Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động

Bộ Y tế đang hỗ trợ tỉnh Bắc Giang xây dựng phần mềm giám sát lao động nhằm nhanh chóng đưa các khu công nghiệp trở lại sản xuất, đảm bảo việc làm và đời sống cho công nhân, lao động.
Bắc Giang: Ranh giới bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa phải tới nguy kịch rất nhanh Nắng nóng chạm ngưỡng 40 độ C: Thiết kế lại bộ trang phục bảo hộ cho nhân viên y tế Hơn 4.000 công nhân ở Bắc Giang trở lại làm việc
Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động

Xưởng sản xuất của Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên) bảo đảm giãn cách giữa người lao động. Ảnh: Minh Linh

Theo ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn đã được khoanh vùng và có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Số ca mắc mới chủ yếu được phát hiện tại các khu cách ly tập trung. Tổng số trường hợp F0 là 2.609 trường hợp. Trong số này có 50 trường hợp phải điều trị tích cực ICU, 5 trường hợp tiên lượng nặng, 1 trường hợp là công nhân mang thai 22 tuần tuổi chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Xu hướng dịch bệnh đang “co về” tập trung chủ yếu ở huyện Việt Yên. Tại tâm dịch này, tỉnh Bắc Giang đang tính toán sẽ tiếp tục di chuyển một lượng lớn công nhân đang ở trọ tại thôn Núi Hiểu (xã Quang Châu) nhằm giãn cách và giảm áp lực phòng, chống dịch. Đây là một thôn nhỏ, chỉ có 1.900 dân, nhưng từng có 9.000 công nhân ở trọ. Tỉnh Bắc Giang đã di chuyển 3.000 công nhân, hiện nay còn gần 6.000 công nhân cần tiếp tục được phân loại và theo dõi, kiểm soát sức khỏe.

Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động
Tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với Bộ Y tế đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân. Ảnh: BYT

Tỉnh đang nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” với phương châm “phòng dịch để sản xuất, sản xuất để phòng dịch”. Đồng thời nâng cao công suất xét nghiệm ngoài cộng đồng, đẩy mạnh phân loại để đưa công nhân về khu công nghiệp.

35 tổ công tác của tỉnh đang khẩn trương đánh giá điều kiện an toàn để cấp phép cho doanh nghiệp trở lại hoạt động. Đến hết ngày 2/6 đã có 12 doanh nghiệp được Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh ra quyết định cho phép hoạt động trở lại với các điều kiện nghiêm ngặt.

Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động
Ông Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế)

Theo kiến nghị của Tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế (thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang), dự kiến trong vài ngày tới, tỉnh Bắc Giang sẽ cho ra mắt phần mềm Dữ liệu giám sát lao động. Phần mềm sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác truy vết, khoanh vùng đối với tất cả công nhân trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu nhà trọ nhằm ngăn ngừa dịch bệnh tái bùng phát.

Ông Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho biết: “Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang ủng hộ việc xây dựng công cụ thu thập dữ liệu thông tin lao động. Tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế đang phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Bắc Giang hoàn chỉnh các mẫu thông số dữ liệu, sau đó sẽ tích hợp vào thành một ứng dụng chuyên biệt và áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: BYT

Ông Nam phân tích, phần mềm sẽ bao gồm đầy đủ thông tin về mỗi công nhân như: Tên tuổi, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, quê quán, số điện thoại, đặc biệt là các trường thông tin về nhà máy làm việc được cụ thể xuống tận phân xưởng. Những chuyến xe, biển số, danh tính tài xế mà công nhân đi về hàng ngày, cũng như nơi ở trọ và cả thông tin, liên hệ của những người ở cùng phòng, khu trọ…

Kho dữ liệu này giúp bao quát tất cả 160.000 công nhân của các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó truy xuất ra các doanh nghiệp khác liên quan rất nhanh và đơn giản. Khi cần phân tích về một đối tượng, chỉ cần nhấn vào tên của đối tượng đó, lập tức sẽ nắm đủ các thông tin về cả chủ thể lẫn tất cả những người có liên quan.

"Chúng tôi cũng tham mưu để Ban quản lý các Khu công nghiệp đôn đốc việc khai báo dữ liệu trong khu công nghiệp, còn Sở Công thương sẽ giám sát dữ liệu của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Sau khi hoàn thiện phần mềm, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thẩm định, đưa vào quy chuẩn và có văn bản để yêu cầu các nhà máy tuân thủ chặt chẽ” – ông Dương Chí Nam cho biết thêm.

Bắc Giang: Phần mềm giám sát lao động đưa doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động
Công nhân ngày đầu trở lại sản xuất. Ảnh: VnEconomy

Trước đó, Tổ giám sát cách ly và xử lý môi trường y tế đã tham mưu, hoàn thiện và bàn giao cho tỉnh Bắc Giang mẫu phiếu điện tử để thu thập báo cáo hàng ngày từ gần 200 khu cách ly tập trung có công nhân, lao động. Hiện tất cả các cơ sở này đều đã thực hiện đúng các mẫu báo cáo điện tử, góp phần thuận lợi để Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tổng hợp xử lý, điều tiết nhanh chóng.

Theo ông Nguyễn Xuân Ngọc - Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, mỗi năm giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt hơn 300.000 tỉ đồng, đóng góp hơn 3.000 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.

Làm việc mỗi ngày 20 tiếng, tối nào con cũng hỏi Làm việc mỗi ngày 20 tiếng, tối nào con cũng hỏi "Sao mẹ chưa về ăn cơm?"

Chị Nguyễn Thanh Vân, chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh mỗi ngày đều ra khỏi nhà từ sáng sớm ...

Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt” Hai vợ chồng nhiễm Covid-19: “Ngày 1/6, vì các con, tôi cố kìm nước mắt”

Vợ chồng anh Kiên bị nhiễm Covid-19, mỗi người phải điều trị một nơi. Hai con gái tự cách ly, chăm sóc nhau trong phòng ...

Mạnh mẽ lên, đừng ngã lòng bạn nhé! Mạnh mẽ lên, đừng ngã lòng bạn nhé!

Nhiều bạn trẻ mới đi làm công nhân không chịu được áp lực, muốn ngã lòng. Nhưng chỉ có mạnh mẽ đương đầu với ...

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.