Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Người lao động

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Phương Mai - Quốc Thắng - Nguyễn Luận
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Sáng 5/9, năm học mới 2024-2025 chính thức bắt đầu trong niềm hân hoan của hơn 23 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước. Khắp mọi miền, từ vùng núi cao, đồng bằng, hay biên giới, hải đảo, sắc đỏ rực của những lá cờ Tổ quốc, của những bông hoa trên tay các em học sinh trải khắp các con đường, mang theo niềm vui buổi tựu trường.

Tâm sự người làm nghề “trồng người” ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Học sinh trường THPT tại Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới.

Không chỉ với học sinh, phụ huynh, mà khai giảng 5/9 năm nào cũng được ví như ngày Tết của những người làm nghề “trồng người”. Ở đó, các thầy, cô giáo được chứng kiến sự trưởng thành của các thế hệ học sinh cũ và đón những mầm non mới tới trường.

Cô giáo Thái Thị Xuân - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Đà Nẵng chia sẻ: "Năm học này, tôi chủ nhiệm lớp 4 với 35 học sinh. Hôm nay, tôi rất phấn khởi và tràn đầy niềm vui, với quyết tâm cao cùng tập thể giáo viên, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Văn Tám, công đoàn trường hoàn thành các mục tiêu năm học mới đã đề ra; dạy dỗ, chăm lo cho học sinh phát triển toàn diện”.

Tâm sự người làm nghề “trồng người” ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Cô giáo Thái Thị Xuân (ngoài cùng bên trái) cùng các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Lê Văn Tám trong lễ khai giảng sáng 5/9

Tại lễ khai giảng hôm nay của Trường Tiểu học Lê Văn Tám, toàn trường đã được nghe đọc bức thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025.

Nội dung bức thư là niềm động viên rất lớn cho chính cô Xuân và các đồng nghiệp đang công tác trong ngành Giáo dục cả nước. Cô cảm thấy tự hào khi đứng trong hàng ngũ những người gieo tri thức, hứa nỗ lực trong giảng dạy, vượt mọi khó khăn, đóng góp cho sự nghiệp “trồng người".

Từ điểm trường THPT Hương Sơn (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), dù đã nhiều lần dự lễ khai giảng, nhưng cảm xúc của cô giáo dạy môn Ngữ văn Phùng Thị Liên vẫn vẹn nguyên.

Cô Liên tâm sự: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu được đón các con. Đêm trước ngày khai giảng, có lẽ không ít thầy cô đã trằn trọc, băn khoăn về những ước mơ, lí tưởng của thế hệ trẻ, suy nghĩ về những điều sắp xảy ra, tôi cũng không phải ngoại lệ. Chúng tôi nghĩ về những khó khăn, thử thách phải đối diện, nhưng vượt lên tất cả là sự quyết tâm, là niềm tin và sự hào hứng để tiếp tục lý tưởng và đam mê của mình vai trò là người chèo lái con đò tri thức”.

Tâm sự người làm nghề “trồng người” ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Cô giáo Phùng Thị Liên

Còn với cô giáo mầm non Lê Kiều Anh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), khai giảng năm nào cũng vô cùng nhộn nhịp, với những chuyện “dở khóc dở cười”.

“Mới đầu tôi bỡ ngỡ lắm, dần thì cũng quen. Các bạn còn bé mà, nên đang quen được ngủ “nướng” ở nhà, giờ phải đến trường trở lại, bé nào cũng “ngáp ngắn, ngáp dài”, không thì cũng mếu máo không muốn tới lớp. Ấy thế nhưng sau đó vui lại nhanh lắm, mải chơi với các cô, các bạn là cười liền. Có lẽ chính sự hồn nhiên, đáng yêu ấy đã trở thành nguồn động lực cho chúng tôi theo nghề tới bây giờ”, cô Kiều Anh chia sẻ.

Một khai giảng đặc biệt khác cũng đã diễn ra trong sáng 5/9 từ một điểm trường nơi miền núi Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng - Trường Tiểu học Nặm Pắt. Đó là nơi các thầy cô háo hức, ngóng chờ bóng dáng trẻ thơ tới trường, nhưng cũng thấp thỏm, lo âu vì đường tới trường vừa xa, vừa gập ghềnh khó đi.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Nặm Pắt, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: NVCC

Cô giáo Hoàng Hồng Hạnh không giấu nổi niềm vui trong ngày khai trường: “Được sự quan tâm của các cấp, khai giảng tại trường chúng tôi ngày càng rực rỡ, long trọng hơn. Thầy cô, học trò, cha mẹ các em, ai cũng háo hức, phấn khởi. Đón năm học mới, nhưng cũng không kém phần lo lắng, vì hành trình đi tìm con chữ của các em sẽ còn nhiều chông gai, thử thách. Thiên tai, bão lũ, hay hoàn cảnh gia đình khó khăn, đều là những thử thách luôn chực chờ, buộc cả thầy và trò phải cùng quyết tâm, cố gắng vượt qua”.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo, vì giáo dục đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chọn nghề giáo là can đảm, nhưng chọn bám trường, bám bản nơi vùng sâu, vùng xa hẻo lánh với muôn vàn khó khăn, càng khiến ta thêm ngưỡng mộ những người làm nghề cầm phấn ấy.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình ...

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa

Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm