Nữ cán bộ công đoàn “đa năng”:

Nữ cán bộ công đoàn “đa năng” - Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn - AN NHIÊN

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng là người rất gần gũi, sâu sát với công nhân, người lao động.
Lan tỏa hình ảnh, con người Đà Nẵng qua những tấm gương CNVC, người lao động

Hơn 20 năm làm công đoàn, chị Lê Thị Ngọc Oanh (SN 1980) luôn tâm niệm rằng: “Dù ở cương vị nào cũng phải hết mình vì nhiệm vụ, nỗ lực để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, người lao động và xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn vững mạnh...”.

Vị “luật sư” của công nhân, người lao động

Đến bây giờ, hàng trăm công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH MTV TBO Vina (KCN Hòa Khánh) vẫn biết ơn chị Lê Thị Ngọc Oanh và các cán bộ công đoàn thành phố bởi họ đã đấu tranh để đòi lại gần 14 tỷ đồng tiền nợ lương, bảo hiểm xã hội. Vụ việc đó không chỉ tăng uy tín của tổ chức Công đoàn đối với công nhân lao động mà còn trở thành vụ việc điển hình, được các địa phương học tập.

Còn với chị Lê Thị Ngọc Oanh, đây là vụ việc phức tạp mà chị đã dũng cảm nhận nhiệm vụ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng nhớ lại, năm 2018, Công ty TNHH MTV TBO Vina làm ăn thua lỗ nên cho công nhân lao động nghỉ dài ngày, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội với số tiền gần 14 tỷ đồng.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng

Từ tháng 7/2018 đến tháng 4/2019, người lao động nhiều lần tụ tập tại trụ sở công ty cũng như một số cơ quan hành chính Nhà nước. Nhận được chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố về phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình người lao động, chị Oanh cùng với Công đoàn Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp (KCNC & CKCN) Đà Nẵng, các cơ quan liên quan bắt tay vào việc.

“Đây là vấn đề lớn, nhạy cảm, cần phải giải quyết kịp thời để không chỉ ổn định đời sống cho công nhân, người lao động của công ty mà còn bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn”, chị Oanh nói.

Với sự phối hợp nhịp nhàng, các đơn vị liên quan nhanh chóng ổn định tình hình, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã đề xuất UBND Thành phố trợ cấp 270 triệu đồng cho người lao động đang mang thai và nghỉ thai sản nhưng chưa được giải quyết chế độ; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp còn nợ để giúp toàn bộ người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp; tư vấn cách giải quyết các chế độ thai sản cho lao động nữ và hướng dẫn một số thủ tục liên quan.

Tuy nhiên, chị Oanh nói đó chỉ là các giải pháp tạm thời, trước mắt, chưa phải là căn cơ, lâu dài. Tham vấn nhiều nơi, nhiều đêm dài trăn trở, suy nghĩ để tìm kiếm phương án tối ưu để thực hiện nhưng có lúc chị Oanh và các đồng nghiệp như rơi vào bế tắc. Trong khi đó, người lao động đang ngày đêm trông ngóng tiền lương và mong muốn doanh nghiệp trả nợ bảo hiểm xã hội.

Rất nhiều phương án được chị Oanh cùng Công đoàn KCNC & CKCN Đà Nẵng đưa ra để tính toán thiệt hơn. Cuối cùng, phương án yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động để đòi tiền lương và bảo hiểm cho người lao động được lựa chọn, bởi đây là phương án dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn hơn, người lao động chủ động hơn cho từng hồ sơ của mình.

Mở được hướng đi, những tháng ngày đó, chị Oanh hết sức bận rộn khi phải cùng đơn vị tổ chức các buổi tư vấn, đối thoại, giải đáp thắc mắc, chuẩn bị sẵn các hồ sơ, mẫu đơn khởi kiện.

Đến ngày 10/6/2019, gần 200 người lao động tiến hành gửi hồ sơ khởi kiện. Với chuyên môn ngành Luật, chị Oanh hiểu rõ mọi ngọn nguồn nên trực tiếp hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ, hỗ trợ viết đơn cho công nhân, đồng thời thu thập thông tin tiền lương, chứng cứ tiền lương, số nợ bảo hiểm xã hội cũng như các văn bản có liên quan từ cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng để hỗ trợ người lao động khởi kiện tại Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh tiếp nhận hồ sơ để chuẩn bị khởi kiện ra tòa án, đòi quyền lợi cho người lao động.

Chị Oanh trở thành “luật sư” của người lao động, đứng ra bào chữa trong thời gian tòa án đưa vụ án lao động ra xét xử. Sau gần nửa tháng theo sát vụ kiện với những lập luận sắc bén và những đồng cảm với công nhân của nữ cán bộ công đoàn, Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty TNHH MTV TBO Vina phải trả tiền lương cộng với các khoản phụ cấp còn nợ cho người lao động; đồng thời phải trả tiền nợ bảo hiểm xã hội của người lao động.

