Bài 1: Kiên trì vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên
Phát triển đoàn viên - 14/06/2023 16:56 NGỌC PHÚ (Báo Đà Nẵng)
Lời toà soạn: Thành phố Đà Nẵng có 32.022 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó có 535 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động có đăng ký thuế, với hơn 370.000 lao động. Trong bối cảnh tình hình mới có nhiều chuyển biến khi Việt Nam hội nhập sâu, thực hiện các cam kết của Tổ chức Lao động quốc tế, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, AVFTA, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số…, việc đổi mới công tác vận động, thành lập tổ chức Công đoàn và phát triển đoàn viên, xây dựng củng cố hoạt động CĐCS là một trong những nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của tổ chức Công đoàn, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như Chương trình hành động số 10-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng.
Công đoàn thành phố Đà Nẵng và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp (KCNC&CKCN) Đà Nẵng tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động. Ảnh: NGỌC PHÚ |
Đa phần doanh nghiệp hoạt động đều hướng đến lợi nhuận sản xuất, ít quan tâm đến việc thành lập các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, kể cả công đoàn. Nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và công đoàn cấp trên trực thuộc luôn kiên trì vận động thành lập mới CĐCS theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Khó khăn không lùi bước
Không muốn tham gia tổ chức Công đoàn, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách "tránh né" cán bộ công đoàn. Để thành lập được tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp và phát triển đoàn viên theo chỉ tiêu đặt ra cũng như đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, buộc cán bộ công đoàn các cấp phải vận dụng nhiều khả năng, phương pháp với phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
Nhiều năm làm công đoàn, đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Để làm được điều này, đồng chí Oanh cũng như các cán bộ công đoàn trong đơn vị phải tự “trang bị” cho mình bản tính kiên nhẫn, nếu không sẽ bỏ cuộc ngay từ lần tiếp cận đầu tiên.
Cho đến bây giờ, nữ cán bộ công đoàn vẫn nhớ như in việc vận động thành lập CĐCS tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động tại KCNC Đà Nẵng. Là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện cao cấp, công nhân kỹ thuật được đào tạo chuyên môn cao từ các trường đại học, tuy nhiên, việc thành lập CĐCS gặp khá nhiều trở ngại.
Bằng nhiều mối quan hệ, lãnh đạo Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng tìm cách tiếp cận chủ doanh nghiệp để vận động thành lập tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, đây là một quá trình thử thách và rất gian nan. Những lần đầu gặp gỡ, người được chủ doanh nghiệp ủy thác rất gay gắt, không hợp tác, kiên quyết không thành lập CĐCS. “Nếu cán bộ không đủ kiên nhẫn sẽ từ bỏ ngay từ lần đầu gặp bởi những lời gay gắt của người đại diện doanh nghiệp” - đồng chí Oanh chia sẻ.
Quyết không bỏ cuộc, đồng chí Oanh và lãnh đạo Công đoàn Khu CNC&CKCN Đà Nẵng “chịu khó” đeo bám. Để chủ doanh nghiệp hiểu, thành lập tổ chức Công đoàn, Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng hết mình hỗ trợ cho công ty, công nhân; trong đó đại diện ký nội quy cho công ty, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân trong công ty. Đặc biệt, trong thời điểm xảy ra đại dịch bệnh Covid-19, Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng đã hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ”.
Sự kiên trì, nhẫn nại của tập thể Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng đã giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được quyền lợi mà tổ chức Công đoàn mang lại. Cuối cùng, người ủy thác của công ty từng gay gắt phản đối công đoàn đã liên hệ để tiến hành các thủ tục thành lập CĐCS. “Kiên trì đeo bám hơn 1 năm, vận dụng linh hoạt nhiều hình thức, cuối cùng, CĐCS trong doanh nghiệp với hơn 700 đoàn viên được thành lập. Đến nay, chủ doanh nghiệp rất quan tâm hoạt động của công đoàn, tiếp tục phát triển đoàn viên. Đội ngũ cán bộ CĐCS cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong công ty” - đồng chí Oanh phấn khởi nói.
Đồng chí Huỳnh Thị Ánh Nguyệt, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Liên Chiểu cũng trăn trở: “Việc vận động thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp hiện nay gặp vô vàn khó khăn, nếu cán bộ công đoàn không có sự kiên trì thì có lẽ cả năm cũng chẳng thành lập mới được CĐCS nào”.
Nhiều năm tham gia trực tiếp vận động thành lập CĐCS, đồng chí Huỳnh Thị Ánh Nguyệt không quên được những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người cán bộ công đoàn phải trải qua. Để có được số điện thoại của các chủ doanh nghiệp, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Liên Chiểu phải vận dụng các mối quan hệ. Tuy nhiên, có số điện thoại là một chuyện, việc liên hệ được và gặp được doanh nghiệp lại là một việc không hề dễ dàng. “Cứ nghe công đoàn xin gặp là tìm mọi cách né tránh, kiểu "tôi đang bận", "tôi đang đi công tác",…” - nữ cán bộ công đoàn tâm sự.
