Tăng lương tối thiểu là phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường
Chính sách mới - 26/04/2022 17:19 D.M
Tạo cơ hội để người khuyết tật được làm việc và cống hiến “Tăng lương tối thiểu chính là giúp doanh nghiệp có thêm động lực để phát triển” Tăng lương tối thiểu vùng: Cần nhìn nhận sòng phẳng |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: THC |
Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh”. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia; đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn ngành Trung ương…
Phát biểu khai mạc, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hội thảo diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế. Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” phương án tăng mức lương tối thiểu vùng 6% sau gần 2 năm “lỗi hẹn” với người lao động.
“Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động đều đang gặp khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. Tăng lương là tăng chi phí cho doanh nghiệp nhưng đây cũng chính là khoản đầu tư sinh lời bởi nó giúp người lao động có thêm hứng thú, động lực để làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt. Từ đó giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, bền vững hơn” - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn hội thảo sẽ tìm ra câu trả lời về tăng lương có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề ổn định thị trường lao động và phát triển kinh tế hiện nay. Hội thảo còn là căn cứ để Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách đối với người lao động những năm tiếp theo.
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THC |
Minh chứng về sự cần thiết về tăng lương tối thiểu, TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, tiền lương của người lao động có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với sự ổn định của thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Trong đó, tiền lương của người lao động phải là yếu tố đi trước. Tuy nhiên hiện nay, công nhân lao động có việc làm, cuộc sống bấp bênh từ hậu quả lương thấp.
Số liệu thống kê của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, công nhân lao động trong doanh nghiệp chiếm khoảng 15% dân số nhưng đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc kéo dài chưa được giải quyết thỏa đáng.
Đặc biệt, qua hơn 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, những vấn đề hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn: Người lao động có tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội chưa bảo đảm.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: THC |
Khảo sát năm 2020 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 66% công nhân lao động phải thuê nhà trọ để ở. Trong đó, gần 4% phải ở nhà trọ thiếu tiện nghi sinh hoạt; 23% công nhân lao động phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan không đảm bảo vệ sinh. Sự hài lòng đối với cuộc sống của công nhân lao động nhìn chung đã được cải thiện nhưng còn ở mức trung bình (6,3/10 điểm),...
Dịch Covid-19 khiến phần lớn công nhân lao động rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy: 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ khoảng 1 - 2 lần/tuần); 34% cho biết thỉnh thoảng có thịt, cá trong bữa ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và không dám đi khám bệnh vì không có tiền.
Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết hằng tháng phải vay tiền. 35,6% người lao động thỉnh thoảng (từ 3 đến 4 tháng/lần) phải đi vay. Hơn 21% số người được khảo sát cho biết họ từng rút Bảo hiểm xã hội một lần.
Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của công nhân lao động năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 3/2022 cho thấy: Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân lao động chỉ ở mức 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay khi họ không làm thêm giờ.
Có một nghịch lý khá phổ biến là công nhân lao động phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. Công nhân lao động ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 đến 70 giờ/tháng như ngành Dệt may, Điện tử, Chế biến thuỷ hải sản, Sản xuất gỗ... Có lẽ vì làm việc vất vả nhưng lương thấp nên có tới 72% không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình.
TS. Đỗ Quỳnh Chi - Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, nỗi khổ của người lao động hiện nay không ai phủ nhận được. Đại dịch Covid-19 làm người lao động kiệt quệ về vật chất, sức khỏe, tinh thần. Khảo sát của Trung tâm tiến hành vào tháng 9/2021 cho thấy, số vụ bạo lực gia đình trong nữ công nhân ngành Dệt may gia tăng gần gấp đôi so với trước đại dịch. Điều đó cho thấy người lao động kiệt sức và họ lựa chọn trở về quê hương.
Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, ngành hàng. Khuyến nghị đưa ra là doanh nghiệp có thu hút lao động quay trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp đối xử trong dịch bệnh và sẽ đối xử thế nào với người lao động sau đại dịch. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp FDI tự đặt ra vấn đề lương đủ sống để giữ chân lao động. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tăng lương cho người lao động.
“Hiện nay, các đơn hàng đang tăng và các doanh nghiệp đã phục hồi. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy nhu cầu tăng lương của người lao động là rất chính đáng. Khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp rất thiện chí, đồng ý tăng lương từ ngày 1/7/2022. Thêm vào đó, tăng lương cũng là chính sách thu hút lao động, thúc đẩy chuyển đổi số và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Do vậy, chúng tôi đề nghị các Hiệp hội rút đơn kiến nghị hoãn tăng lương cho người lao động” - TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn chia sẻ.
Gương mẫu Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
Giá tăng vô lý, Honda Vision vẫn cháy hàng Sau những ngày "chênh" giá cả chục triệu khiến dân tình bức xúc, Honda Vision vẫn "cháy" hàng tại các đại lý phân phối tại ... |
Tặng hơn 1.000 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Ninh trao 1.003 suất quà cho đoàn viên, công nhân, viên ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y