Vì sự an toàn của những người lính áo trắng
Cà phê tối - 08/05/2021 09:55 Vũ Hùng
Việt kiều tránh dịch Covid-19 về nước bị trả lại Campuchia, vậy có ổn? Những lỗ hổng đáng lo ngại Triệu người vất vả - vài người “phá nát”! |
Một nữ nhân viên y tế ở An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: ST |
Người nữ nhân viên y tế này mới 35 tuổi, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu. Trước khi tiêm vắc xin tại điểm tiêm chủng ở bệnh viện vào sáng 6/5, nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng phụ.
Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc, đã được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện cũng kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn, xử lý.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang. Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang hỗ trợ cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5.
Cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 bùng phát đợt 4 tại Việt Nam thực sự đã trở thành một mặt trận đầy cam go, quyết liệt, gian nan và nguy hiểm. Điều đó không chỉ đúng với cả cộng đồng, mà đặc biệt đúng trước hết với các bác sĩ, điều dưỡng viên và toàn thể nhân viên ngành Y - những chiến sĩ xung kích áo trắng trên mặt trận này.
Và cũng giống như mọi trận đánh, muốn để giành chiến thắng, thì điều đầu tiên là phải lo “thực túc, binh cường”, phải lo cho sức khoẻ và tinh thần của những người lính trên tiền tuyến trước hết.
Trong một động thái rất khẩn trương và quyết liệt, cũng trong ngày hôm qua (7/5), Bộ Y tế đã làm được một việc lo cho “binh cường” là đã có công văn gửi các bệnh viện, yêu cầu định kỳ tổ chức xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao. Đồng thời yêu cầu nhân viên y tế không đến các địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm như ăn tiệc buffet, đến công viên giải trí, đến rạp chiếu phim, đến quán bar, karaoke...
Quy định đó của Bộ Y tế còn xuất phát từ tình hình thực tiễn 3 ngày trước đó. Bởi vào tối ngày 4/5, Hà Nội đã phát hiện 1 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Đó là bác sĩ tên H., sống ở số 2, ngách 87, ngõ 409 Kim Mã, công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội - trường hợp này rất phức tạp, vì di chuyển nhiều, F1 của ca này rải rác ở rất nhiều quận, huyện, bao gồm: Đông Anh, Ba Vì, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàng Mai.
“Trường hợp này sinh sống trên địa bàn quận Ba Đình nhưng có đi hát karaoke ở quán Moonlight ở số 54 Chùa Láng, Đống Đa từ khoảng 22h đến 0h ngày 29/4. Do đó tôi đề nghị các quận, huyện thận trọng, kích hoạt các tổ chống dịch vào cuộc và truy vết. Chúng tôi cũng đã thông báo cho hệ thống y tế khẩn trương vào cuộc truy vết”- bà Hà nhấn mạnh.
Một ngày sau đó, ngày 5/5, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông báo phong toả bệnh viện. Toàn bộ nhân viên, học viên, bệnh nhân và người nhà tại 2 cơ sở sẽ thực hiện cách ly tại bệnh viện cho đến khi có thông báo mới; lấy mẫu xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế, người lao động, học viên, bệnh nhân và người nhà tại 2 cơ sở.
Bệnh viện cũng tạm ngừng tiếp nhận khám và nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú ở 2 cơ sở bắt đầu từ 8h ngày 5/5, đồng thời, gửi công văn tới các Sở Y tế và CDC các tỉnh thông báo các ca bệnh từng khám, điều trị tại bệnh viện trong vòng 15 ngày phải phối hợp với bệnh viện để truy vết các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Và đến sáng qua, thêm cả 3 cơ sở của Bệnh viện K cũng đã được lệnh phải phong toả. Đến giờ này, đã có sự lây lan dịch ở nhiều bệnh viện và nhiều tỉnh, thành. Đúng là làn sóng sau luôn thảm khốc hơn làn sóng trước.
Trước tình hình một số bệnh viện đã bị phong toả này, tôi nghĩ đến một nguồn lây nhiễm cũng rất đáng kể tại các bệnh viện, không chỉ từ các nhân viên ngành Y. Đó là nguồn lây nhiễm từ những người nhà đi chăm, thăm bệnh nhân ở các bệnh viện. Nguồn lây này mới thật sự đáng sợ vì nó không chỉ diễn ra trong khuôn viên các bệnh viện, không chỉ lây lan cho các bác sĩ, y tá và bệnh nhân nằm viện, mà họ còn vô tình trở thành một “cầu nối” dịch bệnh về các địa phương rất nhanh, nhiều và khó kiểm soát.
