Tôn sư trọng đạo
Cà phê tối - 27/03/2021 18:05 Vũ Hùng
Cúng dường nhằm được nọ được kia là tham Hùng Dũng gãy chân và “ác ý” bình thường Viettel cần tôn trọng Quốc hiệu Việt Nam |
Cô giáo Nguyễn Thị Tuất. Ảnh: N.H |
Tôi, trong bài viết này, cũng tuyệt đối không có ý định bênh vực cô giáo viên hay lãnh đạo nhà trường. Bởi hễ là vụ tố cáo tiêu cực, thì nếu không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ và gặp gỡ đôi bên để điều tra, phân tích kỹ càng và công tâm, sẽ rất dễ rơi vào mớ bòng bong mập mờ và lẫn lộn giữa tố cáo và vu khống, giữa đấu tranh chống tiêu cực và các hành vi chống đối có chủ đích, giữa che giấu tội lỗi, trù dập người chống tiêu cực với đấu tranh giữ gìn đoàn kết nội bộ và làm trong sạch đội ngũ của cơ quan, tập thể đó.
Ở bài viết này, tôi chỉ quan tâm tới 1 chi tiết duy nhất mà thông qua việc đọc và xem rất kỹ thông tin từ 2 phía của báo chí và dư luận, tôi thấy không thể không lên tiếng cảnh báo.
Đó là việc có một số người lớn, có thể vô tình hoặc hữu ý, đã lôi học trò vào việc đấu tố cô giáo đang dạy dỗ mình ở trường học.
Tôi lại phải nhắc tới câu châm ngôn TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO khi viết về một vụ việc vừa xảy ra với một cô giáo, đang gây ra nhiều chiều dư luận trong xã hội, kể cả trên công luận cũng chính vì lẽ đó.
1. Vụ việc khởi nguồn từ đơn phản ánh của một cô giáo, và được một số báo đăng tải trong mấy ngày qua. Cô giáo Nguyễn Thị Tuất, trú tại thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn B ở cùng địa chỉ trên. Trong 30 năm làm giáo viên, cô Tuất và chồng là thầy giáo Phan Viết Nhân luôn là giáo viên gương mẫu, đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và thi đua. Riêng cô Tuất đã có 6 năm liên tục đạt Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở, từng đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Thế nhưng, sau khi tố cáo những tiêu cực diễn ra tại ngôi trường mình đang công tác, thì lãnh đạo nhà trường đã có những việc làm mang dấu hiệu trù dập vợ chồng cô Tuất, như lời cô giáo này nói với một số báo.
Cụ thể, năm học 2018 - 2019, cô Tuất giữ vai trò chủ nhiệm lớp 2A. Cuối năm học, đa số phụ huynh đề nghị cô Tuất theo lớp. Chỉ có 4 phụ huynh không đồng ý cho cô dạy lớp 2A vì cho rằng, cô vi phạm đạo đức, đối xử với anh em, họ hàng không tốt. Sau đó, dòng họ Phan Viết đã có giấy xác nhận rằng: “Những điều mà một số người dân xã Sài Sơn nói xấu anh Phan Viết Nhân và vợ là Nguyễn Thị Tuất là sai sự thật. Dòng họ thấy vợ chồng anh Nhân có mối quan hệ tốt với gia tộc”.
Lấy lý do từ những câu chuyện ngoài lề ấy, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường lập tức chuyển cô Tuất sang lớp 2D. Kể từ đó, cô liên tục bị lãnh đạo nhà trường phê bình. Cuối năm, bình xét cô Tuất không hoàn thành nhiệm vụ để năm sau cô không được làm giáo viên chủ nhiệm.
Không được đứng lớp với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khối 1 - 2 - 3, BGH nhà trường chuyển cô Tuất sang dạy buổi chiều cho khối 5.
Cô Tuất kể lại với báo chí: “Đầu năm học 2020 - 2021, nhà trường chuyển tôi từ giáo viên chủ nhiệm khối 2 sang dạy buổi chiều khối 5, nhưng khối 5 từ xưa giờ ưu tiên chỉ 1 giáo viên dạy, thế là phân tôi vào đó nhằm kích động phụ huynh thôi. Sau đó, BGH bảo tôi do phụ huynh có đơn nên không cho tôi dạy học và bắt tôi làm vệ sinh thì tôi cũng đi, bắt tôi làm chống dịch, bắt tôi ngồi phòng chờ như bảo vệ tôi cũng làm, đến khi tôi làm hết việc thì bắt tôi nghỉ việc. Tôi hỏi căn cứ đâu cho tôi nghỉ dạy, thì BGH bảo tôi xuống hỏi phòng GD&ĐT, cấp trên cũng đồng ý như vậy rồi. Điều này khiến tôi bức xúc và buộc phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân”.
