Bài cuối: Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn
Đời sống - 16/06/2023 10:54 NGỌC PHÚ (Báo Đà Nẵng)
Công đoàn Công an Nhân dân: Điểm tựa niềm tin của người lao động |
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng. Ảnh: NGỌC PHÚ. |
Bài 1: Kiên trì vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên Bài 2: Những “trái ngọt” từ sự nỗ lực |
PV: Thưa đồng chí, trong những năm qua, công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS được công đoàn các cấp triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì việc thành lập mới CĐCS và phát triển đoàn viên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vậy đâu là nguyên nhân?
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng:
Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 32.000 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đang hoạt động có đăng ký thuế. Những năm qua, việc thành lập các tổ chức đoàn thể, trong đó có tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo quyết liệt. Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố rà soát, đưa ra nhiều giải pháp bố trí nguồn lực để thực hiện mục tiêu “Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn”, kết hợp khảo sát và giao chỉ tiêu thành lập mới CĐCS và phát triển đoàn viên ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có 25 lao động trở lên và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có thì việc thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Nguyên nhân là tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng Covid-19, thiên tai, lũ lụt, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, người lao động bị mất việc, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống. Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nguồn lực tài chính có hạn, khả năng tái đầu tư và thích nghi với môi trường kinh doanh mới trong điều kiện trong và sau dịch bệnh chưa đủ lực, chưa tốt.
Một số chủ doanh nghiệp chỉ chú trọng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, thiếu sự quan tâm hoặc chưa tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn hoạt động. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng ngắn hạn, họ quan tâm đến tiền lương, kết quả thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là chính. Bên cạnh đó, sự biến động thường xuyên về nguồn lao động của các doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp. Một điểm quan trọng nữa là lực lượng cán bộ chuyên trách công đoàn ở các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quá mỏng, nhiệm vụ nhiều nên việc đi cơ sở khảo sát, vận động thành lập CĐCS gặp nhiều khó khăn...
PV: Năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề ra chủ đề năm là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS”. Để thực hiện chủ đề này, thời gian qua và trong thời gian tới, LĐLĐ thành phố xây dựng giải pháp nào để thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới?
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng:
Để thực hiện thắng lợi chủ đề năm của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như hoàn thành chỉ tiêu Ban Thường vụ Thành ủy giao năm 2023 là thành lập mới 70 tổ chức Công đoàn trở lên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, Đảng đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố xây dựng nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào ba nội dung trọng tâm.
Thứ nhất, thu hút đoàn viên tham gia vào tổ chức Công đoàn bằng các nội dung, hình thức phù hợp; tiếp tục hướng dẫn hoạt động của công đoàn phải vì lợi ích thực sự của đoàn viên, người lao động, đứng ở vị trí của người lao động để tư duy, xây dựng nội dung, phương thức hoạt động công đoàn. Nắm chắc nhu cầu, lợi ích và những vấn đề bức xúc của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, từng bước nghiên cứu giảm các hoạt động hình thức, tập trung hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động, chăm lo trực tiếp đến các vấn đề thiết thực với người lao động như thu nhập, đời sống, việc làm, bữa cơm ca, cải thiện điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ chuyên trách có đủ khả năng làm tốt vai trò hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ công đoàn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, tập trung làm tốt 5 nhiệm vụ đại diện: Tập trung đại diện cho người lao động tại tòa án để đòi quyền lợi bảo hiểm, các chế độ chính sách, an toàn lao động; đại diện thương lượng, ký kết, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động, từng bước tăng số lượng, nâng cao chất lượng các bản thỏa ước; đại diện tham gia có chất lượng vào xây dựng nội quy lao động, các quy định nội bộ, tham gia các hội đồng tại từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp qua đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi thiết thân của đoàn viên, người lao động; đại diện gửi đến cấp ủy Đảng, chính quyền các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách liên quan đến người lao động; đại diện để tăng cường đối thoại 3 bên Công đoàn – người sử dụng lao động – người lao động để kịp thời tháo gỡ khó khăn, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Thứ ba, tập trung đổi mới công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng bố trí cán bộ công đoàn có kinh nghiệm trong thuyết phục, tuyên truyền, đàm phán, hiểu biết sâu sắc về người lao động và nghiệp vụ công đoàn thực hiện vận động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Đồng thời tích cực tuyên truyền để chủ doanh nghiệp hiểu được vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, song song với việc làm cho người lao động hiểu rõ những lợi ích thiết thực được mang lại khi gia nhập vào tổ chức Công đoàn. Tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn cung cấp để nắm danh sách các đơn vị chưa có công đoàn và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn qua đó vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Tuyên truyền kiến thức về an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy cho công nhân. Ảnh: NGỌC PHÚ |
PV: Thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên đã khó nhưng giữ càng khó hơn. Vậy, để đoàn viên gắn bó lâu dài và bền vững, công đoàn các cấp phải làm gì thưa đồng chí?
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng:
Đúng vậy, trong giai đoạn hiện nay, vận động thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên gặp rất nhiều khó khăn, nhưng việc giữ và xây dựng CĐCS càng khó hơn. Vì vậy, khi đã thành lập được CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS hoạt động. Đây là vấn đề rất quan trọng vì CĐCS có hoạt động tốt theo chức năng, nhiệm vụ thì mới thu hút được đông đảo người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động cũng thấy được lợi ích thiết thực khi có tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, họ sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động.
Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ CĐCS tổ chức hoạt động, xây dựng hình ảnh, uy tín của cán bộ công đoàn. Quá trình tổ chức hoạt động, Công đoàn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch giữa quyền lợi và trách nhiệm của đoàn viên, phát huy dân chủ và đề cao tính tự nguyện của người lao động khi gia nhập vào tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó, Công đoàn chú trọng hướng dẫn cho người lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tránh vi phạm pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Song song đó, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong công nhân lao động, để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động sau những giờ làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó, người lao động sẽ tin tưởng và tự nguyện gia nhập vào tổ chức Công đoàn ngày càng nhiều, vị thế và vai trò của Công đoàn tại các doanh nghiệp được khẳng định.
Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền trong công nhân lao động về tổ chức Công đoàn, về pháp luật lao động và các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Khi đoàn viên công đoàn có ý định rời khỏi tổ chức Công đoàn, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền về quyền lợi, lợi ích chính đáng khi tham gia, cũng như những thiệt thòi khi không còn tham gia tổ chức Công đoàn để đoàn viên tiếp tục gắn bó với tổ chức.
Một vấn đề cốt lõi nữa là công đoàn duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thực chất, hướng về cơ sở, hướng về người lao động, xây dựng chương trình, nội dung hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động như tổ chức "Lễ cưới tập thể công nhân", chương trình "Phiên chợ công nhân", "Chuyến xe Công đoàn", "Tết sum vầy", khám và cấp phát thuốc miễn phí, kịp thời hỗ trợ khi đoàn viên gặp khó khăn, các hoạt động giao lưu, tham quan, du lịch, dã ngoại, các câu lạc bộ sở thích,…
Với những giải pháp đó, chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới, người lao động sẽ tin tưởng và gắn bó lâu dài với tổ chức Công đoàn, tích cực tham gia vào các hoạt động do công đoàn tổ chức và công đoàn sẽ luôn là lựa chọn duy nhất để tham gia chứ không phải bất cứ tổ chức đại diện cho người lao động nào khác.
PV: Xin cảm ơn đồng chí về cuộc phỏng vấn này!
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ I năm 2022 Ngày 17/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công ... |
Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP. Đà Nẵng: Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?