Vai trò của truyền thông chính sách trong phát triển vùng dân tộc thiểu số: Nghiên cứu tại Hà Giang

Vai trò của truyền thông chính sách trong phát triển vùng dân tộc thiểu số: Nghiên cứu tại Hà Giang

Truyền thông chính sách chính là chìa khóa để chính sách dân tộc đi vào cuộc sống, từ đó góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin tức khác

Báo chí Cách mạng Việt Nam: 100 năm “dẫn đường” và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo chí Cách mạng Việt Nam: 100 năm “dẫn đường” và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới của đất nước đòi hỏi báo chí Cách mạng Việt Nam phải vươn mình mạnh mẽ, không chỉ giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp mà còn đổi mới tư duy, chuyển mình về công nghệ, sáng tạo trong cách thể hiện.
SHB ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA: An tâm mọi giao dịch

SHB ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA: An tâm mọi giao dịch

Việc triển khai ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA tới khách hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sau hơn 32 năm phát triển, nhằm tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng thông qua việc tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Toyota Land Cruiser LC300 2025, chiếc SUV gần 4,6 tỷ đồng có gì mới?

Toyota Land Cruiser LC300 2025, chiếc SUV gần 4,6 tỷ đồng có gì mới?

Toyota Land Cruiser LC300 2025 âm thầm cập bến Việt Nam với giá tăng gần 300 triệu đồng, nâng cấp đáng chú ý ở cụm đồng hồ kỹ thuật số, gói an toàn TSS 3.0 và đèn LED hiện đại.
Ford Territory 2025 lột xác

Ford Territory 2025 lột xác

Territory 2025 sẽ ra mắt thị trường Brazil tháng 7 này, nhiều khả năng đây cũng sẽ là phiên bản mở bán tại Việt Nam trong thời gian tới.
BMW 2 Series Gran Coupe thế hệ mới ra mắt, gây tranh cãi vì 'hao hao xe Trung Quốc'

BMW 2 Series Gran Coupe thế hệ mới ra mắt, gây tranh cãi vì 'hao hao xe Trung Quốc'

Ra mắt tại sự kiện MY BMW World 2025 tổ chức ở Malaysia, BMW 2 Series Gran Coupe thế hệ thứ hai (mã F74) nhanh chóng thu hút sự chú ý không chỉ bởi những thay đổi lớn về thiết kế, mà còn bởi những tranh cãi xung quanh diện mạo mới, đặc biệt là khu vực đầu xe được cho là "gợi nhớ đến xe Trung Quốc" cách đây vài năm.
Xem thêm