agribank-plus-4112024-522025

Vùng than xanh nắng mùa sau

Tôi đến Quảng Ninh nhiều lần, xem phim, phóng sự tư liệu về vùng than khá nhiều, nhưng đây lần đầu tiên được sống cùng thợ lò. Tôi từng nghe bài hát “Tôi là người thợ lò” qua giọng hát của NSND Quang Thọ - một nghệ sỹ gốc Quảng Ninh không biết bao nhiêu lần. Thế nhưng, khi được tiếp xúc người thợ mỏ từ dưới hầm lò lên nghỉ ca, chỉ có duy nhất hàm răng màu trắng, cảm xúc thật khác biệt.
Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành xuống hầm mỏ, động viên công nhân ngành Than

Mỏ than Vàng Vanh, Mạo Khê, Mông Dương, Đèo Nai, Hà Lầm là những nơi đoàn được đến. Gọi thế theo tên “cúng cơm”, giản tiện của các đơn vị “con” thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam National Coal and Mineral Industries Group – Vinacomin (TKV).

Thực ra tên thành thương hiệu của các đơn vị này là Công ty Cổ phần Than Vàng Danh-VINACOMIN, Công ty Cổ phần Than Mạo Khê –VINACOMIN, Công ty Cổ phần Than Mông Dương – VINACOMIN, Công ty Cổ phần Than Đèo Nai- VINACOMIN, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – VINACOMIN.

Vùng than xanh nắng mùa sau

Nhà thơ Ngô Đức Hành (trái) và nhà thơ Nguyễn Thành Tâm dưới hầm lò mỏ than Mông Dương.

Đơn vị nào cũng ân cần, mời các nhà văn xuống “giếng lò”, nhưng vì các nhà văn đa phần lớn tuổi nên chỉ chọn Mông Dương và Hà Lầm để xuống trải nghiệm. Ngoài “hướng dẫn viên” là các kỹ sư mỏ, đoàn còn có 4 hướng dẫn viên không chuyên là nữ nhà văn Vũ Thảo Ngọc, nhà thơ Trần Đình Nhân, nhà văn Trần Tâm và Trưởng đoàn – nhà thơ Lê Tuấn Lộc. Họ đều là người của vùng mỏ, hơn thế, từng là thợ lò như nhà văn Trần Tâm; từ thợ lò đến với “ngôi đền” văn chương, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong hành lý của các thành viên có cuốn sách “Thợ lò cũng là chiến sỹ” (NXB Lao động, năm 2014) của ông Đoàn Kiển. Năm 1967, khi mới 17 tuổi, ông Kiển được Nhà nước gửi sang Ba Lan học tập, gần 7 năm được đào tạo bài bản về chuyên ngành khai thác mỏ, ông về nước. Đó là thời điểm miền Bắc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), với sự giúp đỡ của Liên Xô và nhiều nước XHCN, Nhà nước ta khôi phục lại ngành Than, vốn được khai thác thừ thời Pháp thuộc địa. Ông Đoàn Văn Kiển, trưởng thành từ thợ mỏ như thế. Chức vụ cao nhất trong ngành Than của ông là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TKV.

Ông Đoàn Văn Kiển từng tham gia Trung ương khóa VIII, là doanh nhân đầu tiên có mặt trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Điều này không chỉ nói lên công tác tác bộ của Đảng, tài năng của ông mà còn là vị thế của ngành Than đối với lịch sử hôm qua và hôm nay.

Tôi để ý thấy trong trích ngang lý lịch cuốn sách ông Đoàn Văn Kiển chỉ liệt kê các mốc thời gian lăn lộn với ngành Than. Đó cũng là sự khác biệt, gần gũi với cánh thợ lò. Trong hành trình trải nghiệm của đoàn chúng tôi, đến mỏ nào, ông Kiển cũng gọi điện thoại cho nhà văn Vũ Thảo Ngọc. Ông vui khi biết Đoàn nhà văn được tạo điều kiện thâm nhập thực tế. Phải có tấm lòng yêu mến vùng mỏ, anh em thợ lò, mới có được sự quan tâm như thế.

Thợ lò cũng là chiến sỹ”, tên sách của kỹ sư Đoàn Văn Kiển, chắc chắn từ có nguồn gốc lịch sử. Bác Hồ đã từng nói: “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc”. Hiện nay ngành Than có phong trào thi đua yêu nước và danh hiệu thi đua “Người thợ mỏ - Người chiến sỹ”. Khi chúng tôi có mặt tại Đèo Nai, gặp đúng lúc Xí nghiệp cơ giới của Công ty trao tặng danh hiệu cho 3 công nhân đạt danh hiệu này trong tháng.