Theo đồng chí Nguyệt, địa bàn quận Liên Chiểu (ngoại trừ KCN Hòa Khánh và KCN Liên Chiểu) thì chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động. Để bảo đảm các chỉ tiêu đề ra, nhất là theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 29/7/2010 về tiếp tục đẩy mạnh Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể Nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, các cán bộ công đoàn quận nỗ lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ và kiên trì theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
“Có những công ty phải đi “mòn dép”, liên hệ “cháy” điện thoại nhưng lãnh đạo doanh nghiệp vẫn kiên quyết không thành lập tổ chức Công đoàn. Dẫu vậy, chúng tôi không thể bỏ cuộc, bởi cứ thấy khó mà bỏ thì làm sao để thành lập được công đoàn hoạt động trong doanh nghiệp, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động” - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Liên Chiểu nói.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên việc thành lập tổ chức Công đoàn càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, với suy nghĩ “hôm nay chưa được thì ngày mai, tháng này chưa được thì tháng sau, năm này chưa được thì năm sau”, cán bộ công đoàn quận Liên Chiểu kiên trì “theo đuổi” để thành lập được tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng Nguyễn Duy Minh (giữa) trao hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Ảnh: NGỌC PHÚ |
Thuyết phục người lao động
Bên cạnh tiếp cận từ chủ doanh nghiệp, các cán bộ công đoàn đi từ chính người lao động để thành lập CĐCS. Tại khoản 1, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam có nội dung quy định “người lao động thành lập CĐCS” nhưng đây là phương pháp khó, việc vận dụng gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng đã thực hiện thành công ở nhiều đơn vị doanh nghiệp.
Năm 2017, sau khi nắm được nhu cầu, nguyện vọng của công nhân Công ty TNHH Apple Film Đà Nẵng tham gia công đoàn để quyền lợi của mình được bảo vệ, hằng ngày, đồng chí Oanh đích thân đến cổng Công ty để phát tờ rơi tuyên truyền. Nữ cán bộ công đoàn tâm sự: “Vào giờ tan ca chiều, tôi đều có mặt tại cổng Công ty, có hôm 1 mình, có hôm thì cùng cán bộ trong đơn vị. Bất kể mưa nắng, chúng tôi đều đặn phát tờ rơi, tuyên truyền, gặp gỡ, trò chuyện, thuyết phục công nhân” - đồng chí Oanh nhớ lại.
Quá trình tiếp xúc, nhiều công nhân mong muốn tham gia tổ chức Công đoàn để quyền lợi của mình được bảo vệ. Đồng thời, nhận thấy nữ cán bộ công đoàn nhiệt tình, nhiều công nhân đồng ý tham gia tổ chức Công đoàn và thành lập tổ chức CĐCS. Thậm chí, sau khi được tuyên truyền “thấm”, nhiều công nhân lại truyền tai nhau, tỉ tê “tâm sự”, “rủ rê” các công nhân khác hưởng ứng. Có được “sức mạnh” từ công nhân, được sự hướng dẫn của cán bộ nhân sự Công ty, các trình tự, thủ tục liên quan đến đoàn viên công đoàn được triển khai thực hiện thuận lợi. Các khâu từ công nhân đã đâu vào đấy, đồng chí Oanh liên hệ với chủ doanh nghiệp để tiến hành thành lập CĐCS theo đúng quy định. “Hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp và nhận thấy số đông công nhân có nhu cầu nên chủ doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên” - Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng nói.
Tại các công đoàn cấp trên cơ sở khác như LĐLĐ quận Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ…, việc thành lập CĐCS “từ dưới lên” cũng được triển khai linh hoạt, phù hợp. Nhờ đó, nhiều tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được ra đời từ chính yêu cầu của người lao động, thông qua sự vận động của cán bộ công đoàn cấp trên.
Đồng chí Nguyễn Thành Trung, Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng chia sẻ: “Thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức vững mạnh là một trong những nhiệm vụ sống còn của tổ chức, do đó, các cấp công đoàn và chính từng cán bộ công đoàn đều có ý thức, trách nhiệm rất cao trong nội dung công tác này. Vận dụng các phương pháp theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, cán bộ công đoàn các cấp khá sáng tạo, linh hoạt nên bước đầu mang lại hiệu quả khả quan trong việc phát triển CĐCS và đoàn viên. Nhiều doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc thành lập CĐCS nên truyền tai nhau, tạo điều kiện tốt hơn cho công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ”.
Mời bạn đọc đón xem bài 2: "Những “trái ngọt” từ sự nỗ lực".
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ I năm 2022 Ngày 17/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công ... |
Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP. Đà Nẵng: Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 20/11/2024 08:05
Người bán vé số dạo ở Bạc Liêu tham gia tổ chức Công đoàn
Cuối tháng 10 vừa qua, LĐLĐ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) chính thức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở bán vé số thị trấn Phước Long.
Phát triển đoàn viên - 16/11/2024 20:45
Lần đầu tiên thành lập nghiệp đoàn hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng vừa thành lập Nghiệp đoàn dành cho những người hành nghề hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Đây là kết quả của những nỗ lực trong một chuỗi hành động trong thời gian ngắn của Công đoàn Đà Nẵng nhằm kết nạp đoàn viên, bảo vệ và chăm lo cho người lao động ở khu vực phi chính thức.
Công đoàn - 10/11/2024 16:33
Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
Kinh tế phát triển đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, nhất là việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao động tự do, phi chính thức…
Phát triển đoàn viên - 06/11/2024 16:52
Thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Matsumura VN Bảo Lộc
Công đoàn Dâu tằm tơ Việt Nam vừa tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở tại Công ty TNHH Matsumura VN Bảo Lộc (Lâm Đồng) - một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đi vào hoạt động.
Công đoàn - 18/10/2024 17:07
Niềm hạnh phúc trong những nghiệp đoàn vé số đầu tiên
Từ khi vào nghiệp đoàn, họ ngày càng khăng khít, xem nhau như người một nhà để cùng chia sẻ những buồn vui, khó khăn trong cuộc sống…
Phát triển đoàn viên - 11/10/2024 18:21
Sóc Trăng: Chú trọng thành lập các nghiệp đoàn khu vực phi chính thức
Các cấp Công đoàn tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS).
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất