Sao không để tư nhân làm?
Kinh tế - Chính sách - 06/01/2023 12:19 Hà Phan HÀ PHAN
Hôm sau tối đến sân xem tuyển Việt Nam đá trên sân Mỹ Đình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: “Tôi sống bên cạnh Công viên Thống Nhất nhiều năm, 400 người dọn dẹp mà vẫn sập sệ, tại sao không đấu thầu cho doanh nghiệp quản lý, chẳng mất gì cả, làm tốt thì cho làm tiếp, không thu hồi. Hôm qua, tôi ngồi Sân vận động Mỹ Đình, tôi nói Giám đốc sân Mỹ Đình Nguyễn Trọng Hổ làm đề án đi, khai thác cả sân vận động lớn không khai thác được, cứ trông chờ vào tiền Nhà nước, một trận bóng đá mất nhiều tiền. Mình phải khai thác hợp tác công tư, đó là vấn đề nghiên cứu”.
![]() |
Mặt cỏ sân Mỹ Đình không đảm bảo chất lượng. Ảnh: baophapluat.vn |
Sao không để tư nhân làm những lĩnh vực mà hợp tác công tư hoặc giao hẳn cho tư nhân là câu hỏi đã ít nhiều có lời giải hàng chục năm nay nhưng đến giờ vẫn níu kéo nửa vời! Hàng chục tuyến đường có thu phí đậu xe ở TP.HCM hoàn toàn có thể khoán cho doanh nghiệp tư làm nhưng rồi vẫn ôm lấy để thu không đủ trả lương và công khố mất thêm cả chục tỷ/năm. Còn cái công viên Thống Nhất cạnh nhà Thủ tướng, có đến 22 nhân viên bán vé theo 3 ca, tại 7 cổng. Mỗi tháng tốn 110 triệu, mỗi năm 1,3 tỉ tiền lương. Trong khi đó số thu cả năm chỉ 700 triệu và giờ là, thôi thì mở cổng miễn phí!
Mỹ Đình hoành tráng đồ sộ là vậy, cả trăm triệu đô đổ vào đấy để có “bộ mặt thể thao nước nhà” nhưng cả tháng qua đã biến thành mục tiêu “dè bỉu” cho dân mê bóng đá cả khu vực Đông Nam Á! Hỏi sao không thay cỏ, giám đốc sân thản nhiên bảo rằng tiền trả nhân công còn không có lấy đâu thay! Gần 20 năm qua, cứ mãi trông chờ vào bầu sữa ngân sách, mong ngóng trên rót xuống để rồi giờ nợ đầm đìa, có khi còn bị thông báo cưỡng chế thuế! Còn sân ngày càng tệ như “bãi chăn bò ngàn tỷ” và gần đây mới tính đến chuyện hợp tác công tư khai thác kiếm tiền!
Không riêng gì sân Mỹ Đình, công viên Thống Nhất hay đậu xe thu phí ở TP.HCM, rất nhiều dịch vụ, công trình lẫn dự án doanh nghiệp tư nhân đã và đang làm tỏ rõ hiệu quả hơn vào tay doanh nghiệp nhà nước. Của đau con xót và tiền túi họ bỏ ra bao giờ cũng được đầu tư hợp lý, chi tiêu chặt chẽ và đáp ứng nhu cầu khách hàng, dân chúng hơn “cha chung không ai khóc”. Cứ nhìn một công viên hàng chục héc-ta sát sông Sài Gòn của một tập đoàn lớn đầu tư và quản lý so sánh với công viên nhỏ hơn nhiều do công ty nhà nước đang quản cùng quận sẽ tự rút ra kết luận.
Tất nhiên không phải lĩnh vực nào cũng có thể giao cho tư nhân, nơi mà ngoài những trách nhiệm xã hội hay abcd nào đó thì lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Nhất là khi cơ chế mập mờ vẫn còn, quy định chưa rõ hoặc bị đánh tráo khái niệm. Việc xã hội hóa sách giáo khoa mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra khá nhiều sai phạm là ví dụ cho “lợi ích nhóm” núp bóng hợp tác công tư. Điển hình hơn nữa là vụ án nhận hối lộ để cho qua hàng chục ngàn xe không đạt tiêu chuẩn an toàn đang xảy ra ở Cục Đăng kiểm. Khi mà những trung tâm đăng kiểm tư nhân mọc như nấm, thiếu kiểm soát, dung dưỡng tiêu cực để cùng nhau chia chác thì chủ trương xã hội hóa đã bị bóp méo, lợi dụng và gây nguy hiểm cho xã hội.
Nhưng điều gì xảy ra hay việc nào đã đến, dù mang nặng mùi tiền cùng phạm luật quá rõ cũng chỉ nên xem là khiếm khuyết, bài học để điều chỉnh trong quá trình xã hội hóa hay tư nhân hóa những việc Nhà nước không nhất thiết vừa đá bóng vừa thổi còi. Có thể vấp, có thể ngã nhưng nên để tư nhân làm những gì họ làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước!
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Nếu nhập tọa độ “11.38187, 107.04209” vào Google Maps, bạn sẽ được dẫn tới vị trí một khu rừng bạt ngàn xanh rì bao bọc ... |
![]() Dư luận thiếu đường té ngửa khi đại diện Bộ Công an họp báo công bố có giám đốc một trung tâm đăng kiểm xe ... |
![]() Vụ việc cháu Thái Lý Hạo Nam gặp nạn tại công trình cầu Rọc Sen gây bàng hoàng dư luận. Nhưng đó chỉ là một ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 28/03/2023 14:53
Chất lượng sống 15 mét vuông
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu mà người dân có thể đăng ký thường trú hợp pháp. Dự thảo Nghị quyết bao gồm cả việc cho thuê, mượn, ở nhờ. Theo đó, để đăng ký thường trú nội thành, mỗi người dân cần có không gian sống là 15 mét vuông mặt sàn; còn với ngoại thành, con số này là 8 mét vuông.