Vùng than xanh nắng mùa sau

Đoàn nhà văn thăm Trung tâm Điều hành, ứng dụng chuyển đổi số ở Mỏ than Hà Tu.

Thợ lò, nghề cực nhọc; từng được gọi là “Người trần gian làm việc dưới âm phủ”. Trong sách “Thợ lò cũng là chiến sỹ” có đoạn ông Đoàn Văn Kiển viết: “Chẳng có mấy ai lại không sợ âm phủ cả, ấy thế mà thợ lò làm việc quanh năm, tháng tháng, ngày ngày ở đó. Âm phủ (hay địa ngục đều là nó cả), được người đời hay các tôn giáo nói có tới 9 tầng, thậm chí 18 tầng, càng sâu càng khổ vậy mà nơi làm việc của thợ lò còn sâu hơn, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của người bình thường”.

Hiện nay, trong năm mỏ than mà đoàn chúng tôi đến thì Hà Lầm đang là đơn vị khai thác sâu nhất, độ âm gần 400 mét.

Quảng Ninh là vựa than lớn nhất nước, nhưng khai thác mãi cũng sẽ hết, trước là hết than lộ thiên. Theo đánh giá trữ lượng của các mỏ than hiện tại thuộc vùng Quảng Ninh thì, mỏ Vàng Danh là đơn vị còn có thể khai thác 100 năm nữa. Từ đây đến đó là lộ trình đóng mỏ. Tất nhiên, Việt Nam còn có “bể than” đồng bằng sông Hồng, nhưng câu chuyện khai thác được là không hề đơn giản.

Để bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia, Tập đoàn TKV có chủ trương bỏ khai thác than lộ thiên, chuyển công nghệ khai thác than xuống hầm lò. Trong các đơn vị, Hà Lầm tiên phong hạ độ sâu lò giếng, cốt âm đường lò sâu nhất Việt Nam, than từ đáy vỉa đang ngược dòng tuôn lên mặt đất.

Năm 2009, Hà Lầm động thổ khởi công mở cửa lò, bằng ba giếng đứng ở độ sâu âm 300m. Giếng chính có chức năng vận tải than (sản phẩm) và đưa gió trời xuống lòng đất, đường kính D = 5m đến mức âm 345m, chiều dài giếng là 425m. Giếng phụ, có chức năng vận chuyển người, thiết bị, vật liệu, phế thải mỏ và giếng đứng thông gió (thông hơi), có chức năng hút gió thải và thoát hiểm khi có sự cố...

Sau 9 tháng khởi công xây dựng, ngày 12/11/2009, thợ mỏ Hà Lầm chính thức đặt chân xuống dưới độ sâu âm 300m. Công ty có 2 lò chợ cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,2 triệu tấn/năm và 600.000 tấn/năm, lớn nhất trong TKV. 10 tháng năm 2022, sản lượng than nguyên khai trên 2 triệu tấn, đạt 83,4% kế hoạch năm. Đoàn nhà văn đã quyết định xuống độ sâu này. “Đúng là trải nghiệm. Những người thợ lò đúng là đáng kính trọng”, nhà thơ Hoàng Việt Hằng, thốt lên sau khi chạm đến đáy giếng, ở độ âm 300m.

Vùng than xanh nắng mùa sau

Công đoàn Mỏ than Đèo Nai tặng hoa chúc mừng thợ lò đạt danh hiệu “Người thợ mỏ – Người chiến sỹ” hằng quý.

Trở lại Quảng Ninh lần này, đến với vùng Than, trong tôi tiếng hát NSND Quang Thọ với “Tình ca người thợ mỏ”, (hay người nghe vẫn nói chệch đi “Tôi là người thợ lò”) vang lên những giai điệu hào hùng. “Vùng than thân yêu ơi / Xin nguyện vì người mà chiến đấu đến cùng / Khi quân thù liều lĩnh dám đến nơi đây, súng trong tay / Anh cùng em sẽ chung một chiến hào”. Đây là bài hát được cố nhạc sỹ Hoàng Vân sáng tác vào năm 1964 khi lần đầu tiên máy bay của quân đội Hoa Kỳ oanh tạc thị xã Hòn Gai và vịnh Hạ Long.

Đó là thời khắc lịch sử của những năm đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thợ lò với choòng trên tay xuống hầm lò sản xuất than vì miền Nam ruột thịt, nhưng đồng thời cũng là những chiến sỹ tự vệ bảo vệ vùng Than, bảo vệ quê hương.

