“Bài toán” học đại học
Văn hóa - Xã hội - 01/06/2023 17:43 QUỐC THẮNG
Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.
Chị của Nam, đã tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng tại một trường đại học ở TP.HCM, học phí 4 năm tổng cộng là 150 triệu đồng, tính cả chi phí sinh hoạt trong 4 năm là 460 triệu đồng. Nay chị của Nam nhận mức lương 8 triệu đồng/tháng. Khoản tiền lãi bố mẹ vay thế chấp sổ đỏ để chị học đại học nay vẫn chưa vơi bao nhiêu.
Huy, sinh viên năm 2 của một trường đại học ở Hà Nội đã suýt phải từ bỏ ước mơ học đại học nhưng trường đã xét gia cảnh của em và quyết định miễn 50% học phí trong 2 năm học đầu, số còn lại, Huy được vay quỹ tín dụng sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Những câu chuyện như của Nam và chị Nam là rất nhiều, nhưng những câu chuyện như của Huy còn rất ít.
Năm ngoái, nhiều em học sinh từ bỏ ngành học mơ ước vì học phí ngành đó tăng, em có thể chọn một ngành khác. Và việc tăng học phí đã được nhiều trường thực hiện sau mùa tuyển sinh, tuy nhiên, đến cuối năm, Chính phủ yêu cầu các trường chưa tăng, nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sau dịch Covid-19 và lạm phát.
Nhưng năm nay, phương án cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng học phí theo lộ trình Nghị định 81 năm 2021 đã được đồng ý hồi đầu tháng 5. Theo đó, từ năm học tới, mức trần học phí đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng/tháng, tuỳ từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).
Liệu có hy vọng học phí sẽ giảm? Tôi cho là khó. Ngân sách nhà nước không thể đảm bảo cấp cho toàn hệ thống giáo dục đại học, mô hình tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục là xu thế tất yếu và vậy thì học phí tăng là dễ hiểu. Dễ hiểu hơn khi ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục không dồi dào các khoản thu được kinh phí từ dự án nghiên cứu, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp hay nguồn ủng hộ từ các cựu học sinh thành đạt. Thực tế cho thấy rõ, các trường đại học ở Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào đóng góp của hộ gia đình: năm 2017, học phí chiếm đến 57% trong nguồn thu của các trường công lập, đến năm 2021, tiền thu học phí chiếm 77% nguồn thu.
Vậy là, khi học phí tăng, gánh tài chính sẽ nặng hơn trên đôi vai của sinh viên và gia đình.
Một so sánh nhỏ sẽ cho ra vài góc nhìn về vấn đề.
Học phí học bậc cử nhân trong các trường công lập của Pháp là dành cho sinh viên khối EU khoảng 170 euro/năm, chiếm 0,5% GDP đầu người. Trong lúc, giáo dục đại học Pháp có hệ thống tốt đáp ứng chủ trương làm việc hưởng lương cho sinh viên tập sự sau khi hoàn thành chương trình đại cương. Đó là chưa kể đến, lương 3 tháng hè làm thêm toàn thời gian của sinh viên học tại nước này có thể trang trải các chi tiêu cơ bản cho năm học. Học phí đại học của Mỹ dao động trong khoảng 10.000 -15.000 USD/năm. Thống kê cho thấy, cứ ba sinh viên Mỹ thì có hai người phải vay tín dụng ở bậc đại học. Nói là “phải” nhưng chính sách có thuận lợi và hấp dẫn thì con số sinh viên được vay mới chiếm tỷ lệ ưu thế như thực tế.
Với Việt Nam, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp đang diễn ra trên bình diện thực tập để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo. Trong lúc, hình thức đào tạo vừa học vừa làm, nếu được hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô từ Chính phủ, sẽ mang lại hiệu quả “kép”: tăng cường kỹ năng làm việc sớm và là giải pháp tài chính linh hoạt cho sinh viên lẫn doanh nghiệp.
Về tín dụng dành cho sinh viên, báo cáo của ông Christophe Lemiere, Trưởng ban phát triển con người Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank) tại một hội thảo về tự chủ đại học vừa qua tại TP.HCM cho thấy, chương trình cho vay sinh viên do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam quản lý ngày càng khó tiếp cận: năm 2011 có 2,4 triệu người thụ hưởng, năm 2017 chỉ còn 725.000 người thụ hưởng và đến năm 2021 chỉ còn 37.000 người thụ hưởng. Câu hỏi đặt ra là, vì sao con số thụ hưởng tín dụng sinh viên giảm đến mức ngạc nhiên như vậy? Một trong 3 lý do hoặc là cả 3: lãi suất, thủ tục và truyền thông. Chỉ nói riêng về lãi suất, 6,6%/năm (0,55%/tháng), tôi tin rằng nhiều gia đình sẽ lắc đầu. Khi gói vay hấp dẫn, câu chuyện vay để học, đi làm để trả trở nên giải pháp tối ưu.
Có như thế, “bài toán” học đại học của những học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh như Nam mới có đáp số. Nếu không, những đứa con ngoài 18 tuổi, mang tiếng là tuổi tự chủ, vẫn là gánh nặng của gia đình cho tới khi tốt nghiệp đại học. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho thị trường lao động của chúng ta vẫn ở trong điệp khúc: “dân số vàng nhưng lực lượng lao động chưa vàng”.
QUỐC THẮNG
“Gánh nặng” quy hoạch trên đôi vai phụ huynh
Hiểu một cách đơn giản, câu chuyện bốc thăm trúng tuyển vào trường mầm non là cách làm để đảm bảo tính công bằng. Nhưng ... |
Chưa thi đã lạm phát điểm
Năm ngoái, hàng loạt ngành học của nhiều trường đại học đã lấy điểm chuẩn trên 30 (tức là hơn 10 điểm/môn). Năm nay, dù ... |
“Việt Á Giáo dục”
Vào ngày 26/5/2022, trong một bài viết đăng trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn có tựa đề “Liệu có những vụ ... |
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất