
Ai chẳng cay mắt khi tưởng tượng ra đứa bé lớp 1 nhìn chúng bạn ăn uống vui vầy ngày cuối năm rồi về hỏi mẹ "Mẹ ơi sau này lên lớp 2 con có được ăn liên hoan không"? Đại đa số cũng đều bức xúc với thông tin từ mẹ bé cho rằng chỉ vì không đóng quỹ phụ huynh mà con mình phải ngồi “nhìn mồm” chúng bạn và tủi thân như thế! Rồi gạch đá, phẫn nộ trút xuống đầu giáo viên, các phụ huynh cùng lớp, nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà. Tiếc thay thông tin một chiều như vậy không chỉ từ người mẹ cố chấp mà còn được một vài báo loan tải rõ ràng!?
Từng nuôi mấy đứa con rồi đưa cả cháu đến trường, nhìn chúng vui vẻ với nhau không ít người băn khoăn khi đọc câu chuyện này. Một nhà văn viết trên trang của ông “Tôi chả tin cháu bé lại bị ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan khi mẹ không đóng quỹ. Cháu nhà tôi đi sinh nhât bạn còn hân hoan thổi nến cứ như sinh nhật mình nữa là. Tuổi lớp 1 các cháu chả phân biệt gì đâu và chắc chắn cô giáo dù "giận trách" phụ huynh không đóng quỹ thì cũng không bao giờ để cháu bé ngồi nhìn các bạn liên hoan. Tôi có niềm tin như vậy”. Nhiều người khác lại thở dài dù đúng sai thế nào thì tổn thương nhiều nhất vẫn là con trẻ!
Phải trái ra sao, bản chất câu chuyện thế nào đến nay đã rõ nhưng hậu quả để lại như bao vụ khác tương tự nếu cứ “đầu voi đuôi chuột” sẽ để lại nhiều vết sẹo tâm hồn. Người lớn chúng ta cứ mãi mê tranh cãi giành giật lẽ phải về mình và đổ lỗi cho đối phương. Để thỏa cái tôi, để chứng minh mình luôn sáng suốt, để kéo đám đông vào hùa với mình, để thỏa uẩn ức và cả những thứ không thể trút đi nơi khác. Nhưng như hòn đá ném vào bức tường, đôi khi bật lại trúng ngay vào những đứa trẻ mỏng manh, non dại cần được che chở dưới lời lẽ yêu thương, tấm lòng bao dung.
Trẻ con nhìn vào gì để sống và lớn lên, đem theo vào đời? Từ lâu chúng ta đều biết các con nhìn vào chúng mình, ông bà cha mẹ thầy cô người lớn khắp mọi nơi chúng gặp. Nhân quả chẳng đâu xa và cũng không có gì cao siêu, huyền bí. Tính cách sau này và đối nhân xử thế khi trưởng thành ảnh hưởng rất lớn từ ngôn từ người lớn tuôn ra lúc ấu thơ, từ hành xử xung quanh đối đãi với nhau khi tâm hồn vẫn còn non nớt. Đừng vội bảo trẻ không biết gì hay chúng sẽ quên ngay khi mà vết hằn quá sâu! Đúng sai để làm gì khi con cái chúng ta chịu đựng?
Những cuốn sách dày hay bài giảng đạo đức tràng giang đại hải thường không tác dụng bằng tấm gương người lớn hay hình ảnh tốt đẹp trẻ em thấy ngay trước mắt, hiển hiện trước mặt hàng ngày. Chúng ta sống sao, thế hệ sau sẽ phần nhiều hưởng thụ hay hứng chịu như vậy nên ai thắng ai thua thì thất bại vẫn vận vào trẻ em trong những câu chuyện như trên. Chẳng có bài học nào dễ thuộc, nhớ lâu và ảnh hưởng tốt cho trẻ bằng người lớn giữ mình vì tương lai con em, hành xử đàng hoàng và bớt những ngôn từ độc địa chĩa vào nhau!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Tổn thương con trẻ và miệng lưỡi người lớn", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Nổi tiếng đột ngột

Bắt cóc online

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Làm việc không chỉ tròn vai

Khi bác sĩ “làm content”
