Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Đời sống - 05/09/2024 08:41 ĐỖ LÂM - H. THẮM
Niềm vui khai giảng sớm
Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Điểm trường 179 (Tiểu khu 179) Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông được tổ chức sớm hơn những nơi khác (ngày 4/9). Lễ khai giảng năm nay của thầy và trò ở đây vui hơn vì có đoàn công tác của huyện Đam Rông và tỉnh Lâm Đồng về dự.
Ai nấy trong đoàn đều phấn chấn sau quãng đường rừng gần 60 cây số, qua địa phận các xã Quảng Hòa và Quảng Sơn thuộc huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) mới đến được điểm trường.
Những cơn mưa bóng mây không làm vơi đi niềm vui ngày khai giảng năm học mới của các thầy giáo và học sinh nơi rừng xanh. Ảnh: H.THẮM |
Cô giáo Bùi Thị Là – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đam Rông cho biết, đây là lần thứ hai thầy trò ở điểm trường này được hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày khai giảng. Bởi đây là điểm trường xa nhất của huyện và còn nhiều khó khăn. Hiện chỉ có con đường duy nhất để xe ô tô có thể đến được.
Theo cô giáo Là, Điểm trường 179 được thành lập từ tháng 9/2013. Lúc mới thành lập chỉ có hai lớp 1 với 57 học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông từ các tỉnh phía Bắc di dân tự do đến. Năm học 2024 – 2025, Điểm trường 179 đã có 5 lớp với 102 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
Do điểm trường nằm trên đất thuộc rừng phòng hộ nên chưa được đầu tư cơ sở vật chất. Hiện nay, 6 phòng học ở đây đều là nhà tạm, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học còn thiếu thốn.
“Những năm trước, đường đi vào trường rất khó khăn, nhất là vào thời điểm mùa mưa nên nhà trường không tổ chức khai giảng đầu năm học mới như những điểm trường khác”, cô giáo Bùi Thị Là chia sẻ.
Niềm vui của các thầy giáo, cô giáo là ngày càng có nhiều học sinh đến với Điểm trường (Trong ảnh: Học sinh lớp 1 được giáo viên dẫn vào lễ khai giảng). Ảnh: H.THẮM |
Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025 được tổ chức khi đã gần đứng bóng. Những cơn mưa bóng mây từ dãy núi cao cuộn về rơi xuống sân trường. Điều đó không làm vơi đi không khí náo nức ngày khai giảng ở đây.
Đó là những khuôn mặt rạng ngời của các em học sinh được trở lại trường, gặp thầy cô giáo sau mấy tháng Hè theo cha mẹ lên nương rẫy. Đó là những ánh mắt ngây thơ cùng bước chân còn dè dặt của 22 học sinh vừa bước vào lớp 1. Giữa những tràng pháo tay của đại biểu, các thầy cô giáo và các anh chị lớp trên, các em hân hoan bước vào lễ khai giảng. Tiếng trống trường vang vọng giữa núi rừng, khởi đầu năm học mới.
Tất cả như mang đến niềm vui, phấn chấn, đầy hi vọng cho cả 3 giáo viên được phân công dạy học ở Điểm trường 179 này.
Thầy giáo Hoàng Văn Ngọc chia sẻ rằng, được tổ chức khai giảng sớm hơn 1 ngày so với các nơi khác, học sinh và phụ huynh rất vui mừng. Các em học sinh tại đây được tận hưởng niềm vui khi bước vào năm học mới như bạn bè đồng trang lứa ở mọi miền đất nước.
“Đây cũng là niềm động viên để chúng tôi an tâm công tác. Chúng tôi luôn tin tưởng ở sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho đội ngũ giáo viên đang công tác tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc phấn khởi cho hay.
