Thứ ba 07/05/2024 08:44

Sách giáo khoa và nỗi lo của người lao động

Đời sống - NGỌC TIẾN

Việc giá sách giáo khoa (SGK) tăng cao đã gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Trong cơn “bão giá” hiện nay, điều đó chất thêm một mối âu lo nặng trĩu lên người lao động.
Sách giáo khoa và nỗi lo của người lao động
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quốc hội ngày 2/6/2022. Nguồn: Báo Chính phủ.

Giá sách tăng nhưng chất lượng có tăng?

Được hỏi về vấn đề này, chị Đỗ Thị Thúy (35 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ, chị có con chuẩn bị học lớp 3, việc giá SGK tăng một cách đột biến so với giá sách hiện nay khiến chị bị sốc. “Giá sách tăng nhưng liệu chất lượng có tăng tương xứng?”, chị Thúy hỏi lại và cho biết thêm: Bản thân chị vẫn luôn băn khoăn tại sao con chị dù đã học ở trường, ở lớp mà vẫn phải học thêm. Phải chăng kiến thức nền tảng ở trường, lớp, ở SGK không giúp con trẻ có kiến thức vững vàng?

Bộ SGK mới lớp 3 theo công bố của Nhà Xuất bản Giáo Dục ngày 17/4/2022 có giá bìa 177.000 đến 183.000 đồng/bộ, gồm 12 đầu sách (chưa bao gồm sách tiếng Anh). Bộ sách lớp 7 có giá bìa 208.000 đồng/bộ, gồm 13 đầu sách (chưa bao gồm sách tiếng Anh). Bộ lớp 10 có giá bìa 246.000 đến 301.000 đồng/bộ, gồm 7 môn bắt buộc, 5 môn học lựa chọn và 3 chuyên đề tự chọn. Riêng bộ lớp 10 thì giá thành trên mới tính giá sách của 5/7 môn học bắt buộc (sách môn ngoại ngữ chưa có giá và sách).

So với bộ SGK cũ thì bộ SGK mới đắt gấp đôi. Giải thích về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK phổ thông thì việc làm sách thực hiện theo hướng xã hội hóa. Ở góc độ chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn bộ SGK mới có thể dùng lại nhiều lần. Cũng theo Bộ trưởng, bộ SGK mới lần này đã qua quy trình thẩm định, đánh giá kỹ càng, dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc bộ SGK mới có giá thành cao hơn so với bộ sách hiện hành là do khổ lớn hơn, giấy chất lượng hơn và trình bày đẹp hơn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết thêm, Bộ đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ và Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá và có trợ giá. Cho tới hiện tại, Bộ vẫn kiên trì với kiến nghị này.

Sách giáo khoa và nỗi lo của người lao động
Bộ SGK mới. Ảnh: NGỌC TIẾN

Thêm gánh nặng cho người nghèo

Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng ngày 2/6/2022, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, cử tri rất quan tâm tới vấn đề giá bán SGK tăng cao trong lúc cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Việc tăng giá sách vào thời điểm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các gia đình có con em tới trường, nhất là những gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa. Họ luôn là những người dễ bị tổn thương nhất bởi thu nhập của họ không tăng, trong khi vật giá đều tăng.

Anh Phạm Ngọc Quang (45 tuổi, trú tại Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Để đảm bảo cho con đi học, tôi phải làm thêm giờ. Cuộc sống của công nhân vốn đã rất khó khăn. Giờ giá SGK tăng, chúng tôi không biết phải làm gì, kêu ai? Chẳng nhẽ lại để con mình tới lớp mà không có sách?”.

Vẫn theo anh Quang, anh cũng như mọi bậc làm cha làm mẹ khác không tiếc bất cứ thứ gì trong điều kiện có thể để cho con đi học. Song, anh quan tâm tới chất lượng nội dung chứa trong những cuốn SGK hơn là hình thức của sách mới ra sao. Vì thế, việc giải thích giá sách tăng cao do khổ lớn hơn, đẹp hơn, giấy tốt hơn với anh là không thỏa đáng.

“Giá SGK tăng là một tin buồn đối với những người lao động có thu nhập thấp như tôi. Chúng tôi vốn đã phải quay cuồng trong cơn “bão giá” hoành hành, chắt chiu từng đồng để trang trải cuộc sống. Nay SGK lại tăng giá khiến người lao động chúng tôi “méo mặt”, anh Quang nói.

Sách giáo khoa và nỗi lo của người lao động
Máy đọc sách. Nguồn: Study.
Kỳ họp Quốc hội với nhiều quyết sách đảm bảo quyền lợi, vị thế của người lao động Kỳ họp Quốc hội với nhiều quyết sách đảm bảo quyền lợi, vị thế của người lao động

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, khai mạc vào ngày 23/5 (dự kiến bế mạc vào ngày 16/6) bàn nhiều ...

Chính sách mới liên quan tới người lao động và doanh nghiệp Chính sách mới liên quan tới người lao động và doanh nghiệp

Từ ngày 1/7/2022, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 sẽ ...

Bán sách giáo khoa lãi lớn - phụ huynh khổ nhiều Bán sách giáo khoa lãi lớn - phụ huynh khổ nhiều

Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục lãi khủng, lãi ngay trong lúc kinh tế khó khăn, phụ huynh “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu đủ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương" Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung chính: Nữ công nhân mất ngay 1 tháng lương vì ham làm "nhiệm vụ kim cương"; Lao động Việt ít hài lòng về công việc, tỷ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á; Thất nghiệp, công nhân thuê phòng trọ mở nhà trẻ, 6 bé chung 1 cái quạt...

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết Tôi công nhân

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần năm 2024: Người lao động cần biết

Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hằng tuần ít nhất là 1 ngày. Trong trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì sẽ bố trí nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024 Infographic

10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 6/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi đông nhất tính đến 10 giờ,
Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm

Bản tin công nhân ngày 5/5 gồm những nội dung: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm; Rút BHXH một lần: Phương án 1 chiếm ưu thế?; Bảo hiểm thất nghiệp quá lợi, người lao động thích… thất nghiệp; Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai...

Tháng Công nhân Bình Dương 2024 Video

Tháng Công nhân Bình Dương 2024

Đọc thêm

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.