Cô Tuất còn phản ánh, bản thân cô không ít lần bị chính học sinh của mình hành hung bằng cách bắn đạn giấy, súng nước hay trùm mặt đánh cô ngay trên bục giảng.
2. Trước sự phẫn nộ của dư luận khi nghe nói về vụ việc giáo viên tố cáo chống tiêu cực bị lãnh đạo nhà trường trù dập, mới đây, trên trang facebook cá nhân (của một người tên là Nguyễn H. , tự giới thiệu công tác tại một kênh truyền hình), đã đăng tải 1 clip phỏng vấn một cháu bé học sinh lớp 5 ở trường cô Tuất. Cháu bé này trả lời phỏng vấn về việc cô Tuất đã không làm tốt nhiệm vụ, không quản lý lớp để các bạn quậy phá.
Tác giả clip video ấy khi phỏng vấn cháu bé đã không che mặt cháu, chưa kể là có sự hiện diện của người giám hộ cho cháu bé lúc phỏng vấn không? Để rồi, trong clip này, chúng ta phải nghe những từ ngữ thật khó tin là do một cháu bé học sinh cấp tiểu học nói ra, ví dụ kiểu như: “Cháu đã gửi đơn lên cô hiệu trưởng và bác Phùng Xuân Nhạ, để kiến nghị về việc đấy...”. Các cháu tiểu học chắc chưa hiểu KIẾN NGHỊ nghĩa là gì, và thật khó tin khi một học sinh lớp 5 dùng những từ ngữ như thế, nếu không được người lớn viết sẵn cho đọc?!
Bình luận về video clip này, mà tác giả clip hôm qua đã ẩn đi trên trang Nguyễn H., một facebooker có nick TĐD đã bình luận: “Không rõ do ai chỉ đạo, nhưng việc đưa một em học sinh lớp 5 ra “diễn” để người lớn quay clip nhằm tố cáo lại cô giáo Tuất - người tố cáo tiêu cực bị trù dập là một hành vi “đạo đức bỉ ổi" không nên tồn tại trong nhà trường và xã hội...”.
Một bạn đọc khác trong phần bình luận dưới một bài báo về vụ việc này như sau: “... Nếu bây giờ nhà trường tuyên bố trên báo chí rằng cô giáo Tuất “không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ”, vậy thì những thành tích, những danh hiệu giáo viên dạy giỏi cô Tuất từng đạt được trong nhiều năm liền là do ai đã chứng nhận?! Còn học sinh các cháu nhận xét thì thiết nghĩ thầy cô bảo sao các cháu nó nói vậy. Chứ con tôi cũng là học sinh tiểu học, cháu nghe lời thầy cô còn hơn nghe lời bố mẹ ở nhà. Vì vậy việc này đừng nên mang con trẻ vào để “hỗ trợ” người lớn đối phó, đấu đá nhau. Thấy nó bi hài và phản giáo dục lắm...”.
Vụ việc cô Tuất tố cáo tiêu cực đang gây "sóng gió dư luận". Phía cô Tuất nói có lý của cô, phía nhà trường và Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai nói theo lý của mình, ngay cả báo chí cũng thông tin khác nhau. Và tôi cũng không biết lãnh đạo và thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội có vào cuộc xử lý dứt điểm, phân định trắng đen, phải trái những thông tin cô Tuất tố cáo hay không. Hay lại vẫn để cô tiếp tục bị từ một giáo viên dạy giỏi sang làm lao công như hiện nay?
3. Nhưng nói gì thì nói, vụ việc tố cáo và trù dập tố cáo thế nào vẫn phải chờ vào kết luận chính thức của các cấp cơ quan và thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội. Và đó cũng là chuyện, là việc của người lớn, chuyện giữa các thầy cô giáo với nhau, chuyện trong ngành Giáo dục.