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo
Nghị quyết 30 của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/3 hứa hẹn có nhiều điểm mới cho việc đấu thầu vật tư y tế, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt. Tuy nhiên, mừng nhưng vẫn lo!

Kinh tế - Chính sách - 11/03/2023 15:03
Một biện pháp tình thế kịp thời và cấp thiết
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị lực lượng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho công tác đăng kiểm, giúp giảm áp lực cho ngành Đăng kiểm vào thời điểm hiện tại.

Kinh tế - Chính sách - 10/03/2023 13:02
Ai mới cần giải cứu?
Sau bất động sản, ngành Ô tô lại đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu! Nhưng đâu mới là nơi cần giải cứu cấp bách nhất để bớt dần những tiếng kêu tương tự?

Kinh tế - Chính sách - 06/03/2023 14:29
Thuốc mới cho ngành Y, chữa chạy tạm thời cho bất động sản
Nghị định mới tháo gỡ khó khăn cho ngành Y và đồng ý nhiều phương thức giãn nợ trái phiếu cho các doanh nghiệp bất động sản từ cấp điều hành cao nhất đang khiến tuần mới có nhiều hi vọng tốt lành hơn. Nhưng chính sách có thông thoáng hơn hay cởi mở thế nào thì con người thực thi cùng phù hợp với thực tế mới có thể giúp mọi thứ tiến triển như mong đợi.

Kinh tế - Chính sách - 23/02/2023 18:21
Đường truyền mong manh và người dùng "chịu trận"
Hôm qua, tuyến cáp quang biển SMW-3 xảy ra lỗi ở đoạn S2.7 đi Singapore. Hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động. Trong lúc đó, cáp đất liền và internet vệ tinh không thể thay thế “mạch máu” 99% lưu lượng truyền thông tin xuyên lục địa này.
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân

Công lý cần được thực thi một cách trọn vẹn
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08