Chủ tịch Công đoàn Than Đèo Nai, kỹ sư Nguyễn Đăng Hưng trước khi đưa đoàn nhà văn ra khai trường lộ thiên, có hướng dẫn chúng tôi ra thắp hương báo cáo với anh linh Bác Hồ tại Di tích quốc gia Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai. Đó là ngày 30/3/1959 Bác đã về thăm và nói chuyện với công nhân, cán bộ công trường khai thác than Đèo Nai. Đây là mỏ than duy nhất của TKV được đón Bác về thăm.

Sau khi đi thăm tầng than, Bác vào thẳng nhà ăn trên công trường. Bác hỏi chị em cấp dưỡng cho anh em ăn mấy món. Rồi Bác dặn: “Anh em công nhân mỏ làm việc vất vả, các cô phải cơm dẻo, canh ngọt cho mọi người”. Đời sống thợ lò bây giờ đã khác. 5 đơn vị mà chúng tôi đến, thợ lò thu nhập cao nhất đã 30 – 35 triệu/ tháng; có chế độ ăn ca, nghỉ dưỡng; được ở trong những khu nhà tập thể tiện nghi; đời sống tinh thần... được các mỏ quan tâm đặc biệt.

Điều ấn tượng, đó chính là ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trong việc quản lý, điều hành sản xuất. Tất cả thợ lò, dù ở độ sâu -300 mét, khai thác ở ngóc ngách nào, đều được trung tâm điều hành trên mặt đất giám sát. Điều này rất có ý nghĩa bảo đảm an toàn lao động cho những người “làm việc âm phủ”.

Hôm đến Vàng Danh, tôi được nghe câu: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh”. Đúng là thời tiết khí hậu ở vùng mỏ khắc nghiệt. “Có đi qua mùa nắng ở đây / Mới thấy hết tình yêu khắc nghiệt / Mới thấy hết dòng than thao thiết / Bàn tay người trong nắng xối chang chang”, (Nắng trên mỏ, thơ Trần Đình Nhân). Mùa hè thì như vậy, còn “Mùa đông về mỏ lạnh tê vai / Cái khắc nghiệt nằm trong từng mắt lá / Mỗi hòn than mang một màu buốt giá / Lại nồng nàn nỗi nhớ sang nhau”, (Mùa đông ở mỏ, thơ Trần Đình Nhân).

Những năm gần đây, các đơn vị ngành Than đã xây dựng cho mình hệ sinh thái, khai thác than bền vững, xanh hóa môi trường mỏ. Biết bao khai trường cũ của mỏ bây giờ đã là những rừng cây keo, tràm, ngăn ngắt màu xanh.

Không thể nhận ra, nếu người nào đó đã từng đến các mỏ cách đây 10 năm, nay trở lại. “Mùa than mới đang tới gần vội vã / Chuyến than đầy xanh nắng cả mùa sau”, (Đêm cuối năm, thơ Trần Đình Nhân). Thật vậy, vùng than không chỉ màu đen mà đang biếc xanh... Xanh rừng, xanh hy vọng...

Ngành Than: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đời sống công nhân được nâng cao Ngành Than: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đời sống công nhân được nâng cao

“Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh”, câu ca thuở nào khái quát được nỗi vất vả, cơ cực của CNLĐ ngành Than trong điều ...

Kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than Kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than

Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống Công nhân Mỏ, Truyền thống ngành Than 12/11 (1936-2021), ngày 11/11, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy ...

Truyền thống anh hùng của công nhân Mỏ - ngành Than Truyền thống anh hùng của công nhân Mỏ - ngành Than

Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Công nhân Mỏ, Truyền thống ngành Than 12/11 (1936-2022), Tạp chí Lao động và Công đoàn xin ...

Tết Công đoàn đặc biệt của anh thợ may

Tết Công đoàn đặc biệt của anh thợ may

Ngày 12/1, anh Lê Văn Đức, công nhân vận hành máy may công nghiệp tại Công ty CP May Minh Anh - Kim Liên, khoác lên mình bộ đồng phục chỉnh tề.
Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?

Thời gian tới, thời tiết tại ba miền Bắc, Trung và Nam sẽ có nhiều biến động và sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của không khí lạnh, các hệ thống áp thấp.
Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.
Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Trong bối cảnh năm 2024 với nhiều thách thức từ thiên tai, biến động giá cả, và nguồn nhân lực khan hiếm, tình hình lương, thưởng Tết năm 2025 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, mức tăng đáng kể so với năm trước.
Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà Nẵng.
Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.