“Nhìn những người lao động mừng rỡ khi được thắng kiện, mình cảm thấy hạnh phúc vì những ngày vất vả đã mang lại trái ngọt. Thành quả này cũng giúp cho bản thân tự tin hơn, có thêm kiến thức, kinh nghiệm để sẵn sàng hỗ trợ người lao động khi có cần đến mình”, chị Oanh chia sẻ.

Hiện nay chị Oanh còn tiếp tục hỗ trợ các thủ tục pháp lý, chuyển đơn khởi kiện của 74 người lao động tham gia hòa giải không thành sang Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu để toà thụ lý vụ việc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ cho rằng đã bị Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc.

Người hòa giải viên sâu sát, chuẩn mực

Tốt nghiệp chuyên ngành Luật, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) năm 2002, chị Oanh về làm việc tại Tổng Công ty Xây dựng miền Trung, thế nhưng sau đó chị lại có duyên với ngành Công đoàn.

Năm 2011, sau một thời gian công tác tại Công đoàn ngành Xây dựng, chị được luân chuyển về Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động thuộc LĐLĐ TP. Đà Nẵng và được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban năm 2013.

Một thời gian sau, chị được điều động về làm Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng, cho đến tháng 5/2024, được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng.

“Đến với công đoàn là một cái duyên và được tạo điều kiện để phát huy sở trường, kiến thức đã học trên ghế giảng đường nên mình phải nỗ lực để chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đúng như chức năng, nhiệm vụ Luật Công đoàn đã quy định”, chị Lê Thị Ngọc Oanh chia sẻ.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh (trái) làm luật sư bào chữa, buộc Công ty TNHH MTV TBO Vina trả lương, thanh toán bảo hiểm cho công nhân, người lao động.

Với kiến thức pháp luật đã được tích lũy trong những năm học đại học cũng như thời gian học Thạc sĩ Luật chuyên ngành kinh tế, cộng với “vốn liếng” trong thực tế công việc, chị Oanh đã nỗ lực cùng các đồng nghiệp trong cơ quan tích cực tư vấn pháp luật, giải đáp các thắc mắc liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động; tiếp thu các kiến nghị của người lao động phản ánh về đời sống, việc làm, đóng góp đề xuất sửa đổi các chính sách chưa phù hợp; tích cực hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng các bản thỏa ước tập thể. Bên cạnh đó, chị Oanh đã hỗ trợ thảo đơn khởi kiện, đơn hòa giải, khiếu nại cho người lao động.

Đặc biệt, chị Oanh tích cực hỗ trợ các cấp công đoàn khi cần tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật, các chính sách liên quan tới người lao động để công đoàn các cấp tiến hành giải quyết các vụ việc tại cơ sở.

Theo chị Oanh, mỗi giai đoạn, tranh chấp lao động của người lao động và chủ doanh nghiệp phát triển theo một xu hướng khác nhau. Trước đây, khi xảy ra tranh chấp hay dẫn đến tập trung đông người, ngừng việc tập thể thì nay thường xảy ra tranh chấp cá nhân hay nhóm người lao động có quyền lợi giống nhau, đòi hỏi cán bộ công đoàn, nhất là những người trực tiếp thực hiện công tác tư vấn pháp luật phải nhanh nhạy, linh hoạt hơn.

Do đó, trong quá trình làm nhiệm vụ tại Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động cũng như Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng, khi người lao động đến nhờ tư vấn liên quan đến tranh chấp giữa cá nhân và doanh nghiệp, bản thân chị Oanh phải tìm phương án tối ưu nhất để bảo đảm quyền lợi cho người lao động với mục tiêu quyền lợi của người lao động được phục hồi nhanh nhất trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên.

Với phương pháp đó, thời gian qua, chị Lê Thị Ngọc Oanh đã tiến hành hòa giải, giúp hàng trăm công nhân lao động đòi lại được các quyền lợi lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà các công ty cố tình chây ỳ, không trả mà không phải giải quyết vụ việc tranh chấp bằng bản có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Anh Phan Văn Sáng - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Khê (Đà Nẵng), chia sẻ: “Khi gặp những vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách, chúng tôi hay nhờ chị Oanh hỗ trợ. Bởi lẽ, chuyên ngành của chị là luật, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn pháp luật. Đặc biệt, chị rất nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp công đoàn trong toàn hệ thống thành phố”.

Chị Hoàng Thị Thanh Lan, cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Daiwa Việt Nam nhận xét, chị Oanh là người nhiệt tình, năng nổ và hỗ trợ rất nhiều cho cơ sở, nhất là trong các việc liên quan đến chế độ, chính sách của người lao động. Chính vì vậy, nhiều cán bộ cơ sở, đoàn viên, người lao động luôn xem chị Oanh là chỗ dựa pháp lý khi họ cần.

