Trường Đại học Lao động – Xã hội tại TP.HCM khai giảng năm học mới 2022 - 2023
Đời sống - 20/11/2022 15:51 NGUYỄN NAM
Từ những ngày đầu thành lập với vài trăm học sinh, học viên, đến nay Trường Đại học Lao động – Xã hội tại TP.HCM hằng năm đã đạt gần 5.000 sinh viên và gần 200 cán bộ, giảng viên; trong đó 67,18% là giảng viên (131 người); số có trình độ từ thạc sĩ trở lên là 148 người (chiếm 75,9 %) với 29 tiến sĩ, giảng viên chính; 13 giảng viên, cán bộ đang học nghiên cứu sinh.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Thành - Giám đốc Trường Đại học Lao động – Xã hội tại TP.HCM, phát biểu tại buổi khai giảng năm học mới 2022 - 2023. Ảnh: MINH KHUÊ |
Theo đánh giá của nhà trường, năm học 2022 - 2023 là năm học chứng kiến nhiều sự thay đổi và biến động có ảnh hưởng lớn đến xã hội nói chung và công tác đào tạo nói riêng. “Thế giới cũng như Việt Nam đã và đang đương đầu với đại dịch Covid-19 nguy hiểm, đã tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có hoạt động đào tạo”, Tiến sĩ Phạm Ngọc Thành nhấn mạnh và cho biết, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của Nhân dân cả nước thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp đề ra, đến nay đất nước ta đã kiểm soát được cơ bản dịch bệnh.
Trong giai đoạn dịch bệnh, nhà trường đã tổ chức triển khai hoạt động đào tạo một cách linh hoạt và phù hợp, các hoạt động trong nhà trường vẫn được duy trì theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Ngay sau tết Nguyên đán năm 2022, cơ sở II là một trong những cơ sở đào tạo trong cả nước sớm đưa sinh viên trở lại trường học tập trực tiếp trên tinh thần thích nghi với trạng thái bình thường mới, với những biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
Năm học 2022 – 2023 này, Trường Đại học Lao động – Xã hội tại TP.HCM đã tuyển sinh 988 tân sinh viên. Ảnh: MINH KHUÊ |
Mùa khai giảng năm học 2022 – 2023 này, Trường Đại học Lao động – Xã hội tại TP.HCM đã tuyển sinh 988 tân sinh viên. “Mặc dù bị tác động rất lớn bởi đại dịch Covid-19, nhưng các bạn đã hoàn thành năm học 2021 - 2022 đầy gian nan để vượt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với điểm số cao và trở thành tân sinh viên của trường hôm nay”, thầy Thành xúc động chia sẻ tại Lễ khai giảng năm học.
Về hoạt động đào tạo, theo chia sẻ của Giám đốc Cơ sở II, chương trình đào tạo sau đại học của nhà trường trong năm học 2021 - 2022 tại Cơ sở II có 35 học viên tốt nghiệp, trong đó có 28 học viên ngành Quản trị nhân lực và 7 học viên ngành Công tác xã hội.
Với hệ đào tạo đại học chính quy, năm học 2021 – 2022 đã có 730 sinh viên tốt nghiệp các ngành Bảo hiểm, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công tác xã hội, Luật kinh tế, Kinh tế, Tâm lý; hệ đào tạo đại học vừa làm vừa học tại TP.HCM với các ngành Kế toán, Quản trị nhân lực với 36 sinh viên, ngành Công tác xã hội tại tỉnh Đăk Lăk 41 sinh viên.
Cũng theo lãnh đạo nhà trường, trong năm học 2021 – 2022, Cơ sở II đã phối hợp với trụ sở chính tại Hà Nội triển khai thu thập minh chứng trong công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với 8 chương trình đào tạo (Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Kế toán, Bảo hiểm, Luật kinh tế, Kinh tế, Tâm lý học). Đến tháng 6/2022, trường đã hoàn tất công tác kiểm định chất lượng đối với 5 ngành: Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Kế toán, Bảo hiểm đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Và 5 ngành đã nhận được chứng nhận đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo do Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
Từ tháng 8/2022 đến tháng 11/2022, trường tiếp tục thực hiện đánh giá đối với 3 ngành Luật kinh tế, Kinh tế và Tâm lý học.
Dịp này, nhà trường cũng đã trao học bổng cho các sinh viên đạt thành tích cao trong năm học vừa qua. |
Bên cạnh công tác đào tạo, nhà trường cũng thường xuyên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và hợp tác với doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên.
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo nhà trường cho biết, vẫn tiếp tục thực hiện cam kết không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với ngành và với xã hội. Theo đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như, coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành của sinh viên; chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động…
Hiện nay, theo đánh giá của Giám đốc Cơ sở II, chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là thời kỳ trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn (big data) được nhận định sẽ hiện diện ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Internet đã mở ra một thế giới thông tin khổng lồ và tri thức chúng ta truyền đạt cho sinh viên, học viên, không còn là thứ “độc quyền”, duy nhất.
“Chúng ta biết giáo dục thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội lại tác động đến giáo dục và đào tạo, điều gì diễn ra trong kinh tế, công nghệ cũng rất có thể diễn ra trong giáo dục. Vì vậy, để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, người thầy không đơn thuần là người truyền thụ kiến thức, mà phải là người “phát triển năng lực của người học”, giúp đỡ, tác động cho người học “tự trưởng thành”. Nói cách khác, thầy cô là những người “tạo ra năng lực” ở người học”, Tiến sĩ Phạm Ngọc Thành - Giám đốc Cơ sở II, khẳng định.
Với gần 46 năm xây dựng và phát triển, Cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội luôn tỏa sáng ngọn lửa bền bỉ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Giáo dục đại học phải tạo ra "khác biệt của khác biệt" Ngày 6/7, tại Đại học Huế, đã long trọng diễn ra lễ trao quyết định công nhận chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm ... |
Trường Đại học Công đoàn tiếp tục hỗ trợ Lào đào tạo cán bộ công đoàn Ngày 19/7, Trường Đại học Công đoàn đã đón Đoàn Đại biểu cấp cao Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào do đồng chí A ... |
Trao 351 suất học bổng cho con công nhân, viên chức, lao động Tối ngày 23/8, LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Lễ Tuyên dương, trao học bổng cho 351 học sinh tiêu biểu là con của công ... |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á Sau 25 năm, từ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân trên ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh