Thẩm mỹ là để 'đẹp' chứ không phải 'hối hận' cả đời
Đời sống - 27/07/2019 16:06 Ngân Hà
Làm đẹp là nhu cầu tự nhiên nhưng không phải ai cũng đủ kiến thức. (Ảnh Bệnh viện Worldwide) |
Theo dõi báo mạng, tôi thường xuyên và ngày càng gặp nhiều hơn những thông tin về việc các bạn gái hoặc phụ nữ có gia đình (một vài trường hợp là nam giới) đi làm đẹp, chăm sóc da gặp phải biến chứng dẫn đến hỏng, biến dạng mặt hay cơ thể.
Có người bị méo cằm, lệch má, hoại tử mũi vì tiêm chất làm đầy phải điều trị tích cực để cứu vãn như trường hợp chị N.T.L ở Hà Nội năm 2018, hay trường hợp chị M.T.C.D ở thành phố Hồ Chí Minh cũng trong năm này, thực hiện việc tiêm chất làm đầy tại một spa ở quận 6 dẫn đến bị mù… Những vụ việc nghe thật xót xa bởi hậu quả tàn nhẫn của nó đối với nạn nhân.
Tại Hội nghị da liễu thẩm mỹ toàn quốc lần thứ 3 được tổ chức tại Quy Nhơn, Bình Định từ ngày 19 -20/7 năm nay, chia sẻ với báo chí bên lề Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, tuy không có số liệu thống kê cụ thể nhưng hằng năm, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến điều trị tổn thương do tác dụng phụ của việc tiêm chất làm đầy và chăm sóc da chuyên sâu (nâng cơ, trẻ hóa da, chăm sóc da bị lão hóa, sạm, nám, tàn nhang, rạn da, giảm mỡ vùng đùi, bụng, tay, vai, thon gọn vùng mặt, bụng...), phần nhiều là từ các cơ sở không đảm bảo.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, làm đẹp thông minh không phải ai cũng đủ kiến thức. Cũng như vậy, tổ chức dịch vụ làm đẹp thì các cơ sở làm đẹp đều mong muốn tham gia nhưng kinh doanh đúng quy định, có tâm, muốn giữ uy tín thì không phải ai cũng nỗ lực vì mục tiêu ấy.
Làm đẹp không đúng cách sẽ để lại những biến chứng khôn lường. (Ảnh guu.vn) |
Theo quy định hiện hành, các cơ sở làm đẹp có sử dụng dịch vụ xâm lấn như như tiêm, truyền, dịch vụ gây chảy máu, phẫu thuật, tiểu phẫu... phải được ngành y tế cấp phép, có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề mới được làm dịch vụ, còn thẩm mỹ viện chăm sóc da thông thường thì hoạt động như các cơ sở kinh doanh khác.
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra hiện nay là dù không được cấp phép, nhiều cơ sở chăm sóc tóc, da cũng thực hiện các phương pháp làm đẹp có xâm lấn, gây chảy máu. Và nhiều trường hợp làm đẹp trong số đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng nhưng không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ nên không đủ sức răn đe.
Các mức phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã được quy định tại Nghị định 176/2013/NĐCP. Song, do mức quy định còn quá nhẹ nên việc vi phạm của các cơ sở làm đẹp không có xu hướng giảm.
Câu hỏi đặt ra là, các cơ quan quản lý có biết thực trạng này không và giải pháp nào sẽ được triển khai để làm lành mạnh thị trường dịch vụ đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi con người trong xã hội hiện đại? Mong rằng, mỗi cá nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình cần tích cực hơn. Đừng để mất nhiều bò mới lo làm chuồng!
Hành trình đẹp của gạo Ngỗng Hành trình của những hạt gạo được nuôi trồng từ đồng rươi đậm vị, giàu khoáng chất, an toàn đến với người tiêu dùng như ... |
Phẫu thuật thẩm mỹ - Làm thế nào để đẹp mà an toàn? Kinh tế phát triển, ăn mặc không còn là nỗi lo thường trực thì nhu cầu làm đẹp lên ngôi song vấn đề này hiện ... |
Mua nhà từ lúc còn đẹp trai đến giờ bị tai biến mà vẫn chưa có sổ đỏ Hàng trăm khách hàng ở Cần Thơ đã trả đủ tiền mua đất nhưng chưa nhận được sổ đỏ do chủ đầu tư mang đi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?