Có nhiều trường hợp, chị Oanh đại diện công đoàn phối hợp với Toà án để hoà giải, giải quyết vụ việc trước khi toà thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Đơn cử, năm 2021, anh N.Đ.T., công nhân Công ty CP D.K Đà Nẵng có trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định. Anh T. được hướng dẫn làm đơn khởi kiện, yêu cầu công ty thanh toán 1,5 tháng tiền lương theo quy định và yêu cầu bồi thường 2 tháng tiền lương khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Hay như trường hợp của anh P.T.L., sau gần 20 năm làm việc cho Công ty TNHH SX & TM T.A thì xin chấm dứt hợp đồng lao động và hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, phía công ty không thực hiện nghĩa vụ trợ cấp thôi việc theo quy định. Trường hợp này, xác định nếu Tòa án thụ lý đến khi xét xử cũng như thi hành án sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Sau khi hướng dẫn người lao động nộp đơn, chị Oanh "âm thầm” hỗ trợ người lao động từ phía sau để vụ án được tiến hành hoà giải trước khi thụ lý, hạn chế các vụ án tranh chấp lao động được giải quyết bằng bản án của Toà án theo thủ tục tố tụng. Đây cũng là phương án hiệu quả trong giải quyết tranh chấp lao động mà chị đã áp dụng trong thực tiễn công tác, nhờ đó, quyền lợi của người lao động được phục hồi một nhanh chóng.

Nói về bao nhiêu điều đã làm được cho công nhân lao động, chị Oanh tiết lộ, trước hết chị luôn phát huy thế mạnh của mình với vai trò là hoà giải viên Công đoàn để hòa giải tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

“Khi hòa giải thành, mọi quyền lợi của người lao động sẽ được bảo đảm nhanh nhất nên chúng tôi luôn chú trọng và ưu tiên chọn phương án này. Tuy nhiên, khi hai bên không có tiếng nói chung, hoặc doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không quan tâm đến người lao động, chúng tôi sẽ hướng dẫn người lao động khởi kiện ra tòa. Đây cũng là cách để cho các doanh nghiệp xem xét lại mình, để họ thực hiện tốt hơn các chính sách cho người lao động”, chị Oanh chia sẻ.

Không chỉ phát huy chuyên môn, năng lực, sở trường để làm chỗ dựa pháp lý cho công nhân, người lao động, chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Đà Nẵng còn xông xáo trên nhiều lĩnh vực khác, từ vận động thành lập tổ chức Công đoàn đến tích cực tham gia các hoạt động chăm lo cho người lao động và các phong trào của ngành.

Mời độc giả đón đọc tác phẩm: Nữ cán bộ công đoàn “đa năng” - Bài cuối: Tận tâm, mẫn cán

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP. Đà Nẵng lần thứ III - năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Bảng lương cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2024 Bảng lương cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2024

Chi tiết bảng lương công chức khi mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7 Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7

Ngày 1/7/2024 sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với cán bộ công chức, viên chức khi mức lương cơ sở được điều ...

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nữ cán bộ Công đoàn “đa năng” - Bài cuối: Tận tâm, mẫn cán

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nữ cán bộ Công đoàn “đa năng” - Bài cuối: Tận tâm, mẫn cán

Không chỉ là “chị Luật” của công nhân lao động, chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng còn xông xáo vận động thành lập tổ chức Công đoàn, tích cực tham gia các hoạt động chăm lo cho người lao động và các phong trào của ngành...

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động Tôi công nhân

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động

Theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động Tôi công nhân

3 quy tắc quan trọng khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động

Theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Infographic

9 nhóm điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Ngày 29/6 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 9 nhóm điểm mới nổi bật.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Lâm Đồng chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Lâm Đồng chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp

Tại lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp năm 2024, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng – đồng chí Hoàng Liên khẳng định rằng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Trong giai đoạn 2021 - 2023, có 40 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên dương, trao Bằng khen; mỗi người giữ một vị trí, một công việc khác nhau nhưng cùng chung một lý tưởng là vượt khó, nỗ lực vươn lên trong phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”.

Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: "Không được làm theo phong trào"

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: "Không được làm theo phong trào"

Xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân, công đoàn luôn được Đảng ta quan tâm song hiện nay kết quả chưa đạt như kỳ vọng.

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

Công đoàn -

Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ sẽ ra mắt trong Tháng Công nhân

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn tỉnh Bắc Giang trong Tháng Công nhân năm 2024.

"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"

Đó là chia sẻ của đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sơn La trong chương trình Talk Công đoàn phát sóng ngày 16/3/2024.

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động hưởng lợi, cải thiện đời sống, an tâm làm việc mà còn góp phần giúp quan hệ lao động tại doanh nghiệp ngày càng hài hòa, phát triển ổn định.

Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu

Công đoàn -

Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu

Một trong những kinh nghiệm khi giải quyết ngừng việc tập thể là hiểu điều công nhân nói, và nói cho công nhân hiểu, dựa trên quy định pháp luật.

Đào tạo lý luận, nghiệp vụ công đoàn cho gần 50 cán bộ

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đào tạo lý luận, nghiệp vụ công đoàn cho gần 50 cán bộ

Lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn vừa khai giảng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự tham gia của 47 cán bộ công đoàn.

Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể

Giải quyết ngừng việc tập thể cần rất nhiều kỹ năng đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, khả năng quan sát, học hỏi, ứng biến của cán bộ công đoàn.

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp, mô hình hoạt động nữ công hiệu quả trong thời gian tới.