Còn nhìn từ góc độ xã hội, thì điều tồi tệ nhất, sai lầm lớn nhất của những người can dự tới vụ việc này, theo ý kiến cá nhân tôi, lại là việc những người lớn - một số thầy cô và phụ huynh học sinh - đã lôi kéo, dàn dựng để các em học sinh cũng bất đắc dĩ phải nhảy vào “tham chiến” một cuộc đấu đá không hề tốt đẹp gì của người lớn với nhau. Đây là một việc làm xấu, để lại nhiều hậu quả tai hại cho tâm hồn thơ dại và đầu óc trong sáng của các cháu học sinh tiểu học, không chỉ hôm nay.
Lịch sử đã chứng kiến không ít những cuộc đấu tố dẫn đến đầu rơi máu chảy, dẫn đến những nỗi đau khôn cùng của các nạn nhân bị đấu tố oan sai, và cả nỗi ân hận day dứt suốt cả một đời của những người đã tổ chức và thực hiện những cuộc đấu tố sai trái và oan khuất đó.
Xin đừng để lịch sử lặp lại. Xin đừng nuôi dưỡng “văn hoá đấu tố” trong xã hội, đặc biệt là trong nhà trường – “Thánh đường” của nền giáo dục, cốt lõi của công cuộc “Vì lợi ích trăm năm trồng người” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
Trong khi chưa giải quyết dứt điểm đơn thư tố cáo của cô giáo Tuất, mà lại đem các em học sinh vào tham gia cuộc nói xấu, bôi nhọ và đấu tố cô giáo của chính các em, các vị lãnh đạo nhà trường này đã đi từ cái sai này sang cái sai khác, cái sai sau còn lớn hơn cái sai trước.
Theo tôi, việc cần làm ngay trong vụ việc này là lãnh đạo nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai, thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội phải tổ chức những cuộc tiếp xúc trực tiếp với cô giáo Nguyễn Thị Tuất, tổ chức họp báo hoặc tiếp xúc báo chí, lắng nghe thông tin đa chiều của công luận và dư luận, từ đấy xử lý dứt điểm vụ cô Tuất tố cáo này. Nếu đơn tố cáo của cô giáo Tuất là sai sự thật thì phải có hình thức kỷ luật công minh và công khai về tội vu khống.
Nếu phía lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B sai phạm như cô Tuất tố cáo, thì các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục của huyện, TP Hà Nội, thậm chí cả Bộ GD&ĐT phải ra tay xử lý những tiêu cực ở nhà trường này một cách nghiêm khắc theo đúng pháp luật. Đấy cũng là những việc cần làm ngay để giữ đoàn kết nội bộ giữa các thầy cô, giữa nhà trường với vợ chồng cô giáo Tuất, nhằm tôn trọng danh dự của những người giáo viên, cùng với nó là uy tín danh dự chung của nhà trường, của ngành Giáo dục Thủ đô.
Các vị lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B và Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai, xin các vị đừng để sự việc đi quá xa. Các vị hãy dũng cảm đối mặt sự thật và sửa sai nếu có, như các vị thường dạy dỗ học trò “thật thà, dũng cảm” theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Và các facebooker, các vị gõ phím và cầm bút chuyên nghiệp, xin các vị hãy làm đúng nghề nghiệp và lương tâm của mình. Đừng đưa, đừng bao giờ và vì bất cứ mục đích nào, đưa con trẻ - học trò vào những vụ việc của người lớn, của thầy cô, dù bất kể ai trong họ đúng sai thế nào.
Xin hãy để các cháu học sinh Trường Tiểu học Sài Sơn B, để học trò cả nước được là những “cái búp trên cành” non tơ và trong sáng.
Và quan trọng nhất, để các cháu được thấy 4 chữ sau đây vốn được gắn trên các cổng trường, cửa lớp của các cháu không phải là một khẩu hiệu suông và vô nghĩa, mà là một đạo lý của cha ông, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà các cháu có bổn phận phải gìn giữ và phát huy.
Bốn chữ đó là: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
Công đoàn thương lượng nhiều điều khoản có lợi cho người lao động Công đoàn cơ sở Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài thường xuyên thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ... |
Khẩn trương tìm 2 tài xế chở người vượt biên trái phép mắc Covid-19 Bệnh nhân mắc Covid-19 (BN 2580) đã di chuyển bằng taxi và xe ôm công nghệ sau khi vượt biên về Việt Nam. Hiện cơ ... |
Cúng dường nhằm được nọ được kia là tham Trụ trì chùa Ba Vàng từng có lời giảng gây xôn xao dư luận, đại ý rằng, tích cực cúng dường Tam bảo để giải ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?