Vậy nên, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ Y tế cần nhanh chóng ban hành thêm các quy định hạn chế việc người nhà các bệnh nhân cứ rồng rắn kéo nhau tới các bệnh viện thăm nom, chăm sóc người thân đang nằm điều trị tại đó. Kể cả đối với những người chăm nuôi dịch vụ nữa, vì đó cũng là mối nguy cơ rất cao lây nhiễm giữa các bệnh viện, từ bệnh viện ra cộng đồng và từ cộng đồng vào bệnh viện.
Một bài học để làm được việc đó là kinh nghiệm đã có sẵn từ đầu năm 2020 của ngành Y tế Đà Nẵng. Ngay từ đợt 1 của dịch Covid-19, các bệnh viện tại Đà Nẵng đã không cho người nhà thăm nuôi bệnh nhân đang điều trị. Nếu ai muốn và cần thăm nuôi bệnh nhân thì bắt buộc phải trải qua xét nghiệm và "thường trú'" ngay và luôn trong bệnh viện.
Tôi cho rằng đây là một kinh nghiệm hay, nên và cần áp dụng ngay cho tất cả các bệnh viện hiện nay, vì tại các bệnh viện như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K và các bệnh viện đầu ngành, hằng ngày có hàng ngàn lượt người nhà bệnh nhân đến từ các tỉnh, mà không loại trừ trong đó có những người đang là các F dương tính với Covid-19.
Có làm được tốt những quy định phòng tránh dịch nêu trên với cả nhân viên y tế và người thăm nuôi, chúng ta mới có thể yên tâm hơn trong việc đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho các y bác sĩ, cho cả bệnh nhân và người nhà của họ. Và khi đó mỗi bệnh viện mới có thể là một pháo đài vững chắc trong cuộc chiến đấu với giặc Covid-19.
Các chiến sĩ áo trắng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các bệnh viện khác trên toàn quốc luôn là những người “đi trước - về sau” trong mọi đợt dịch ập vào Việt Nam. Họ thực sự là những “lá chắn” dịch bệnh cho cộng đồng. Nên việc chăm nom, bảo vệ những tấm “lá chắn” đó tôi thiết nghĩ phải được Bộ Y tế và các cấp, các ngành trên toàn quốc coi là một trong những việc hàng đầu cần làm ngay và làm tốt.
Môi trường của các bệnh viện tuyến đầu về truyền nhiễm khó tránh khỏi nguy nan. Và giờ đây, bệnh viện đã ở trong tình thế khó khăn khi buộc phải phong toả. Nhưng với những gì họ đã làm được, đã cống hiến cho cộng đồng trong suốt những đợt dịch, chắc chắn họ sẽ vượt qua thử thách này một cách vững vàng, trong sự quan tâm chu đáo và thiết thực của Đảng, Nhà nước và của Bộ Y tế.
Và nhân dân cả nước luôn dành niềm tin và sự yêu thương tới các chiến sĩ áo trắng, những người đã luôn hy sinh thầm lặng để cống hiến cho cộng đồng trên tuyến đầu chống dịch vì sức khoẻ, an toàn tính mạng, bình yên cuộc sống của toàn xã hội.
Chúng tôi luôn bên cạnh các bạn - những chiến sĩ áo trắng dũng cảm và nhân ái trong trận chiến này!
“Trai xinh – Gái đẹp” ngày 7/5: Có 3 cách để tự làm giàu cho mình Mỉm cười, cho đi và tha thứ là 3 cách để tự làm giàu cho mình. Đây là quan điểm sống của một bạn thí ... |
Một công nhân ở Phú Thọ nhiễm Covid-19 L.T.K.D, công nhân Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ (KCN Thụy Vân, TP Việt Trì) được xác định dương tính với virus Sars-CoV-2 ... |
Việt kiều tránh dịch Covid-19 về nước bị trả lại Campuchia, vậy có ổn? Ngày 1/5, hàng loạt cơ quan báo chí trong nước đưa tin việc có 14 ghe gỗ và xuồng máy chở 28 Việt kiều từ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh