“Trị từ cái gốc này"
Cà phê tối - 27/11/2021 14:04 Vũ Hùng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội. Ảnh: Daibieunhandan.vn |
Hôm qua, (26/11), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận: Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 56 điểm cầu.
Trước việc một số cử tri đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho hay, điểm mới lần này là "chúng ta không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà phòng, chống cả tiêu cực". Theo ông, tiêu cực có nhiều mặt, nhưng trọng tâm là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
"Đây mới là cái gốc của vấn đề", Tổng Bí thư nói, nêu vấn đề "cán bộ đứng đắn, đạo đức tốt, tư tưởng chính trị tốt, thực sự vì dân, vì Đảng, thì làm sao phải tham nhũng?". "Tư tưởng anh xuống cấp, nói ngược, nói trái đường lối, đạo đức không tốt thì anh mới ăn cắp, tham nhũng chứ. Trị từ gốc cái này", Tổng Bí thư nêu rõ.
Trong công tác phòng, chống tiêu cực thì trọng tâm là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư nói, vừa rồi các cấp có thẩm quyền đã xử lý một loạt cán bộ, cụ thể như kỷ luật nhiều tướng lĩnh Cảnh sát biển, rồi quyết liệt xử lý những cán bộ ngành Y có vi phạm.
“Đang dịch bệnh thế này mà phải đi xử lý cán bộ y tế thì có nên không?", Tổng Bí thư đặt câu hỏi, rồi khẳng định: "việc nào đi việc ấy". Khóa này đang làm rất tốt nhưng vi phạm liên quan đến dược phẩm... là của khóa trước, phải xử lý. "Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ", ông nhấn mạnh.
Trước đó, vào ngày 18/3/2021, phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư từng nói: “Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…”.
Kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII cho thấy trong tổng số hơn 87.000 đảng viên bị kỷ luật thì số đảng viên sai phạm có liên quan tới tham nhũng chiếm tỷ lệ khá lớn: 14% đảng viên thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; 6,76% đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống; 5,52% đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; 8,54% đảng viên vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản,…
Trong số hơn 110 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, có 48% vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; 40% thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; 14,5% vi phạm về công tác tổ chức cán bộ; 27% vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản; 5,4% vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương; 2,7% vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm… Trong khi đó, số đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng là hơn 3.200 người (chỉ chiếm 3,7%).
Như vậy, có thể thấy những vi phạm kỷ luật có liên quan hoặc là nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng xảy ra khá phổ biến, cần phải đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống để nâng cao tính chủ động trong thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng trong thời gian tới.
Tham nhũng có nguồn gốc sâu xa từ bên trong con người, xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân và lề lối làm việc quan liêu, độc đoán, xa rời quần chúng của cán bộ, đảng viên, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ cách đây hơn nửa thế kỷ, trong đó chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, lề lối làm việc quan liêu, độc đoán, xa rời quần chúng là điều kiện.
Quá trình dẫn tới hành vi tham nhũng là quá trình biến đổi nhân cách, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và nhu cầu hưởng thụ của cá nhân cán bộ, đảng viên từ tích cực sang tiêu cực, chịu sự tác động của điều kiện thực thi chức vụ, quyền hạn được giao, sự giám sát, kiểm soát quyền lực và sự giám sát, quản lý tài sản công.
Quá trình này có thể diễn ra dài hoặc ngắn nhưng đều có những hành vi lệch chuẩn biểu hiện ra bên ngoài qua lời nói, hành động, việc làm, lối sống, quan hệ… của cán bộ, đảng viên, có thể nhận biết được và nếu tác động ngăn ngừa, chấn chỉnh, xử lý kịp thời sẽ không dẫn đến hành vi tham nhũng.
Trên thực tế, khi người cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì hành vi tham nhũng và các hành vi tiêu cực khác xảy ra không có ranh giới, thậm chí trở thành nguyên nhân, điều kiện của nhau, rất dễ dẫn đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”.
Rõ ràng, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống các biểu hiện, hành vi tiêu cực khác của cán bộ, đảng viên là hai bộ phận của một cuộc đấu tranh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cần phải được tiến hành đồng thời, đồng bộ, có sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau để phát huy hiệu quả của từng bộ phận và bảo đảm tính toàn diện của nhiệm vụ này.
“Trị từ cái gốc này”- lời nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội hôm qua 26/11 một lần nữa cho chúng ta thấy, công cuộc phòng, chống tiêu cực trong cán bộ, đảng viên là cuộc đấu tranh có phạm vi bao quát toàn diện, trong đó, phòng, chống tham nhũng là một bộ phận quan trọng mà Đảng ta đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để ngăn chặn, đẩy lùi một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Phòng, chống tham nhũng gắn với phòng, chống tiêu cực là hàm ý mở rộng phạm vi đấu tranh phòng, chống những hành vi, biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, đảng viên làm phương hại đến uy tín, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc và của nhân dân. Trong số các biểu hiện, hành vi tiêu cực đó có nhiều nhân tố là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tham nhũng như: buông lỏng quản lý, vi phạm quy định về quản lý kinh tế - xã hội, suy thoái về đạo đức, lối sống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ... |
Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải phù hợp với nguyện vọng của công nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt ... |
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?