TP.HCM: Thị trường hàng Tết bắt đầu nóng nhờ giảm giá sâu
Đời sống - 13/01/2023 16:32 PHẠM THUỶ
Thị trường hàng Tết bắt đầu nóng nhờ giảm giá sâu. Ảnh: PV |
Công nhân bị giảm giờ làm: Năm đầu tiên không có quà Tết cho gia đìnhGiá lúa tăng cao, nông dân phấn khởi đón Tết Quý MãoTết cận kề nhưng giá heo hơi có xu hướng giảm sâu |
Thị trường hàng Tết nóng dần sau hai tuần trầm lắng
Cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào khu bánh mứt, thực phẩm khô của chợ An Đông (Quận 5) là không khí Tết đã về. Hương thơm của bánh mứt, thực phẩm khô quen thuộc của ngày Tết và tiếng chuyện trò, trao đổi của người bán, người mua tạo nên bầu không khí đặc trưng không thể lẫn vào đâu của Tết.
Tại sạp bánh mứt, đồ khô phong phú,đa dạng chủng loại, chị Kim Ngôn, tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, đồ khô cho hay: “Năm nay bán cũng tạm được. Hy vọng tuần cuối cùng bà con đến mua đông. Đầu tháng, lượng hàng sỉ bán Tết sỉ vẫn chưa nhiều, khoảng 50% so với ngày thường. Chủ yếu bỏ cho bạn hàng từ các tỉnh – thành. Thường thì bắt đầu ngày 23 tháng Chạp lượng người mua tăng rất nhanh”.
Chuẩn bị khá đầy đủ nguồn hàng Tết từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch như: mứt dâu, mứt táo, mứt kiwi, khô bò, khô mực,… các tiểu thương chợ Bến Thành (Quận 1) cho biết chợ bắt đầu đông khách sau hai tuần trầm lắng. Các tiểu thương này hy vọng lượng khách sẽ tăng vọt từ sau ngày 20 âm, ngày 22, 23 24, khi người dân đi chợ lo sửa soạn cúng kiếng ở nhà và sửa soạn ra mộ người thân. Bà Mười, tiểu thương lâu năm của chợ Bến Thành chia sẻ: “Qua giờ khách bắt đầu tăng, còn từ đầu tháng 12 tới nay chủ yếu nhờ mối quen vẫn mua bánh mứt gửi đi nước ngoài làm quà cho người thân. Năm nay kinh tế khó khăn nên chắc buôn bán sẽ giảm chút đỉnh”.
Dự báo, sức mua sẽ tăng nhanh vào những ngày cận Tết. Nhiều nhà phân phối trong và ngoài nước đồng loạt tung các chương trình khuyến mãi khủng. Điển hình, từ đầu tháng 1/2023, gần 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm của Liên hiệp HTX TM TP HCM (Saigon Co.op) chính thức tung 12.000 sản phẩm Tết được giảm giá từ 10 – 50%.
Kiểm soát tốt chất lượng và giá cả hàng hoá Tết
Đại diện Mega Market dự đoán sức mua năm nay tăng từ 10%-20% so với dịp tết Nguyên đán 2022 do “những khó khăn của 2 năm trước đã dần qua đi, và sau một năm làm việc chăm chỉ cùng với bao lo toan, người tiêu dùng nào cũng sẽ có tâm lý sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn với mong muốn một cái Tết đầy đủ và tươm tất”.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (QLATTP) TP. HCM:
Tết Nguyên đán là thời điểm người dân tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là nhóm thực phẩm thiết yếu như thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, Ban QLATTP thành lập 11 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Các nội dung kiểm tra bao gồm: điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/ tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo… Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu sản phẩm có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm đi kiểm nghiệm tại các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định. Các đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ từ ngày 19/12/2022 đến ngày 12/3/2023.
Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM:
Cục Quản lý thị trường thành phố đã và đang tiến hành kiểm tra, kiểm soát định kỳ các kế hoạch chuyên đề, kế hoạch cao điểm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán 2023. Đồng thời chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, kết quả công tác, kiểm tra trong năm 2022: số vụ kiểm tra 3.584 vụ (tăng 81,28% so với cùng kỳ năm trước), số vụ xử lý vi phạm: 2.769 vụ.
Trước Tết Nguyên đán, hàng hóa trên thị trường được lưu thông, phân phối và tiêu thụ với số lượng lớn. Thời điểm này, các đối tượng phạm pháp thường trà trộn, mua bán, đưa vào thị trường hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Để mọi người, mọi nhà đều được đón một cái Tết an toàn, vui tươi, hạnh phúc, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn những hàng hóa có nhãn mác đầy đủ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thông tin nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Về thực phẩm, không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc hỏng. Hạn chế sử dụng bia rượu phòng tránh tình trạng ngộ độc. Thời điểm cận Tết, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, cũng như các hành vi vi phạm kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu và xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ông Ngô Hồng Y – Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TP HCM:
Về công tác quản lý giá cả trong dịp tết Nguyên đán 2023, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã cam kết giữ ổn định giá. Không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết. Đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm.
Sở Công thương TP HCM tiếp tục theo dõi, đánh giá cung - cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hay gián đoạn hàng gây tăng giá đột biến. Đồng thời, Sở Công thương cũng phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên địa bàn, vận động chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác trong giai đoạn hiện nay để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người dùng; đặc biệt là sản phẩm bình ổn thị trường và các mặt hàng thiết yếu khác.
Hàng Tết giảm giá sâu. Ảnh: PV |
Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A Thị trường bất động sản 2023 được dự đoán là chưa thể ấm lên bởi nhiều nguyên nhân như khát vốn, giảm nguồn cung, gặp ... |
Công nhân bị giảm giờ làm: Năm đầu tiên không có quà Tết cho gia đình Gần hết năm, thu nhập giảm gần nửa do không được tăng ca khiến chị Trần Thị Nghĩa - công nhân của công ty về ... |
Tỷ giá trượt về “điểm mong đợi”, Ngân hàng Nhà nước có thể bắt đầu mua vào USD Tỷ giá trên liên ngân hàng đã về ngang với mức giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước, mở khả năng có thể thực ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.