Cái chân chất, hồn nhiên vui đùa mỗi ngày đến trường của các em thôi thúc các thầy giáo kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh. Ảnh: H.THẮM |
Bám bản làng, "gieo" chữ giữa rừng xanh
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường - Phụ trách Điểm trường 179 chia sẻ rằng, trước đây thầy đã từng công tác tại điểm trường này. Năm học 2023 – 2024 vừa qua, thầy được Công đoàn và lãnh đạo nhà trường luân phiên bố trí về điểm chính để có điều kiện chăm sóc gia đình.
“Nhớ lại trước đây, đường vào điểm trường này rất khó khăn. Ngay cả sóng điện thoại cũng chưa có. Mỗi lúc cần liên lạc về gia đình phải đi bộ mấy cây số để dò sóng điện thoại. Có khi dò được sóng thì cũng nói chuyện câu được câu chăng. Nay trở lại điểm trường này, nhiều sự đổi thay và thuận lợi hơn”, thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường cho hay.
Theo thầy Trường, các giáo viên ở đây luôn đoàn kết, hỗ trợ và động viên nhau vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên. Niềm tự hào cũng là nguồn động viên lớn nhất của thầy cô giáo là sự tiến bộ của các thế hệ học sinh ở đây. Cái chân chất, hồn nhiên vui đùa mỗi ngày đến trường của các em thôi thúc những người thầy kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân ở đây, các thầy, cô giáo luôn đồng hành cùng phụ huynh học sinh. Sẵn sàng san sẻ với những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Với những em ở xa trường, các thầy, cô giáo động viên ở lại trường, chăm sóc như con em mình…
Được phân công phụ trách 5 lớp học tại Điểm trường, 3 thầy giáo (áo trắng) luôn tin tưởng ở sự đồng hành của các cấp, các ngành và người dân nơi đây. Ảnh: H.THẮM |
Là người đã gắn bó với Điểm trường 179 gần chục năm, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc cho biết, những năm qua, điểm trường nhận được sự quan tâm của ngành Giáo dục và cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các nhà tài trợ. Các bậc phụ huynh cũng dần quan tâm, đầu tư hơn cho việc học tập của con em mình. Sau mỗi năm học, Điểm trường 179 khang trang hơn, đông vui hơn. Hiện tại, đã được đầu tư hệ thống điện thắp sáng từ năng lượng mặt trời. Nhà công vụ cho giáo viên cũng được đầu tư xây dựng, sắp hoàn thiện…
“Điều chúng tôi mong muốn đang ngày trở thành hiện thực ở nơi đây. Sắp tới, các phòng học sẽ được xây dựng khang trang, sạch đẹp, có sân chơi và hàng rào bao quanh để các trò được học tập và vui chơi”, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc bày tỏ.
Thầy giáo trẻ Rơ Ông Hà Tồng thì phấn khởi cho biết, vừa vận động Nhân dân làm sân khấu tại sân trường. Tiền vật liệu do người dân ủng hộ. Giáo viên tự thiết kế và cùng phụ huynh học sinh thi công. Gần 30 mét vuông sân xi măng kịp xong để thầy trò có nơi biểu diễn văn nghệ chào mừng khai giảng…
“Mong rằng, con đường mới sẽ sớm được mở nối từ huyện thẳng đến đây. Và điện cũng sớm về với bản làng để cuộc sống người dân được cải thiện hơn. Cũng là điều kiện và nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục gắn bó, thắp lên ước mơ tươi sáng của các em ở đây”, thầy giáo Rơ Ông Hà Tồng chia sẻ.
Video: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường - Phụ trách điểm trường 179
Ngày khai giảng, nhớ bài thơ "Đi học" từng được phổ nhạc Sáng nay 5/9, hơn 22 triệu học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước dự khai giảng năm học mới 2023 - 2024. |
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường? Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa ... |
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai! Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Mã lệ phí trước bạ xe máy xem ở đâu? Hướng dẫn cách xem và ghi tờ khai lệ phí trước bạ xe máy đầy đủ
- Lệ phí trước bạ xe máy, xe máy điện là bao nhiêu phần trăm?
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3