Vụ dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: “Nỗi khổ” hơn chục năm sống chung với rác thải
Đời sống - 27/12/2019 16:10 Nhã Khanh (T.H)
Nhiều người dân dựng lều, chặn xe chở rác đi vào khu bãi rác Nam Sơn từ ngày 23/12. Ảnh: Việt Hoan |
Trong bán kính khoảng 500m quanh khu vực bãi rác Nam Sơn có khoảng 2.000 hộ dân, và tổng diện tích đất (bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp) lên tới khoảng 396 ha.
Trước đó, ngày 23/12/2019, nhiều người dân đã dựng lều, chặn xe chở rác đi vào khu bãi rác Nam Sơn. Theo ghi nhân của PV Cuocsongantoan.vn, đến ngày 25/12, hàng chục người dân của xã Hồng Kỳ (Sóc Sơn, Hà Nội) thậm chí còn bày trà nước, bếp gas... để canh chừng những xe chở rác di chuyển vào bãi rác.
Theo phản ánh của người dân địa phương, nguyên nhân người dân chặn xe rác là do các cơ quan chức năng chậm trễ đền bù trong việc di dời người dân rời khỏi vùng ảnh hưởng bán kính 500 m của bãi rác Nam Sơn. Ngoài ra, nhiều người dân cũng cho rằng mức đền bù đưa ra không thỏa đáng.
Ông Nguyễn Văn Chính, một người dân ở xã Nam Sơn, cho biết, dù theo văn bản của cơ quan chức năng, cuối năm 2019 người dân sẽ nhận được toàn bộ tiền đền bù và sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, người dân đến nay mới chỉ nhận được một ít tiền đền bù đất ruộng, còn đất thổ cư vẫn chưa được chi trả. Do bức xúc nên người dân lại tiếp tục ra chặn xe rác.
“Dân chúng tôi chịu đựng ảnh hưởng từ nhà máy rác đã khổ rồi, giờ đây còn có thêm hàng cây hoa sữa thì làm sao mà chịu nổi”, ông Chính cho hay.
Nỗi khổ của người dân sống gần bãi rác Nam Sơn
Trên thực tế, không ít người dân mong muốn sớm nhận tiền đền bù và được di dời. Trên Báo Giao thông, chia sẻ về nỗi khổ của người dân khi phải sinh sống ở gần khu vực Nhà máy Xử lý rác Nam Sơn, bà Nguyên Thị Chín (trú tại thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn) cho biết: “Nói thì khó hình dung, cứ phải sống ở đây thì mới thấy ô nhiễm đến mức nào. Cuộc sống của chúng tôi quanh năm suốt tháng phải chịu mùi hôi thối từ sáng đến đêm. Nhiều nhà có cháu nhỏ buộc phải đi sang xã khác ở nhờ. Mỗi lần nhà ai có cưới xin, giỗ chạp thì đều phải liên hệ với người của nhà máy rác tới phun thuốc trước vài ngày, không cỗ dọn ra là hàng vạn con ruồi đến ăn tranh với người ngay. Trước nhà tôi có việc, làm chục mâm cỗ nhưng khách đến nhìn thấy ruồi nhiều quá không ai dám ăn, ế cả chục mâm. Từ năm 1999, dân đã khiến nghị nhiều lần nhưng đến nay họ mới giải quyết”.
Ông Nguyễn Hữu Hùng, PGĐ Trung tâm phát triển quỹ đất Sóc Sơn cho biết, dự án mở rộng bãi rác Nam Sơn giai đoạn 2 với khoảng trên 600 hộ dân với diện tích khoảng 76 ha bị ảnh hưởng.
Đây là lần thứ 3 người dân chặn xe vào bãi rác. Ông Đỗ Thế Thọ, Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ cho biết, việc người dân chặn xe là do chưa thống nhất được đơn giá, và phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ dân phải ở cách bãi rác khoảng 100 m2, họ quá cực khổ, bữa nào cơm canh cũng trộn với ruồi.
Ông Nguyễn Văn Hùng (xóm Hòa Bình, xã Hồng Kỳ) cho biết, chính quyền nhiều lần hứa giải quyết dứt điểm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân vẫn đang trong tình trạng ngóng chờ. Nhiều người dân tại xã Nam Sơn và Hồng Kỳ cho rằng, việc chặn xe rác sẽ tiếp tục cho đến khi có dự thống nhất của chính quyền về đơn giá và thời gian đền bù giải phóng mặt bằng.
Được biết, TP Hà Nội đã bố trí 3 khu tái định cư, trong đó, khu gần nhất cách bãi rác khoảng 1km và khu xa nhất cách bãi rác 7km.
Xem video:
Thời tiết ngày 27/12: Hà Nội rét đậm, bão số 8 suy yếu Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ dự báo trời rét đậm, nền nhiệt giảm sâu, trong khi cơn bão số 8 ... |
Ứng phó trước nguy cơ rác thải ùn ứ tại nội thành Hà Nội Sau khi người dân chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn, cơ quan chức năng đã có kế hoạch để phân luồng và ứng ... |
Tử hình, vỗ tay! Tử hình liệu có phải là mức án cuối cùng cho các hung thủ? Xét xử vụ thảm án nữ sinh giao gà ở Điện Biên ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật